Nâng tầm pháp lý xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng- vấn đề cấp bách

PGS.TS. NGUYỄN ĐẮC HƯNG
11:08 23/05/2023

Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của TCTD đến ngày 15/8/2022 hết hiệu lực và được gia hạn chỉ đến ngày 31/12/2023. Hoàn thiện môi trường pháp lý và luật hóa về xử lý nợ xấu đang được coi là vấn đề cấp bách.

Giao-dich-ngan-hang- tien-16

Cần sớm hoàn thiện môi trường pháp lý cho xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42) sau hơn 5 năm đi vào cuộc sống đã tháo gỡ nhiều vướng mắc trong xử lý nợ xấu của các TCTD; đó là khẳng định quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) của TCTD và Công ty mua bán tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); cho phép mua bán nợ xấu và TSBĐ theo giá thị trường; cho phép Tòa án áp dụng thủ tục để giải quyết tranh chấp liên quan đến TSĐB; mở rộng đối tượng mua bán nợ xấu đối với VAMC; qui định về phương thức xử lý nợ xấu trong trường hợp TSBĐ là quyền sử dụng đất, bất động sản, bị kê biên; qui định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB; qui định nghĩa vụ thuế, phí khi chuyển nhượng TSBĐ; và phương thức phân bổ lãi dự thu, khoản chênh lệch khi bán nợ xấu của TCTD và VAMC…v.v.

Có thể nói, sự xuất hiện của Nghị quyết 42 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao…, hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam đã có bước tiến quan trọng so với trước. Nhìn tổng thế, các văn bản đó đã tương đối hoàn thiện về mặt thể chế, tiệm cận thông lệ quốc tế về xử lý nợ xấu của các định thế tài chính, tiến gần hơn với các quy định chung thường thấy tại các quốc gia có hệ thống pháp lý phát triển trên thế giới.

Quan trọng hơn, một số kết quả cụ thể quan trong về quản lý, xử lý nợ xấu TCTD đã đạt được. Trong đó, cách thức quản lý, theo dõi, đánh giá nợ xấu của các TCTD có bước tiến rõ nét làm động lực thúc đẩy xử lý nợ xấu theo hướng chủ động và thực chất hơn. Xử lý nợ xấu bằng hình thức khách hàng tự nguyện trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ TCTD, hạn chế tình trạng chủ tài sản cố ý chây ỳ, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý. Các biện pháp, chính sách tại Nghị quyết số 42 đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, các cơ quan hữu quan với TCTD trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần thúc đẩy việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Những vướng mắc lớn

Nghị quyết 42 đưa ra những cách thức, cơ chế giải quyết được kỳ vọng đột phá trong giải quyết nợ xấu nhưng trong thực tế áp dụng gặp nhiều khó khăn.

Theo Nghị quyết 42, quyền thu giữ TSBĐ đi kèm với điều kiện hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ TSBĐ; trong khi đó tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, nhiều hợp đồng thế chấp chưa có điều khoản này. Vì vậy, các TCTD cần đàm phán với bên vay để điều chỉnh hợp đồng. Ngoài ra, ngay cả với những khoản vay đáp ứng được điều kiện này, thì việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của các TCTD vẫn cần đến sự hỗ trợ của cơ quan công an các cấp. Tuy nhiên, đến nay Bộ Công an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về cơ chế, cách thức thực hiện cưỡng chế đối với các trường hợp bên bảo đảm chống đối, không hợp tác. Do đó, việc thu giữ TSBĐ thành công hay không hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay (bên bảo đảm).

Bên cạnh đó, qua rà soát sơ bộ cho thấy, đến nay vẫn chưa có vụ án nào được áp dụng trong thực tế theo hướng dẫn thủ tục rút gọn. Nguyên nhân trước hết là do sau gần một năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, đến ngày 15/5/2018 Tòa án Nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ ngày 1/7/2018) hướng dẫn áp dụng các quy định của Nghị quyết 42. Khi đã có hướng dẫn nêu trên, việc hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu của Tòa án lại khó khăn. Tiêu biểu như việc thực hiện quy định về xác nhận công nợ, tài liệu về nơi cư trú của người bị kiện (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan). Khi xảy ra nợ xấu, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với TCTD để phối hợp xử lý, nên việc xác nhận này rất khó thực hiện. Ngoài ra, tòa án cấp dưới chưa mạnh dạn triển khai thực hiện thủ tục rút gọn vì chưa có "tiền lệ", tâm lý "sợ sai sót" trong quá trình xét xử vẫn hiện hữu.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử của một vụ án dân sự là từ 4-6 tháng, tuy nhiên thực tế thì quá trình giải quyết tại Tòa án thường mất rất nhiều thời gian, chi phí. Nhiều vụ việc Tòa án đã nhận được Đơn khởi kiện hợp lệ nhưng không có thông báo hay phản hồi cho các TCTD. Ngoài ra, việc cơ quan Tòa án, Thi hành án thường không nhận đơn từ thời gian tháng 6 đến tháng 9 do thời điểm 30/9 hàng năm là lúc tổng kết số án tồn của các đơn vị. Thực tế này khiến TCTD phải thêm thời gian chờ đợi khi khởi kiện và thi hành án.

Theo quy định tại Nghị quyết 42, số tiền thu được từ xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý TSBĐ được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho TCTD… trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm…". Tuy nhiên, thực tế triển khai lại không hề đơn giản. Khi chưa nộp đủ các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế khác của người phải thi hành án… thì cơ quan thuế sẽ không chuyển thông báo nộp thuế cho Văn phòng Đăng ký đất đai. Hệ quả là TCTD không thực hiện được thủ tục sang tên cho người mua TSBĐ.

Việc xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản theo Điều 10 Nghị quyết 42 cũng gặp vướng do ngoài việc tuân thủ theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, TCTD và bên nhận chuyển nhượng còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư. Điều này dẫn đến thực trạng là sau khi TCTD đưa tài sản bảo đảm tiền vay của TCTD là dự án bất động sản ra bán đấu giá công khai và xác định được người trúng đấu giá, nhưng lại không thực hiện được thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho người nhận chuyển nhượng, với lý do là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, năng lực theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 42, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu với giá bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; sau đó xử lý, thu hồi nợ và phân chia với TCTD số tiền chênh lệch giữa số tiền thu nợ được và giá mua nợ. Tuy nhiên, thực tế triển khai còn rất khó khăn, trong đó nguyên nhân một phần là do VAMC chưa được cấp đủ vốn; một phần nữa là VAMC chưa mạnh dạn thúc đẩy phương thức mua nợ này do cơ sở pháp lý bảo vệ cán bộ trong xử lý nợ xấu chưa có tiền lệ; trong khi đó theo quy định đây là phương thức mua-bán nợ duy nhất mà VAMC được phép thực hiện, điều này làm cho hoạt động mua-bán nợ còn chậm.

Điều 5 Nghị quyết 42 quy định TCTD được bán các khoản nợ xấu và TSBĐ liên quan một cách công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật và giá bán phù hợp với giá thị trường, cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. Tuy nhiên, việc bán nợ vẫn tương đối hạn chế do các TCTD vẫn chủ yếu chỉ bán nợ cho VAMC và DATC, trong khi đó một thị trường mua bán nợ đúng nghĩa, bao gồm cả mua bán nợ bình thường và hoạt động hiệu quả chưa được hình thành. Bất cập này do nhiều nguyên nhân như: thiếu quy định, hướng dẫn về cơ sở xác định giá trị khoản nợ làm căn cứ để bên mua-bán nợ tham khảo và thực hiện; thiếu lực lượng tham gia thị trường mua bán nợ; thiếu các nhà môi giới mua bán nợ chuyên nghiệp và thiếu thị trường thứ cấp và phái sinh đối với các khoản nợ

Khuyến nghị giải pháp

Nghị quyết 42 thực sự đã mang lại những hiệu quả rõ rệt cho công tác xử lý nợ xấu của các TCTD, góp phần xử lý hiệu quả nợ xấu, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn nói trên chỉ những vấn đề nổi cộm nhất trong quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD nói chung và triển khai Nghị quyết 42 nói riêng đòi hỏi phải tiếp tục nâng tầm và hoàn thiện môi trường pháp lý về xử lý nợ xấu của TCTD. Nếu không ban hành luật về xử lý nợ xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, hiệu quả xử lý nợ xấu của các TCTD, thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, hỗ trợ tài chính cho việc cơ cấu lại TCTD cũng sẽ kéo dài tiến trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém. Luật hóa các quy định của Nghị quyết 42 dưới hình thức ban hành một luật về xử lý nợ xấu. Luật về xử lý nợ xấu sẽ kế thừa các quy định của Nghị quyết 42 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung các nội dung khác để phù hợp với thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu, khắc phục những khó khăn, bất cập khi thực hiện Nghị quyết 42, góp phần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu của TCTD. Các hướng cụ thể xin được đề xuất như sau:

Về tổng thể, Quốc hội cho phép tiếp tục duy trì chính sách xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42, ban hảnh các quy định tháo gỡ toàn bộ các khó khăn, vướng mắc nói trên. Về một số vấn đề cụ thể khác, xin được nêu rõ:

Thứ nhất, cần tiếp tục duy trì chính sách về quyền thu giữ tài sản của TCTD sẽ giúp giảm các vụ việc phải giải quyết tại tòa án, rút ngắn được quá trình xử lý tài sản bảo đảm, qua đó giảm thiểu chi phí cho Nhà nước và TCTD, tối đa hóa giá trị thu nợ từ tài sản bảo đảm, giảm nợ xấu của hệ thống TCTD, tăng quyền tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, tiếp tục phát huy chức năng của VAMC trong việc mua nợ của TCTD, mua các khoản nợ có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Giải quyết khó khăn, vướng mắc cho VAMC khi mua các khoản nợ có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thúc đẩy các cá nhân, tổ chức bên ngoài tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu, qua đó đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Tạo điều kiện hình thành thị trường mua bán nợ, qua đó tăng quyền tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp.

Thứ ba, duy trì chính sách không được kê biên đối với tài sản đang cầm cố, thế chấp tại TCTD khi chưa đến hạn trả nợ được bảo đảm, mặt tiêu cực là làm giảm khả năng thi hành án của bên chủ tài sản cầm cố/thế chấp. Điều đó giúp đảm bảo không làm xáo trộn tới hoạt động cấp vốn, sử dụng vốn giữa TCTD và khách hàng, qua đó không làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức vay vốn tại TCTD.

Thứ tư, tiếp tục duy trì chính sách về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm làm tăng khả năng thu hồi nợ của các TCTD, giảm áp lực tài chính cho TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu, bảo đảm nguyên tắc khi xử lý tài sản bảo đảm phải ưu tiên thanh toán cho bên nhận tài sản bảo đảm.

Thứ năm, tiếp tục duy trì quyền thu giữ tài sản bảo đảm của TCTD. Giải pháp này thúc đẩy chủ tài sản phối hợp với TCTD trong quá trình thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, tránh cho chủ tài sản có tâm lý chây ỳ, trốn tránh trả nợ, tạo điều kiện cho TCTD thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm nói riêng và xử lý nợ xấu nói chung. Ngoài ra, quyền thu giữ tài sản bảo đảm của TCTD đã được các TCTD thực hiện từ hơn 10 năm qua theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (Điều 63), Nghị quyết 42 chỉ quy định nhằm nối tiếp các quyền này của chủ nợ là TCTD. Quy định này cũng là biện pháp phù hợp nhằm tránh tình trạng con nợ không hợp tác trong quá trình xử lý nợ (gồm cả việc thực thi các quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong các hợp đồng tín dụng).

Thứ sáu, tiếp tục mở rộng đối tượng được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của tổ chức sử dụng đất, thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, do đó sẽ không ảnh hưởng tới các chính sách về đất đai. Quy định này cũng nhằm thống nhất quan điểm của các cơ quan quản lý và các cơ quan tư pháp (trong quá trình xét xử) nhằm xử lý thống nhất các vụ việc tranh chấp phát sinh, giảm thiểu chi phí về tài chính và thời gian của các bên trong quá trình tham gia tố tụng.

Thứ bảy, bổ sung quy định về phân bổ dần lãi dự thu, chênh lệch giữa giá trị khoản nợ và giá bán nợ xấu của TCTD trong khoảng thời gian nhất định, quy định này đảm bảo quyền chủ nợ của bên nhận bảo đảm, đảm bảo quyền tự do thỏa thuận giữa các bên, không làm gia tăng nợ xấu của hệ thống TCTD, không làm xáo trộn hoạt động sản xuất, kinh doanh của TCTD và khách hàng...

Thứ tám, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm hình thành thị trường mua bán nợ theo thông lệ quốc tế, thu hút tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực này. Sửa đổi, bổ sung các quy định về đấu giá, về chuyển giao tài sản, đăng ký tài sản, khai thác TSĐB sau đấu giá, các quy định về thủ tục hành chính rút gọn có liên quan. Sửa đổi, bổ sung các quy định về hạch toán, về thuế, phí liên quan đến mau bán nợ, bán TSĐB tiền vay của TCTD.

Thứ chín, quy định cụ thể hơn trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là UBND xã phường trong xử lý TSĐB, xử lý nợ, chuyển giao tài sản.

Hiện nay và trong nhiều năm tới, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư; trong đó chủ yếu dựa vào tín dụng từ khu vực ngân hàng. Do đó, việc hoàn thiện, nâng tầm quy định pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang còn diễn biến phức tạp, sẽ khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, góp phần đảm bảo độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Việc xử lý nợ xấu nói chung, xử lý tài sản bảo đảm nói riêng, không chỉ đơn thuần giúp các TCTD thu hồi nợ mà còn bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính quốc gia. Do đó, việc tiếp tục duy trì các chính sách từ Nghị quyết 42, nâng tầm nên thành luật với mức độ rộng lớn hơn và yêu cầu pháp lý cao hơn, đồng bộ hơn sẽ tạo tâm lý tin tưởng của nhân dân vào hệ thống ngân hàng.

  • Cùng chuyên mục
Quý 1/2025, Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định

Quý 1/2025, Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định

Kết thúc quý 1/2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững.

Tài chính - 02/04/2025 17:07

HoSE: Hệ thống KRX được duyệt vận hành từ 5/5

HoSE: Hệ thống KRX được duyệt vận hành từ 5/5

Hệ thống KRX đã được phê duyệt dự kiến vận hành chính thức từ 5/5. Đây là hệ thống được kỳ vọng mang làn gió mới cho thị trường, mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.

Tài chính - 02/04/2025 16:11

Ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty 2025

Ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, việc cải thiện quản trị công ty trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để Việt Nam có thể khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới.

Tài chính - 02/04/2025 15:31

'Sếp' SHB được đề cử vào HĐQT Chứng khoán SHS

'Sếp' SHB được đề cử vào HĐQT Chứng khoán SHS

Ông Đào Ngọc Dũng – ứng viên được đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 của SHS, hiện là Giám đốc Công nghệ thông tin của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

Tài chính - 02/04/2025 15:29

NCB liên tục tăng vốn điều lệ, tạo nền tảng phát triển bền vững

NCB liên tục tăng vốn điều lệ, tạo nền tảng phát triển bền vững

Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Tài chính - 02/04/2025 13:31

Tập đoàn Hà Đô và rủi ro liên quan dự án năng lượng tái tạo

Tập đoàn Hà Đô và rủi ro liên quan dự án năng lượng tái tạo

Tập đoàn Hà Đô phải điều chỉnh giảm hơn 300 tỷ lợi nhuận 2024 xuống 447 tỷ do dự án Hồng Phong 4. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất tính từ 2017.

Tài chính - 02/04/2025 13:08

Trang mới của Vietravel Airlines

Trang mới của Vietravel Airlines

Người của T&T Group chính thức tham gia quản trị điều hành Vietravel Airlines mở ra cơ hội mở rộng, tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Tài chính - 02/04/2025 12:59

FiinRatings: Giá trị dư nợ trái phiếu sẽ tăng 20% trong năm 2025

FiinRatings: Giá trị dư nợ trái phiếu sẽ tăng 20% trong năm 2025

FiinRatings dự báo, giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng từ 15-20% trong năm 2025.

Tài chính - 02/04/2025 07:00

ĐHĐCĐ REE: Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sắp trở lại 'ghế' Chủ tịch HĐQT

ĐHĐCĐ REE: Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sắp trở lại 'ghế' Chủ tịch HĐQT

Tiết lộ tại ĐHĐCĐ thường niên, Bà Nguyễn Thị Mai thanh cho biết ông Ashok Ramachandran sẽ nắm giữ vai trò Tổng giám đốc, còn bà trở về vị trí Chủ tịch HĐQT của REE.

Tài chính - 01/04/2025 19:24

CEO FPTS nói gì về kế hoạch kinh doanh 'đi  ngang' trong 2025

CEO FPTS nói gì về kế hoạch kinh doanh 'đi ngang' trong 2025

Ông Nguyễn Điệp Tùng - Tổng giám đốc FPTS cho biết việc việc đặt mục tiêu năm 2025 thận trọng do chưa nhìn thấy sự tăng trưởng của một số yếu tố như chi phí giao dịch, phí margin, hoặc hoạt động tự doanh.

Tài chính - 01/04/2025 17:53

 Vietcap đang cân nhắc tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Vietcap đang cân nhắc tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Theo bà Nguyễn Thanh Phượng, HĐQT Vietcap đang cân nhắc tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu. HĐQT sẽ họp lại và lấy ý kiến cổ đông sau.

Tài chính - 01/04/2025 16:23

Xây dựng Hòa Bình tăng lãi hơn trăm tỷ sau kiểm toán

Xây dựng Hòa Bình tăng lãi hơn trăm tỷ sau kiểm toán

Báo cáo kiểm toán 2024 cho thấy tình hình tài chính của Xây dựng Hòa Bình đã cải thiện rõ rệt so với năm trước. Tuy nhiên, tập đoàn còn khoản công nợ lớn, trích lập dự phòng gần 2.000 tỷ đồng.

Tài chính - 01/04/2025 14:26

Sếp Mirae Asset: Hệ thống KRX mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư

Sếp Mirae Asset: Hệ thống KRX mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư

Giám đốc Khối công nghệ Chứng khoán Mirae Asset cho biết, hệ thống KRX khi được triển khai sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư bởi trên nền tảng công nghệ mới, các nhà quản lý và vận hành thị trường chứng khoán có thể cho phép triển khai các giải pháp giao dịch tiên tiến như T+0, bán chứng khoán chờ về, bán khống và hợp đồng quyền chọn.

Tài chính - 01/04/2025 09:33

Công ty chứng khoán nào 'cầm' nhiều cổ phiếu FPT nhất?

Công ty chứng khoán nào 'cầm' nhiều cổ phiếu FPT nhất?

Tính tới cuối năm 2024, HCM và VCI là 2 công ty chứng khoán sở hữu hàng trăm tỷ đồng (tính theo giá mua) cổ phiếu FPT trong danh mục FVTPL.

Tài chính - 01/04/2025 07:00

Tin vui cho cổ đông PVFCCo: Tỷ lệ chia thưởng năm nay gần 90%

Tin vui cho cổ đông PVFCCo: Tỷ lệ chia thưởng năm nay gần 90%

Cổ đông PVFCCo sẽ được nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 73,7%. Vốn điều lệ công ty dự kiến tăng lên 6.800 tỷ đồng.

Tài chính - 01/04/2025 06:50

Chuyên gia RMIT: Việt Nam có thể thu ngân sách đáng kể từ thuế đối với tiền mã hóa

Chuyên gia RMIT: Việt Nam có thể thu ngân sách đáng kể từ thuế đối với tiền mã hóa

Việt Nam đang tiến gần hơn tới việc hợp pháp hóa các giao dịch tiền mã hóa, bước quan trọng không chỉ đem đến khung pháp lý rõ ràng cho thị trường, mà còn mở ra cơ hội để tăng nguồn thu thuế.

Tài chính - 31/03/2025 14:05