Long An đứng thứ 6/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nhàđầutư
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của Long An đạt 5,11%, giảm 0,95%  so với cùng kỳ năm 2021 (6,06%). Với kết quả này, Long An đứng 6/13 các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 5/8 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
VŨ PHẠM
23, Tháng 06, 2022 | 10:45

Nhàđầutư
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của Long An đạt 5,11%, giảm 0,95%  so với cùng kỳ năm 2021 (6,06%). Với kết quả này, Long An đứng 6/13 các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 5/8 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của UBND tỉnh Long An cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt 5,11% (cùng kỳ năm 2021 đạt 6,06%). Trong đó, khu vực I (nông, lâm, thủy sản) tăng 1,01%; khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng 5,5%; khu vực III (thương mại, dịch vụ) tăng 6,93%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,11%.

Đây là mức tăng trưởng tương đối khá, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn, bất ổn về chính trị, chiến tranh giữa Nga và Ukraine, giá xăng tăng cao, nguy cơ lạm phát…

Với mức tăng trưởng này, Long An đứng 6/13 các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 5/8 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều này cũng cho thấy, Long An đang trên đà phục hồi nền kinh tế sau khoảng thời gian dài bị tác động nặng nề từ dịch COVID-19.

tinh-long-an

TP. Tân An, tỉnh Long An. Ảnh: Thanh Nga/Báo Long An

Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,09% GRDP; công nghiệp và xây dựng chiếm 50,70%; dịch vụ chiếm 27,34%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,87% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2021 là 17,48%; 49,25%; 27,42%; 5,85%).

Cụ thể, đối với khu vực I, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, thời tiết biến đổi bất thường… làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Giá cả vật tư đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá xăng dầu tăng cao, công lao động khan hiếm làm cho chi phí sản xuất tăng nên lợi nhuận thu được của người dân thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021… Sản xuất chung của cả khu vực chỉ tăng 1,01% (cùng kỳ tăng 2,69%).

Đối với khu vực II, hoạt động sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng trên địa bàn Long An từng bước trở lại ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực. Thể hiện rõ nhất là chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ có mức tăng tích cực qua từng tháng 4, tính chung 6 tháng đầu năm IIP tăng 5,10%.

Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội thực hiện 6 tháng đầu tăng 5,75% so cùng kỳ năm trước với nhiều công trình, dự án, hạng mục đầu tư được thực hiện như: Nâng cấp mở rộng ĐT830 giai đoạn 2 (đoạn từ QL1 - QL50); đường Tân Tập - Long Hậu - QL50 - Cảng Long An; Dự án đường Vành đai TP. Tân An, đoạn QL62 - đường Nguyễn Văn quá và đoạn QL1 - ĐT827B (đường Nguyễn Thông)... Ngành xây dựng trên đà phục hồi mạnh, đạt được mức tăng 6 tháng lên đến 9,25%.

Tuy nhiên, UBND tỉnh Long An cho biết, thị trường lao động phục hồi chậm sau đại dịch. Tính đến cuối tháng 5, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 0,68% so với cùng kỳ năm 2021.

Tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động và chính sách zero COVID của Trung Quốc khiến gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu kéo dài đã đẩy giá cả, chi phí nguyên vật liệu sản xuất tăng cao ảnh hướng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại Long An, đặc biệt làm chậm khả năng phục hồi của doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng sau đại dịch. Do đó, tốc độ tăng trưởng khu vực II tăng 5,5%.

Còn đối với khu vực III, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cho thấy đà phục hồi rất tích cực, tăng trưởng của cả khu vực đạt 6,93% (cùng kỳ tăng 6,88%).  Trong đó, ngành thương mại tăng 7,65% so cùng kỳ năm trước; ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 12,08%, đạt được mức tăng trưởng trên là do dư nợ tín dụng tăng mạnh, ước đến cuối tháng 6 tăng 19,38% so với cùng kỳ.

Kinh doanh bất động sản tiếp tục là "điểm sáng" của cả khu vực khi đạt mức tăng trưởng 15,16%. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải kho bãi, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ khác là 4 ngành phục hồi chậm hơn với mức giảm lần lượt là -5,90%; -4,77%; -3,28%; và -4,47%.

Các ngành dịch vụ khác cơ bản đã phục hồi và duy trì được mức tăng trưởng ổn định so cùng kỳ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ