Kinh tế TP.HCM đang phục hồi?

Nhàđầutư
Theo Cục Thống kê TP.HCM, kinh tế của thành phố tuy còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách (giảm 6,8%), nhưng nhiều hoạt động khác có chuyển biến tích cực như tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) quý II tăng 5,87%, góp phần giúp GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55 so với cùng kỳ.
ĐĂNG KIỆT
29, Tháng 06, 2023 | 16:16

Nhàđầutư
Theo Cục Thống kê TP.HCM, kinh tế của thành phố tuy còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách (giảm 6,8%), nhưng nhiều hoạt động khác có chuyển biến tích cực như tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) quý II tăng 5,87%, góp phần giúp GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55 so với cùng kỳ.

Empty

Kinh tế TP.HCM khởi sắc trở lại nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Ảnh: Internet

Những chuyển biến tích cực

Theo Cục thống kê TP.HCM, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) quý II tăng 5,87%, cao hơn nhiều so với mức tăng chỉ 0,7% của quý đầu năm 2023. Ước tính GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ. 

Doanh thu bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm 2023 của thành phố tăng 9,7% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 36,2%; đặc biệt chi ngân sách tăng mạnh 70,9%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 90,4%, nhiều dự án được khởi công. Đáng chú ý, khách du lịch quốc tế đến thành phố tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ đã góp phần thúc đẩy tăng cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế.

"Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14% và đóng góp 0,3% vào tốc độ tăng GRDP. Khu vực công nghiệp, xây dựng gặp nhiều khó khăn khi chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ và đóng góp tương ứng 5,1% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong khi tỉ trọng theo giá hiện hành chiếm đến 20,7% GRDP.

Khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố khi tăng 4,96% so với cùng kỳ và đóng góp 89% vào tốc độ tăng GRDP", Cục Thống kê TP.HCM cho biết.

Riêng 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố chỉ tăng 4,92% (do ngành kinh doanh bất động sản giảm 11,58%).

Về số lượng đăng ký thành lập doanh nghiệp trong nước, tính đến ngày 20/6, TP.HCM đã cấp phép cho hơn 23.035 doanh nghiệp, tăng 7,6% về giấy phép nhưng giảm 18,3% về vốn so với cùng kỳ.

"Số dự án có vốn nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư tăng 69,1% về số dự án; số vốn góp, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp gấp 3,6 lầnso với cùng kỳ. Tính chung, tổng vốn đầu tư của các dự án có vốn nước ngoài tăng 30,7% so với cùng kỳ, chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng lựa chọn môi trường đầu tư của thành phố", Cục Thống kê TP.HCM khẳng định.

Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm duy trì mức tăng trưởng ổn định 8,01% so với cùng kỳ; nhiều dự án bất động sản được vay vốn để hoạt động.

Giải pháp tăng trưởng

"Mức tăng 3,55% tuy còn khiêm tốn nhưng phản ánh kết quả những cố gắng của chính quyền thành phố trong giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc giảm lãi suất điều hành và nới lỏng chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng", đại diện Cục Thống kê TP.HCM nhận định.

Để phát huy những kết quả tích cực, giải quyết những khó khăn, tồn tại và giữ vững vai trò đầu tàu, Thành phố cần tập trung giải quyết tốt các nội dung chủ yếu trong 6 tháng còn lại của năm 2023.

Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để sớm đưa cáccông trình, dự án vào hoạt động. Đặc biệt chú trọng giải ngân các dự án trọng điểm mang tính kết nối vùng, có tác động lan toả cao như Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 3, nhà ga T3, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.

Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước; tăng cường kết nối giao thương giữa các địa phương, các quốc gia để tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước.

"Tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đồng hành, tháo gỡ khó khăn về nguồn lực vốn cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại TP.HCM. Chú trọng đánh giá, phát triển công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy những ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp với tình hình mới", Cục Thống kê cho biết và nhấn mạnh, thành phố cần nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động - việc làm, chất lượng đào tạo nghề nhằm cải thiện năng suất lao động; chú trọng thu hút, đãi ngộ nguồn nhânlực ngành y tế, giáo dục, du lịch (vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch).

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong tất cả các hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước. Tranh thủ thời cơ đẩy nhanh việc số hoá dữ liệuở tất cả cơ quan, nhất là dữ liệu dân cư, dữ liệu doanh nghiệp. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, tài chính, giáo dục, y tế.

Thành phố cần tăng cường công tác dự báo, kiểm tra và bình ổn giá cả; xây dựng các giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường; giữ vững ổn định thị trường tài chính, thị trường bất động sản", lãnh đạo Cục Thống kê nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ