Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024

HÀ NGUYỄN
10:43 13/10/2024

Kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, trong đó có những ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 - Yagi, nhưng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tin tưởng rằng, nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng 7% trong năm nay, thậm chí cao hơn nếu điều kiện thuận lợi hơn và có những nỗ lực, cố gắng hơn trong những tháng cuối năm.

Kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, trong đó có những ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 - Yagi, nhưng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tin tưởng rằng, nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng 7% trong năm nay, thậm chí cao hơn nếu điều kiện thuận lợi hơn và có những nỗ lực, cố gắng hơn trong những tháng cuối năm.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Thưa Thứ trưởng, tăng trưởng GDP của quý III/2024 ước đạt tới 7,4%, đưa mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong 9 tháng ước đạt 6,82%. Mức tăng trưởng này dường như xóa tan nỗi lo về những ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi tới nền kinh tế?

Có thể nói, nền kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng cao trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn gặp rất nhiều khó khăn và chúng ta vừa trải qua bão số 3 gây thiệt hại nặng nề. Đó là kết quả của sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự cố gắng của người dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ, hỗ trợ của xã hội, cộng đồng quốc tế.

Nhưng nếu nói mức tăng trưởng này đã xóa tan nỗi lo về những ảnh hưởng của bão Yagi tới nền kinh tế là không đúng. Cơn bão lịch sử này đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Tính đến ngày 27/9, ước tính thiệt hại khoảng 81.500 tỷ đồng. Nhiều công trình hạ tầng công cộng, cũng như các hạ tầng lớn của địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, các hạ tầng, dịch vụ công cộng về điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện bị hư hại…

Mặc dù vậy, nhờ làm tốt công tác phòng, chống bão, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp trước, trong và sau bão, nhất là Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, chúng ta đã nhanh chóng ổn định tình hình, đẩy nhanh khôi phục sản xuất - kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Theo đó, các hoạt động sản xuất - kinh doanh nhanh chóng được khôi phục. Tại Quảng Ninh, Hải Phòng - hai địa phương chịu tác động trực tiếp của bão số 3, nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp đã cơ bản quay trở lại hoạt động bình thường sau khoảng 1 - 2 tuần, phục hồi sản xuất để đảm bảo kịp tiến độ đơn hàng và đáp ứng tốt nhu cầu hàng hóa trong nước.

Được bù đắp bởi sự tăng trưởng bứt phá của khu vực công nghiệp và dịch vụ, nên tốc độ tăng trưởng GDP của quý III vẫn đạt 7,4%. Ảnh: Đức Thanh

Được bù đắp bởi sự tăng trưởng bứt phá của khu vực công nghiệp và dịch vụ, nên tốc độ tăng trưởng GDP của quý III vẫn đạt 7,4%. Ảnh: Đức Thanh

Sự phục hồi sản xuất một cách nhanh chóng đó có phải là yếu tố đã làm nên mức tăng trưởng cao trong quý III và 9 tháng không, thưa Thứ trưởng?

Với sự nỗ lực đó, sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, vẫn giữ được “phong độ” tốt trong quý III, tiếp tục phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng kinh tế. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý III đã tăng 11,4% so với cùng kỳ, cao nhất từ năm 2019 đến nay.

Thiệt hại lớn do bão chủ yếu ở khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Chính vì vậy, trong quý III, khu vực này chỉ tăng 2,58%, tức là chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2021.

Tuy khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng thấp, nhưng được bù đắp bởi sự tăng trưởng bứt phá của khu vực công nghiệp và dịch vụ, nên tính chung, tốc độ tăng trưởng GDP của quý III vẫn đạt 7,4%, cao hơn 0,7 điểm phần trăm so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (6,7%) và tương đương kịch bản tăng trưởng cả năm 7% như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024.

Sau khi bão Yagi quét qua, chúng tôi đã dự báo tăng trưởng GDP quý III giảm 0,35 điểm phần trăm; 9 tháng giảm 0,12 điểm phần trăm. Tuy nhiên, như tôi vừa nói ở trên, các động lực tăng trưởng cả ở phía cung và phía cầu đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Nếu không chịu tác động của bão, chúng ta đã có thể có mức tăng trưởng GDP cao hơn trong quý III và 9 tháng.

Như vậy, chúng ta có thể tin tưởng, nền kinh tế có thể về đích kế hoạch năm 2024?

Khó khăn, thách thức với nền kinh tế vẫn còn nhiều. Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2024, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ điều này. Các động lực tăng trưởng cả ở phía cung và phía cầu đều đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là một ví dụ. Bão số 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp miền Bắc, gây ngập úng, thiệt hại cho khoảng 384.800 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả; khiến 35.000 ha nuôi trồng thủy sản và 11.800 lồng bè bị hư hỏng, cuốn trôi. Nếu không sớm đầu tư phục hồi sản xuất, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực này trong quý IV/2024 và đầu năm 2025.

Tương tự, bão số 3 cũng ảnh hưởng lớn, buộc nhiều cơ sở lưu trú, du lịch phải đóng cửa để sửa chữa, do vậy, có thể bỏ lỡ mùa khách du lịch cuối năm.

Ngoài những thách thức trên, chúng ta cũng cần lưu ý nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn, tốc độ phục hồi đầu tư còn chậm; nguồn lực đầu tư của khu vực nhà nước chưa được thúc đẩy, kích hoạt một cách hiệu quả, 9 tháng chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 tăng 15,9%).

Xuất khẩu cũng được dự báo sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới, nhất là từ đầu năm 2025, do tình hình thế giới khó lường, nhiều rủi ro, đặc biệt là xung đột tại Trung Đông, Ukraine…; do việc điều chỉnh chính sách của một số nước lớn, đối tác quan trọng của Việt Nam; do kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng sức mua tại các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU… chậm lại, thậm chí có rủi ro suy giảm…

Chưa kể, còn là các vấn đề liên quan đến hàng rào bảo hộ thương mại, các quy định mới về phát thải carbon… và cả áp lực cạnh tranh từ các nước có cơ cấu sản xuất, xuất khẩu tương đồng.

Trong bối cảnh xuất khẩu - một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam - bị ảnh hưởng, thị trường trong nước sẽ là động lực ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, sức mua trong nước vẫn tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019; tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (nếu loại trừ yếu tố giá) chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Việc thực hiện mục tiêu thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2024 còn nhiều khó khăn…

Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy vậy, tôi cho rằng, chúng ta vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong quý IV, có thể đạt và vượt mục tiêu 6,5% được Quốc hội giao và nếu nỗ lực, cố gắng, thì hoàn toàn có khả năng đạt mức tăng trưởng 7% trong năm nay.

Đó có phải là lý do mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng, theo đó, tăng trưởng GDP quý IV sẽ ở mức 7,6-8%, đưa tăng trưởng cả năm đạt 7%, thậm chí cao hơn 7%...?

Chúng tôi cập nhật kịch bản tăng trưởng và kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV/2024 khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7% dựa trên 6 yếu tố. Đó là xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế, sản xuất nông nghiệp và du lịch tại miền Bắc sớm khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi nhanh hơn; đầu tư của khu vực nhà nước được thúc đẩy mạnh mẽ hơn; các điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu giữ vững tốc độ tăng tích cực…

Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy và khai thác hiệu quả hơn thị trường nội địa, đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế; ban hành và triển khai hiệu quả các chính sách, quy định pháp luật mới; và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh vai trò của hai đầu tàu kinh tế Hà Nội và TP.HCM. Hai đầu tàu này dù đã rất nỗ lực, quyết tâm thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thu ngân sách nhà nước, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong quý III và 9 tháng, nhưng ước GRDP 9 tháng của Hà Nội chỉ tăng 6,12% so với cùng kỳ, còn của TP.HCM là tăng 6,85%. Con số này nhìn chung chưa có sự bứt phá so với tăng trưởng 6 tháng đầu năm (lần lượt là 6,15% và 6,61%). Hai địa phương này cần phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong quý IV để giúp tăng trưởng cả nước vượt 7%.

Ngoài sự nỗ lực của hai đầu tàu kinh tế, chúng ta cần cần tập trung vào những giải pháp nào nữa, để nền kinh tế về đích năm 2024, thưa Thứ trưởng?

Chúng ta cần tiếp tục thực hiện các giải pháp như tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao; tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...; đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy hiệu quả hoạt động của các hội đồng điều phối vùng…

Trong đó, giải ngân vốn đầu tư công là một giải pháp quan trọng. Hiện tại, sau 9 tháng, chúng ta giải ngân chưa tới 50% tổng vốn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao. Do vậy, trong những tháng tới đây, phải tập trung đẩy mạnh, tạo đột phá trong giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy mạnh mẽ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Giải ngân tốt sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế năm 2024, tạo đà cho kế hoạch năm 2025.

Thực ra, có một yếu tố có thể làm tăng trưởng GDP trong những tháng tới tích cực hơn, đó là để khắc phục hậu quả bão lũ, chúng ta sẽ phải tăng chi tiêu của Chính phủ, nhất là giải ngân vốn đầu tư công. Chi tiêu tăng sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng GDP.

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, bất định, khó lường, khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thì để nền kinh tế có thể tăng trưởng cao và bền vững hơn trong năm 2024, cũng như có thể củng cố và giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2025, quan trọng nhất vẫn là làm sao khai thác hiệu quả các cơ hội, thuận lợi, thời cơ, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.

(Theo Báo Đầu tư)

  • Cùng chuyên mục
Sân bay Long Thành: Nhiều công trình lớn khởi công đầu năm 2025

Sân bay Long Thành: Nhiều công trình lớn khởi công đầu năm 2025

Công trình xử lý nước thải, nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe... là những công trình lớn của sân bay Long Thành, dự kiến sẽ khởi công ngay trong quý đầu năm 2025.

Đầu tư - 12/12/2024 12:58

Công ty con của Foxconn sẽ 'rót' 65 triệu USD xây nhà máy ở Việt Nam

Công ty con của Foxconn sẽ 'rót' 65 triệu USD xây nhà máy ở Việt Nam

Mục đích của khoản đầu tư là "mở rộng năng lực sản xuất trung và dài hạn, và đa dạng hóa các cơ sở sản xuất".

Đầu tư - 12/12/2024 12:08

Việt Nam là thị trường chiến lược của ông lớn bất động sản công nghiệp Thái Lan WHA

Việt Nam là thị trường chiến lược của ông lớn bất động sản công nghiệp Thái Lan WHA

Tại Việt Nam, danh mục bất động sản công nghiệp của Tập đoàn WHA có 3.650 ha đã đi vào hoạt động hoặc đang trong giai đoạn xây dựng.

Đầu tư - 12/12/2024 10:46

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư

Chiều 11/12, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

Đầu tư - 12/12/2024 08:08

Những hướng đi mới trong phát triển bất động sản công nghiệp

Những hướng đi mới trong phát triển bất động sản công nghiệp

Chuyên gia cho rằng, giá thuê đất tương đối cao có thể là yếu tố khiến việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp kém hấp dẫn. Bù lại, kho bãi và nhà xưởng xây sẵn có thể xem là giải pháp thu hút đầu tư.

Đầu tư - 12/12/2024 06:30

TP. Huế hoàn tất việc bàn giao mặt bằng dự án chung cư 1.300 tỷ

TP. Huế hoàn tất việc bàn giao mặt bằng dự án chung cư 1.300 tỷ

UBND TP. Huế vừa hoàn tất việc bàn giao mặt bằng để CTCP Đầu tư và Phát triển Đống Đa thực hiện dự án cải tạo chung cư Đống Đa với mức đầu tư 1.300 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/12/2024 15:23

Thừa Thiên Huế thu được gì từ các cơ chế cho tàu container?

Thừa Thiên Huế thu được gì từ các cơ chế cho tàu container?

Sau khi triển khai các nghị quyết hỗ trợ cho tàu container cập cảng Chân Mây lượng hàng hóa thông qua cảng này đang có dấu hiệu tăng nhiệt, nguồn thu ngân sách từ đó tăng theo.

Đầu tư - 11/12/2024 14:12

Vì sao nhiều doanh nghiệp Đức muốn tăng đầu tư ở Việt Nam?

Vì sao nhiều doanh nghiệp Đức muốn tăng đầu tư ở Việt Nam?

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn đầy thách thức và bất định, các doanh nghiệp Đức vẫn lạc quan về thị trường Việt Nam.

Đầu tư - 11/12/2024 14:03

Đà Nẵng chi hơn 235 tỷ đồng đầu tư Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng chi hơn 235 tỷ đồng đầu tư Cụm công nghiệp Hòa Liên

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng khoảng 58ha, với tổng mức đầu tư hơn 235 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/12/2024 14:01

TP.HCM muốn làm 355 km metro trong 10 năm, vượt kế hoạch Bộ Chính trị giao

TP.HCM muốn làm 355 km metro trong 10 năm, vượt kế hoạch Bộ Chính trị giao

Từ nay đến năm 2035, TP.HCM đặt mục tiêu thực hiện 355 km đường sắt đô thị, với tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Như vậy, so với Kết luận 49 của Bộ Chính trị, TP.HCM đã nâng số km hoàn thành thêm 155 km.

Đầu tư - 11/12/2024 11:31

Số phận 3 dự án treo hàng chục năm giữa trung tâm Đà Nẵng?

Số phận 3 dự án treo hàng chục năm giữa trung tâm Đà Nẵng?

TP. Đà Nẵng đang tập trung tháo gỡ, đề xuất phương án xử lý đối với 3 dự án lớn bỏ hoang nhiều năm nằm giữa trung tâm thành phố.

Đầu tư - 11/12/2024 11:30

Gần 500 tỷ xây dựng vũng quay tàu đoạn Lạch Huyện

Gần 500 tỷ xây dựng vũng quay tàu đoạn Lạch Huyện

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây đã thông qua quyết định triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình vũng quay tàu tại khu vực Lạch Huyện, thuộc luồng hàng hải Hải Phòng, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 495,1 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/12/2024 07:00

Thêm dự án đầu tư hơn 4,3 triệu USD tại Thanh Hóa

Thêm dự án đầu tư hơn 4,3 triệu USD tại Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án Khu đất ở dân cư mới xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.

Đầu tư - 11/12/2024 06:30

SBI Holdings dự kiến đầu tư 35% vào công ty AI mới của FPT

SBI Holdings dự kiến đầu tư 35% vào công ty AI mới của FPT

SBI Holdings dự kiến đầu tư 35% vào Công ty TNHH FPT Smart Cloud Japan, công ty AI mới được FPT thành lập ở Nhật Bản.

Công nghệ - 10/12/2024 20:33

Quỹ đầu tư Mỹ có quy mô lớn hơn GDP Việt Nam muốn tăng đầu tư

Quỹ đầu tư Mỹ có quy mô lớn hơn GDP Việt Nam muốn tăng đầu tư

Lãnh đạo Quỹ đầu tư KKR đánh giá cao những yếu tố giúp Việt Nam trở thành nơi "vô cùng thu hút" để đầu tư.

Đầu tư - 10/12/2024 18:34

Giá bán căn hộ ở TP.HCM dao động từ 85-130 triệu đồng/m2

Giá bán căn hộ ở TP.HCM dao động từ 85-130 triệu đồng/m2

Trong tháng 11, các dự án căn hộ tại TP.HCM tập trung ở khu Đông với mặt bằng giá bán neo cao, dao động phổ biến từ 85-130 triệu đồng/m2.

Đầu tư - 10/12/2024 15:39