Kỳ vọng gì vào cuộc họp của Fed ngày 15-16/9?

Nhà đầu tư theo dõi sự kiện này để xác định triển vọng kinh tế Mỹ, trong bối cảnh biến động trên Phố Wall trong tuần trước gia tăng.
NHƯ TÂM
16, Tháng 09, 2020 | 06:25

Nhà đầu tư theo dõi sự kiện này để xác định triển vọng kinh tế Mỹ, trong bối cảnh biến động trên Phố Wall trong tuần trước gia tăng.

d0ca2e5f6fe545878b99398b19f943-4426-2387-1600180903

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu về cách tiếp cận chính sách mới ngày 27/8. Ảnh: Bloomberg.

8 năm trước, khi Mỹ vẫn chật vật sau đợt suy thoái sâu, Fed coi tỷ lệ thất nghiệp 6,5% là chuẩn để xác định kinh tế đang trên đà phục hồi về bình thường. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ năm nay có lúc tăng lên gấp đôi do kinh tế chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sau đợt tăng trưởng dài kỷ lục.

Tại cuộc họp ngày 15 – 16/9, Fed sẽ thảo luận về cách tiếp cận mới đối với lạm phát và việc làm, với cam kết đảm bảo đạt “mục tiêu bao hàm và bao quát” của tối đa hóa việc làm thông báo hồi cuối tháng 8. Điều chưa rõ là Fed định làm gì để có thể giúp gần 30 triệu người Mỹ đang phải nhận trợ cấp thất nghiệp, dưới hình thức nào đó, trở lại làm việc và vào khi nào.

Những vấn đề này sẽ có ảnh hưởng đến nhà đầu tư Phố Wall, doanh nghiệp lớn và nhỏ, hàng loạt người thất nghiệp ở Mỹ và thậm chí là cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Cuộc họp tuần này không mang lại câu trả lời cho mọi vấn đề nhưng sẽ có những tín hiệu nhất định từ thông báo Fed công bố sau đó và từ cuộc họp báo của chủ tịch Fed Jerome Powell. Fed có thể tăng mua trái phiếu, cam kết duy trì nới lỏng tín dụng trong vài năm tiếp theo hoặc thậm chí có cách tiếp cận mạnh tay hơn nếu đại dịch Covid-19 diễn biến xấu, các điều kiện kinh tế suy yếu.

Bất chấp những cam kết tạo thêm việc làm, chương trình cho vay và chính sách lãi suất thấp được triển khai để ứng phó đại dịch Covid-19 từ mùa xuân, “chúng ta đang bước vào một giai đoạn phục hồi dài, khó – một số người cảm thấy tuyệt vời vì nắm giữ nhiều cổ phiếu còn số khác mất việc làm”, Andrew Levin, giáo sư kinh tế Cao đẳng Dartmouth, cựu cố vấn Fed, nhận định.

Thúc đẩy việc làm trước, lo lạm phát sau

Sự thay đổi chính sách của Fed đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước, khi chủ tịch Powell hồi cuối năm 2018 đề cập cách ngân hàng trung ương Mỹ tiếp cận và đạt mục tiêu kép tối đa hóa việc làm, ổn định giá cả như thế nào.

Giới chức Fed trước đó khá bối rối trước diễn biến nền kinh tế. Khi người dân Mỹ tìm việc làm, một giả thiết tại ngân hàng trung ương Mỹ cho rằng lương và giá sẽ tăng, thúc đẩy lạm phát. Nhưng ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp chạm đáy 50 năm, tăng trưởng lương không xảy ra và áp lực giá không đủ để đẩy lạm phát lên mục tiêu 2%.

Tại sự kiện thường niên Jackson Hole tháng 8, chủ tịch Powell cho biết Fed quyết định thay đổi cách tiếp cận, tìm cách đạt mục tiêu lạm phát trung bình 2% theo thời gian, chấp nhận có giai đoạn lạm phát thấp hơn và cao hơn mức này. Chiến lược trên đã được 17 nhà lập chính sách của Fed chấp thuận. Ông mô tả đây là sự “cập nhật mạnh mẽ”.

Cập nhật dự báo

Fed cập nhật dự báo cho kinh tế Mỹ và lãi suất tại cuộc họp ngày 15-16/9. Các nhà lập chính sách Fed thông qua biểu đồ “dot plot” – gồm các dấu chấm thể hiện kỳ vọng của thành viên Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) về lãi suất tại một thời điểm nào đó – sẽ phát tín hiệu về lãi suất cho đến năm 2022.

Hầu hết giới quan sát đều cho rằng Fed sẽ giữ lãi suất cận 0 trong một thời gian nữa.

“Lãi suất sẽ thấp trong thời gian lâu nhất có thể”, Greg McBride, giám đốc phân tích tài chính Bankrate, nhận định. “Fed từng giữ lãi suất cận 0 suốt 7 năm trong đợt suy thoái trước đó và rất có thể lặp lại kịch bản này”.

Dự báo gần nhất của Fed về thất nghiệp, tăng trưởng và lạm phát được đưa ra hồi tháng 6 và một ước tính có vẻ đã quá bi quan. FOMC ước tính tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm 2020 là 9,3% nhưng tỷ lệ này chỉ là 8,4% trong tháng 8.

Đà phục hồi kinh tế Mỹ

FOMC cho rằng đà phục hồi của kinh tế Mỹ phụ thuộc vào Covid-19. Lo ngại một đợt bùng phát dịch thứ hai gia tăng bởi mùa đông đang đến gần, khiến nhiều người chọn ở nhà hơn. Cúm mùa, đi lại và chi tiêu mùa nghỉ lễ cũng góp phần quyết định thành bại đà phục hồi kinh tế quý IV.

Kinh tế Mỹ đã phục hồi được 47% trong số 22,2 triệu việc làm bị xóa sổ vì đại dịch Covid-19 nhưng tình trạng thất nghiệp vĩnh viễn đang gia tăng. Doanh nghiệp làm ăn kém nguy cơ kéo dài sự suy giảm tiêu dùng. Những ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên từ Covid-19 như khách sạn và du lịch khó phục hồi sớm.

“Chúng tôi nghĩ mọi thứ sẽ khó khăn hơn từ lúc này bởi những lĩnh vực đó vẫn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch”, ông Powell lưu ý trong cuộc phỏng vấn với NPR hồi đầu tháng.

Chờ thời điểm thích hợp

Có tin tốt và tin xấu. Fed sẽ kiên nhẫn trước khi nâng lãi suất, chờ kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, tin xấu là Fed không còn nhiều công cụ có thể sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế nều cần.

Fed có thể tăng mua trái phiếu, mở rộng các chương trình cho vay đặc biệt và hoạt động repo. Tuy nhiên, quyền lực để triển khai thêm các gói trợ cấp có mục tiêu cụ thể hơn lại nằm trong tay quốc hội. Điều này nghĩa là trong cuộc họp báo khi họp xong, chủ tịch Powell cần nhắc lại lời kêu gọi Fed và quốc hội hành động hơn nữa – được giới quan sát coi là ám chỉ hai cơ quan cần cùng chia gánh nặng.

“Họ đã hạ lãi suất thấp nhất có thể, cho vay những bên có thể nhưng như vậy là chưa đủ để hỗ trợ người tiêu dùng”, McBride nói. “Fed gần như đã làm hết sức và đó lý do họ thường nhắc đến quốc hội, kêu gọi hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp – việc nằm ngoài giới hạn của Fed”.

Các nghị sĩ quốc hội Mỹ cũng không ngồi im nhưng hành động lại không nhanh và kiên quyết như Fed. Một dự luật hỗ trợ được ký thông qua vào cuối tháng 3, hỗ trợ trực tiếp 1.200 USD cho người trưởng thành có thu nhập thấp và trung bình, tăng trợ cấp thất nghiệp hàng tuần thêm 600 USD. Chương trình này kết thúc cuối tháng 7 và lưỡng đảng đang bất đồng trong các ưu tiên của gói hỗ trợ tiếp theo.

Giới phân tích nhận định khó có thêm gói hỗ trợ được triển khai trước bầu cử tổng thống Mỹ.

“Fed không có cách nào khác để kích thích kinh tế, ngoài việc hạ lãi suất và là bên cho vay cuối cùng”, Kim Rupert, giám đốc phân tích thu nhập cố định toàn cầu tại Action Economics, nói. 

(Theo Người đồng hành)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ