Kêu gọi vốn ODA của Nhật để đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Trong hai phương án được đề xuất để mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, CIPM Cửu Long kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án đầu tư công và tiếp tục có ý kiến với JICA của Nhật Bản để tài trợ vốn ODA cho dự án.
LÝ TUẤN
28, Tháng 12, 2020 | 10:14

Trong hai phương án được đề xuất để mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, CIPM Cửu Long kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án đầu tư công và tiếp tục có ý kiến với JICA của Nhật Bản để tài trợ vốn ODA cho dự án.

unnamed

Nếu được Bộ GTVT phê duyệt phương án mở rộng thì tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ tiếp tục kéo dài thêm thời gian thu phí sau khi hoàn vốn xong giai đoạn 1 vào năm 2036. Ảnh: dienthuan.vn

Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM Cửu Long) mới đây, đã trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phương án mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, trong đó có đề cập đến thời gian thu phí của dự án này.

Để thực hiện đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, CIPM Cửu Long đã đề xuất theo 2 phương án.

Phương án 1: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, sau khi hoàn thành VEC tự khai thác hay chuyển nhượng quyền thu phí toàn bộ giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án. Hoặc triển khai theo hình thức hợp đồng BOT, đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư.

Phương án 2: Triển khai theo hình thức đầu tư công (vốn trong nước hoặc ODA). Sau đó, Bộ GTVT lập phương án khai thác hoặc chuyển giao quyền khai thác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

Trong hai phương án, CIPM Cửu Long kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án đầu tư công và tiếp tục có ý kiến với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để tài trợ vốn ODA cho dự án.

Trước đó, vào đầu tháng 5/2020, Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản cũng đã gửi thư quan tâm đối với dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến Bộ GTVT.

Riêng đối với quỹ đất phục vụ việc mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cả 2 địa phương Đồng Nai và TP.HCM đều đảm bảo đáp ứng nhu cầu.

Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được chính thức vận hành toàn tuyến vào năm 2015, có chiều dài 55 km, giai đoạn 1 đã được VEC đầu tư bằng các nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và JICA với tổng mức đầu tư là 20.630 tỷ đồng

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến đường cao tốc này đã giúp kết nối giao thông, kinh tế các tỉnh miền Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, TP.HCM và Tây nguyên. Cụ thể, khi có đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cự ly và thời gian đi lại giữa TP.HCM đi Dầu Giây được rút ngắn từ 3h xuống còn 1h; từ TP.HCM đi Phan Thiết chỉ còn 3h thay vì 5h như trước đây; từ TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 1,5h, nhanh hơn trước đây 1h.

Tuy nhiên, sau 5 năm đi vào khai thác, tuyến cao tốc này hiện đang rơi vào tình trạng quá tải. Theo VEC, năm 2015, tức năm đầu đưa vào khai thác, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây phục vụ gần 10 triệu lượt phương tiện lưu thông. Song đến năm 2019, số lượng phương tiện lưu thông trên tuyến đã đạt khoảng 16,5 triệu lượt.

Như vậy, mức tăng trưởng lưu lượng bình quân của tuyến cao tốc này đạt khoảng 10%/năm. Hiện nay, trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, nhất là đoạn từ quốc lộ 51 về TP.HCM. Tình trạng kẹt xe diễn ra trầm trọng nhất vào các dịp lễ, tết khi lượng phương tiện lưu thông gia tăng đột biến.

Từ thực tế này, UBND tỉnh Đồng Nai đã có kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ xem xét, đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn xe như hiện tại lên 10-12 làn xe theo quy hoạch đã được duyệt trước đây.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ