Kết cục của tập đoàn địa ốc nợ nhiều nhất thế giới

THẢO PHƯƠNG
11:20 11/12/2021

Trước khi trượt đến bờ vực vỡ nợ, China Evergrande và chiến lược "vay nợ để mở rộng" của tỷ phú Hứa Gia Ấn từng được coi là biểu tượng cho sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc.

Hôm 9/12, Fitch Ratings đã hạ xếp hạng của China Evergrande xuống "vỡ nợ giới hạn" sau khi tập đoàn không thể trả hai khoản lãi trái phiếu coupon trong khoảng thời gian ân hạn.

Đây là lần đầu tiên China Evergrande vỡ nợ trái phiếu bằng đồng USD. Bloomberg nhận định diễn biến này có thể đặt dấu chấm hết cho gã khổng lồ bất động sản được tỷ phú Hứa Gia Ấn thành lập cách đây 25 năm.

"Fitch Ratings đã hạ xếp hạng của China Evergrande xuống mức 'vỡ nợ giới hạn'. Các cơ quan xếp hạng khác cũng có thể tiếp bước. Giờ, sự chú ý của giới đầu tư sẽ chuyển sang quá trình tái cấu trúc của tập đoàn bất động sản Trung Quốc", chuyên gia tài chính Craig Erlam (có trụ sở ở London) bình luận với Zing.

"Nhà chức trách Trung Quốc đã vào cuộc và bơm thêm tiền vào thị trường. China Evergrande đang được tái cấu trúc dưới sự giám sát của giới chức Bắc Kinh", ông nói thêm.

"Nhưng chỉ thời gian mới có thể trả lời liệu những hành động của Bắc Kinh có đủ hay không", ông nhận định.

1

China Evergrande rơi vào cuộc khủng hoảng tiền mặt sau nhiều năm vay nợ ồ ạt để mở rộng. Ảnh: Wall Street Journal.

Kết cục được đoán trước

China Evergrande - tập đoàn địa ốc lớn thứ hai Trung Quốc - hiện nợ khoảng hơn 300 tỷ USD. Đây là nhà phát triển bất động sản nợ nhiều nhất thế giới.

Kết cục của China Evergrande đã phơi bày những lỗ hổng trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng của tập đoàn địa ốc khổng lồ cũng là phép thử cho các nỗ lực cải cách của giới chức Bắc Kinh.

China Evergrande không chỉ bán một căn hộ nhỏ cho khách mua nhà. Khách hàng còn được sống trong một khu phức hợp khổng lồ với hàng chục tòa nhà giống hệt nhau.

Theo South China Morning Post, vào cuối những năm 1990, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp quốc doanh thống trị ngành công nghiệp bất động sản. Bởi họ có khả năng tiếp cận những vị trí đắc địa nhất.

Ở thời điểm đó, các căn hộ thường lớn và đắt đỏ, vượt quá khả năng chi trả của hầu hết người tiêu dùng, trừ những người mua giàu có.

Trong khi đó, ông Hứa tập trung xây dựng những căn hộ giá cả phải chăng, phục vụ bộ phận người mua đông đảo hơn. Bởi ông cũng từng là một đứa trẻ nông thôn mơ về cuộc sống thành thị. Ông Hứa vay tiền để xây dựng với chi phí thấp, bán các căn hộ chưa hoàn thành và sử dụng dòng doanh thu cao đầu tư lại vào tập đoàn.

Với chiến lược vay tiền ồ ạt, tập đoàn của ông Hứa đã phát triển từ một công ty nhỏ, nhân viên chưa tới 10 người, thành một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc.

China Evergrande thường đầu tư mạnh tay vào các dự án ở tỉnh. Những dự án này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các quan chức địa phương.

Để thúc đẩy sự phát triển của China Evergrande, ông Hứa thường vay 2 lần trên mỗi dự án mà ông phát triển. Trước tiên, ông vay từ các ngân hàng. Sau đó, ông vay của khách mua nhà. Nhiều người mua nhà thậm chí trả trước 100%.

Khi China Evergrande và các đối thủ cạnh tranh tích cực mở rộng, bất động sản đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. China Evergrande xây dựng hơn 1.000 dự án ở hàng trăm thành phố và tạo ra hơn 3,3 triệu việc làm mỗi năm.

Tình thế thay đổi

"Ông Hứa đại diện cho một phần rất quan trọng của cải cách kinh tế Trung Quốc", giáo sư Victor Shih tại Đại học California, San Diego, bình luận.

"Ông ấy sử dụng trí thông minh và sự táo bạo của mình để mở rộng các hoạt động kinh doanh. Chúng rất quyết liệt, thậm chí nguy hiểm nếu nhìn từ góc độ kế toán tài chính", ông nói thêm.

Với khả năng tiếp cận nguồn tiền rẻ và tham vọng lớn, ông Hứa đã mở rộng sang các lĩnh vực mà China Evergrande không có chuyên môn hay kinh nghiệm. Đó là nước đóng chai, xe điện, chăn nuôi lợn và thể thao chuyên nghiệp.

Trên thực tế, trong 10 năm qua, từng có nhiều cá nhân và tổ chức lên tiếng cảnh báo về mô hình tăng trưởng của China Evergrande. Năm 2012, nhà đầu tư Mỹ Andrew Left khẳng định tập đoàn này sẽ vỡ nợ. Ông mô tả China Evergrande sử dụng hàng loạt chiêu trò để che giấu các vấn đề tài chính nghiêm trọng.

Khi đó, China Evergrande phủ nhận mọi thông tin ông Left đưa ra. Ủy ban Chứng khoán Hong Kong (SFC) cũng có hành động bênh vực tập đoàn của ông Hứa Gia Ấn. SFC đâm đơn kiện dân sự, cáo buộc ông Left tung tin giả để bôi nhọ China Evergrande.

Giờ đây, thời thế đã thay đổi. Những gì chính phủ cần không phải là các công ty hay tỷ phú sử dụng đòn bẩy tài chính cao, mà là lĩnh vực này trở lại mức tăng trưởng hợp lý

Giáo sư Gan Li tại Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam

"Các công ty như China Evergrande đã kiếm hàng tỷ USD dựa vào kế hoạch bán trước (bán những căn hộ hoàn thành trong tương lai) và đòn bẩy cao trong những ngày đầu của cải cách kinh tế Trung Quốc", giáo sư Gan Li tại Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam bình luận.

"Giờ đây, thời thế đã thay đổi. Những gì chính phủ cần không phải là các công ty hay tỷ phú sử dụng đòn bẩy tài chính cao, mà là lĩnh vực này trở lại mức tăng trưởng hợp lý", ông nói thêm.

Ưu tiên hiện tại của chính quyền Bắc Kinh là duy trì sự ổn định xã hội. Do đó, tập đoàn địa ốc của tỷ phú Hứa Gia Ấn cần sớm trả nợ cho các khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Tuần trước, China Evergrande cho biết họ đã "lên kế hoạch để làm việc tích cực với các trái chủ nước ngoài, nhằm xây dựng kế hoạch tái cơ cấu khả thi". Hôm 7/12, China Evergrande cho biết đang thành lập một ủy ban quản lý rủi ro. Ủy ban này đóng vai trò giảm thiểu và loại bỏ những rủi ro trong tương lai.

Giới chức Trung Quốc cũng cử một đội ngũ đến giám sát China Evergrande trong việc quản trị rủi ro, tăng cường kiểm soát nội bộ và đảm bảo kế hoạch diễn ra bình thường.

Theo giới quan sát, China Evergrande của tỷ phú Hứa Gia Ấn có thể trải qua quá trình tái cơ cấu tương tự HNA Group. HNA Group đệ đơn phá sản vào tháng 1 và đang trong quá trình tái cơ cấu dưới sự giám sát của chính quyền đảo Hải Nam - nơi HNA đặt trụ sở. Chủ tịch và giám đốc điều hành cũng bị bắt giữ.

HNA cũng là đế chế đa ngành sụp đổ vì chiến lược chi tiêu mạnh tay để thâu tóm các doanh nghiệp trên toàn cầu.

(Theo Zing)

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội quyết định thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường.

Đầu tư - 03/07/2025 07:28

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.

Đầu tư - 02/07/2025 15:11

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

Đầu tư - 02/07/2025 13:01

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.

Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ

Khánh Hòa đón thêm hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Vân Phong, gồm Khu đô thị mới Tu Bông và Khu đô thị mới Đầm Môn, tổng vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 01/07/2025 14:50

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Bất động sản Bình Dương hưởng lợi sau sáp nhập

Trong khi thị trường bất động sản nhiều địa phương phía Nam vẫn trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khó khăn, thì Bình Dương vẫn cho thấy sự nhộn nhịp với hàng loạt dự án ra mắt, khởi công.

Đầu tư - 01/07/2025 07:40

Minh bạch thị trường chứng khoán qua công nghệ AI

Minh bạch thị trường chứng khoán qua công nghệ AI

Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng phức tạp, lượng thông tin dày đặc và tốc độ lan truyền nhanh chóng, nhà đầu tư cá nhân đứng trước thách thức lớn trong việc tiếp cận dữ liệu chính xác, phân tích chuyên sâu và ra quyết định kịp thời.

Đầu tư - 01/07/2025 07:00

Số phận hai dự án điện mặt trời 7.800 tỷ ở Nghệ An?

Số phận hai dự án điện mặt trời 7.800 tỷ ở Nghệ An?

Hai dự án nhà máy điện mặt trời có tổng mức đầu tư 7.800 tỷ đồng tại Nghệ An vừa được Sở Tài chính tỉnh này kiến nghị UBND tỉnh bãi bỏ chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 01/07/2025 06:45

Bất chấp rủi ro thuế quan, doanh nghiệp châu Âu vẫn vững tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Bất chấp rủi ro thuế quan, doanh nghiệp châu Âu vẫn vững tin vào triển vọng dài hạn của Việt Nam

Bất chấp những biến động ngày càng phức tạp trên thị trường quốc tế, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn được duy trì vững vàng.

Đầu tư - 30/06/2025 18:03

Chuyên gia kinh tế trưởng OECD: Hy vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Chuyên gia kinh tế trưởng OECD: Hy vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Chuyên gia OECD kỳ vọng Việt Nam đạt được thỏa thuận không chỉ với Mỹ mà với các quốc gia khác để tiếp tục hạ các rào cản và xuất khẩu mạnh mẽ.

Đầu tư - 30/06/2025 16:08

Bảo Việt khẳng định tiên phong trong hệ sinh thái bảo hiểm

Bảo Việt khẳng định tiên phong trong hệ sinh thái bảo hiểm

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo Việt cho rằng những doanh nghiệp có năng lực triển khai nhanh chóng, minh bạch và nhất quán như Bảo hiểm Bảo Việt chính là mắt xích thiết yếu, giúp giảm nhẹ tổn thất, ổn định dòng vốn và giữ vững niềm tin thị trường.

Đầu tư - 30/06/2025 14:41

Hà Tĩnh xây dựng 35 khu tái định cư dự án đường sắt Bắc - Nam

Hà Tĩnh xây dựng 35 khu tái định cư dự án đường sắt Bắc - Nam

Hà Tĩnh dự kiến sẽ xây dựng 35 khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Đầu tư - 30/06/2025 07:00

Kết quả đàm phán thương mại ảnh hưởng thế nào đến triển vọng kinh tế Việt Nam?

Kết quả đàm phán thương mại ảnh hưởng thế nào đến triển vọng kinh tế Việt Nam?

Hai tổ chức IMF và OECD cho rằng kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình tài chính và tiền tệ của Việt Nam.

Đầu tư - 30/06/2025 06:45

Đà Nẵng cần thêm thời gian để gỡ vướng 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng cần thêm thời gian để gỡ vướng 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép bổ sung thời hạn hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với 13 dự án trên bán đảo Sơn Trà.

Đầu tư - 29/06/2025 15:44

 VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện công suất 200.000 xe/năm tại Hà Tĩnh

VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô điện công suất 200.000 xe/năm tại Hà Tĩnh

Nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh quy mô 360.000 m2, công suất 200.000 xe/năm là nhà máy sản xuất thứ 5 đang được VinFast triển khai trên toàn cầu.

Đầu tư - 29/06/2025 15:41

Quảng Trị ra điều kiện gia hạn tiến độ cho ba dự án điện gió

Quảng Trị ra điều kiện gia hạn tiến độ cho ba dự án điện gió

Ba dự án điện gió gồm Hướng Linh 5, Hướng Hiệp 2 và Hướng Hiệp 3 chỉ được gia hạn tiến độ khi đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu do tỉnh đề ra.

Đầu tư - 29/06/2025 13:58