KTNN: Nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính

Nhàđầutư
Kiểm toán Nhà nước cho biết việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp còn hạn chế, thậm chí nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
NHẬT HUỲNH
24, Tháng 05, 2023 | 06:45

Nhàđầutư
Kiểm toán Nhà nước cho biết việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp còn hạn chế, thậm chí nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.

Giao-dich-ngan-hang- tien-5

KTNN lưu ý nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Ảnh Trọng Hiếu

Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2022, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết KTNN đã kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn, tổng công ty và công ty.

Kết quả kiểm toán cho thấy 19/20 đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao.

Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Như tại Vinafood1, doanh nghiệp này có 7 công ty con và 2 khoản đầu tư khác không chia cổ tức trong năm 2021 do lợi nhuận thấp và 8 công ty con chia cổ tức với tỷ lệ 0,69%/tổng giá trị đầu tư. Hay với Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) có 3 công ty con và 3 công ty liên doanh, liên kết chưa chia cổ tức do lợi nhuận không đủ để chia cổ tức hoặc còn lỗ lũy kế.

Nhiều doanh nghiệp lỗ nặng

Bên cạnh đó, theo KTNN, một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ hoặc có khả năng mất vốn. 

Điển hình như Sonadezi có 4/22 công ty lỗ lũy kế đến 31/12/2021 là 111,61 tỷ đồng; Công ty CP Cấp nước Đồng Nai có 1 khoản đầu tư lỗ lũy kế 51,40 tỷ đồng; Vinataba có 2 khoản đầu tư lỗ lũy kế 158,67 tỷ đồng; Công ty CP Đại lý Hàng hải Việt Nam có 1 công ty lỗ lũy kế 22,13 tỷ đồng; Công ty CP Cảng Sài Gòn có 2 công ty lỗ lũy kế 5.494,16 tỷ đồng trong đó 1 công ty âm vốn chủ sở hữu 2.222,43 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty mẹ - Vicem có 3/14 công ty và khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 1.038,16 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPT ghi nhận 8/35 công ty và khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 870,5 tỷ đồng, 5/35 công ty/khoản đầu tư không có thông tin do đang trong quá trình giải thể (Công ty CP Xây lắp Bưu điện Hải Phòng) hoặc đóng quỹ (Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2) hoặc chưa gửi BCTC về Công ty mẹ (Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, Công ty ATH - Malaysia, Công ty ACASIA - Malaysia),…

Đặc biệt, KTNN lưu ý nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Đó là Vicem Tam Điệp, Vicem Hạ Long, Vicem Sông Thao; Công ty CP Lương thực Hà Bắc, Công ty CP Lương thực Nam Định, Công ty CP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh, Công ty CP Lương thực Bình Trị Thiên, Công ty CP Lương thực Lương Yên, Công ty Liên doanh sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo.

KTNN cũng chỉ rõ tình trạng sở hữu chéo trong cùng tập đoàn, tổng công ty chưa được khắc phục. Như tại Vinataba, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long và Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn cùng đầu tư vào Công ty CP Hòa Việt, Công ty CP Cát Lợi; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Bắc Sơn và Viện Thuốc lá cùng đầu tư vào Công ty CP Ngân Sơn. Đối với TKV, TCT Điện lực TKV và TCT Công nghiệp mỏ Việt Bắc cùng đầu tư vào Công ty CP Than điện Nông Sơn; TCT Công nghiệp mỏ Việt Bắc, TCT Công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin và TCT Khoáng sản TKV - CTCP cùng đầu tư vào Công ty CP Xi măng Tân Quang.

Báo cáo của KTNN cũng cho biết một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, quản lý dòng tiền chưa hiệu quả, quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn, nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm chưa được thu hồi, bán hàng, đặt cọc cho nhà cung cấp không có bảo lãnh, tài sản đảm bảo hoặc vượt giá trị tài sản thế chấp, bảo lãnh hoặc ký hợp đồng với khách hàng chưa chặt chẽ; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, xóa nợ không đúng quy định.

Bên cạnh đó, một số đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, hoạt động cho vay chưa phù hợp quy định; chưa được góp đủ vốn điều lệ; hoặc có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Ngoài ra, một số tập đoàn, tổng công ty, công ty chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt, bao gồm Công ty mẹ - Sonadezi chưa thoái vốn tại 3/9 công ty; Vinafood1 chưa hoàn thành giảm tỷ lệ vốn Nhà nước tại 6 công ty con và chuyển nhượng 100% vốn nhà nước tại 11 công ty con và công ty liên kết và Vinafor chưa hoàn thành thoái vốn theo tiến độ, phương án được phê duyệt tại 10/13 đơn vị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ