Hướng đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?

CHUYÊN GIA NGUYỄN HOÀNG
06:30 10/06/2024

Khi thị trường bất động sản nói chung rơi vào trạng thái suy giảm và trầm lắng từ 2022 thì phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng lại càng bị nặng nề hơn. Từ đầu năm 2024, nhiều tín hiệu cho thấy sự hồi phục của thị trường nhưng riêng bất động sản nghỉ dưỡng chưa thấy sự khả quan tích cực nào.

Báo cáo của DKRA Group cho thấy, trong quý I, cả nước có khoảng gần 5.000 căn condotel của 45 dự án cả cũ và mới được đưa ra thị trường với lượng tiêu thụ được khoảng chưa đầy 100 căn, một con số rất thấp so với trước đây.

Mới đây, trong bản tin tháng 5 của DKRA, có 1 dự án mới ra hàng với 34 căn được đưa ra và tiêu thụ là 1 căn. Tình hình này thực sự là rất không tốt không chỉ cho các chủ đầu tư (CĐT) mà còn cho cả thị trường bất động sản (BĐS) cũng như nguồn lực của cả xã hội, quốc gia và sự quản lý của Nhà nước.

Tuy nhiên, cũng trong tháng 5 vừa qua, có một vài dự án cũng bắt đầu rục rịch giới thiệu ra thị trường bất chấp góc nhìn tổng quan chưa được tích cực. Có thể dự án có những điểm riêng để tự tin đưa ra hấp dẫn khách hàng cũng như có thể như đây là một phép thử của thị trường cho phân khúc này ở nửa cuối năm 2024, khi mà chúng ta đang kỳ vọng rất nhiều cả về kinh tế vĩ mô cũng nói chung cũng như riêng cho thị trường BĐS. Nhưng không vì thế mà có thể đại diện đánh giá chung cho toàn bộ phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.

Empty

Nguồn cung và lượng tiêu thụ condotel trong tháng 5. Ảnh: DKRA

Chúng ta thường kỳ vọng rằng du lịch phát triển mạnh thì BĐS nghỉ dưỡng cũng phát triển song song. Trong năm 2023 và 5 tháng đầu năm 2024 du lịch Việt Nam đã tăng mạnh trở lại cả về lượt khách nội địa và quốc tế. Nhưng BĐS nghỉ dưỡng vẫn khá im lìm nếu không nói là ảm đạm, trái ngược hẳn với giai đoạn 2016-2018.

Năm 2024 mục tiêu của ngành du lịch là đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế và 110 triệu lượt khách nội địa, doanh thu từ du lịch khoảng 840.000 tỷ đồng (tức là tương đương với con số cao nhất của 2019 trước dịch COVID-19. Vậy tại sao du lịch đang phát triển mạnh trở lại mà BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn ảm đạm như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này cùng nhìn lại một số vấn đề không ổn của BĐS nghỉ dưỡng từ trước đến nay.

Thứ nhất, do sự phát triển ồ ạt trong suốt giai đoạn 2015-2020 các dự án được cấp tràn lan, số lượng quá nhiều, dẫn đến dư thừa, vượt quá sức mua chung. Sau khi mở bán xong nhưng nhiều dự án hoạt động cầm chừng hoặc dở dang bỏ hoang gây lãng phí nguồn lực đất đai của Nhà nước cũng như cảnh quan thiên nhiên bị nham nhở.

Thứ hai, một sai lầm nghiêm trọng hàng đầu của nhiều người mua BĐS nghỉ dưỡng trước đây là cho rằng có thể đầu tư rồi bán lại như BĐS nhà ở hoặc vì chạy theo cam kết lợi nhuận để hy vọng có thể sớm hoàn vốn. Nhắc lại BĐS nghỉ dưỡng chỉ dành cho người có tiền nhàn rỗi và muốn đa dạng hoá tài sản. Do đặc thù phải chịu thêm nhiều chi phí, lợi nhuận từ việc hoạt động của 1 căn condotel khó có thể nào như 1 căn hộ ở. Vì vậy, khi nhiều người lao vào đầu tư condotel (BĐS nghỉ dưỡng nói chung) rồi bị mắc kẹt, không thể thoát được, từ đó dẫn đến sự thoái trào chung của cả phân khúc.

Thứ ba, chưa có trong luật đối với condotel, biệt thự, shophouse… chưa có chủ quyền, chưa rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Giai đoạn 2016-2019 phân khúc này nháo nhào rối như canh hẹ, với những thuật ngữ khó hiểu như "đất ở không phát sinh đơn vị ở".

Thứ tư, việc nhiều dự án khi mở bán ra thì đẹp như tranh vẽ, các dự án chạy đua cam kết lợi nhuận nhưng thực tế triển khai dẫn đến hoạt động không hiệu quả (cộng với việc dư thừa), lợi nhuận không thực hiện được chi trả cho chủ sở hữu… dẫn đến mất niềm tin của khách hàng. Thế nhưng chưa có chế tài cụ thể khi các CĐT không thực hiện đúng trách nhiệm trong hợp đồng giao dịch. Điển hình là vụ Cocobay, đến nay vẫn là bài học lớn.

Thứ năm, một nguyên nhân nữa cũng đáng chú ý đó là dù lợi nhuận không cao nhưng giá bán rất cao, thậm chí cao hơn cả giá bán nhà ở lâu dài trong khi tâm lý và tư duy của người mua cho rằng BĐS nghỉ dưỡng là loại hình sở hữu có thời hạn (thậm chí có những dự án thời hạn chỉ còn khoảng chưa đến 30 năm) thì phải rẻ hơn giá bán nhà ở lâu dài.

Tổng hợp những điều trên thì thấy rõ, ngoài vấn đề về năng lực tài chính thì khách hàng, người mua bây giờ hiểu biết hơn, thận trọng hơn rất nhiều so với như giai đoạn trước đây.

Một số đề xuất trong ngắn và dài hạn

Với tình hình hiện tại, làm thế nào để giải quyết được hướng đi tốt cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng là câu hỏi lớn đặt ra. Song, điều này cần có sự thay đổi từ nhiều phía, từ cơ quan chức năng cho đến CĐT và cả người mua sở hữu.

Một là, phải tập trung phối hợp các bên liên quan để có giải pháp giải quyết dứt điểm các dự án đang còn vướng mắc, khó khăn mà ảnh hưởng đến người mua. Giải quyết được các dự án này thì mới lấy lại niềm tin của người mua đối với thị trường phân khúc này.

Hai là, đẩy nhanh việc cấp chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng) cho khách mua những dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động ngay khi luật mới có hiệu lực.

Ba là, để tháo gỡ khó khăn chung và kích thích cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, khía cạnh pháp lý cần xem xét mở rộng cho người nước ngoài được mua condotel - officetel, đây sẽ là 1 tác động tích cực để đa dạng khách mua, thu hút luồn vốn từ nước ngoài. Vấn đề này có nhiều người lo ngại về an ninh quốc gia. Sự lo lắng này có vẻ hơi thái quá, trong khi mà luật Nhà ở đã cho phép người nước ngoài được phép mua nhà ở căn hộ chung cư (không quá 30%). Và hơn nữa, bản chất của BĐS nghỉ dưỡng là giao cho đơn vị quản lý vận hành thành du lịch khách sạn và người chủ sở hữu có khảng 1 thời gian từ 12-30 ngày/năm được sử dụng.

Empty

Một dự án BĐS nghỉ dưỡng ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: M.Phượng

Bốn là, quy định rõ về pháp lý đối với loại hình này, từ việc ra chủ quyền đến các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên từ CĐT - vận hành - khách mua bao gồm cả các chế tài khi có bất kỳ bên nào không thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của mình.

Năm là, soát lại các dự án đã/đang triển khai hiện gặp các vấn đề và có những phương hướng giải pháp để tháo gỡ, như dự án Coco Bay có ý kiến đề xuất chuyển đổi thành nhà ở thương mại, hoặc thu hồi những dự án không triển khai…

Sáu là, quy hoạch và thống nhất lại chiến lược phát triển loại hình BĐS nghỉ dưỡng này từ ở cấp trung ương đến mỗi địa phương, kết hợp chặt chẽ với lĩnh vực du lịch, văn hoá, thể thao… để có sự phát triển đồng bộ trong tương lai, khai thác được thế mạnh mỗi địa phương đồng thời tạo kiểm soát được nguồn cung hợp lý tránh phát triển tràn lan gây ra khủng hoảng thừa nguồn cung như vừa qua.

Bảy là, đặc biệt tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực wellness - tạm gọi là BĐS xanh đang rất phát triển và là xu hướng từ 5-6 năm nay, mang lại hiệu quả, lợi ích cũng như lợi nhuận cao hơn. Khuyến khích các dự án có tính tích hợp quy mô để tạo thành quần thể hoặc hệ sinh thái dự án du lịch để từ đó hoạt động sẽ hiệu quả hơn.

Cuối cùng, nâng cao tiêu chí yêu cầu về năng lực của CĐT từ tài chính đến vấn đề về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường, đồng thời siết chặt quản lý với các chế tài với những chủ đầu không đủ năng lực và/hoặc không thực hiện được các cam kết.

BĐS nghỉ dưỡng là một phân khúc không thể thiếu của thị trường BĐS. Tuy nhiên, là phân khúc đặc thù, không như nhà ở và cũng không dành cho số đông nên cần phải có chiến lược phát triển hợp lý cũng như sự ổn định và bền vững, đảm bảo các quyền lợi của tất cả các khía cạnh từ nhà nước, doanh nghiệp, người mua, môi trường thiên nhiên và môi trường kinh doanh.

Đối với người có ý định mua BĐS nghỉ dưỡng thì cũng phải cân nhắc thật kỹ càng các yếu tố như tiềm lực tài chính cá nhân, phân tích dự án, năng lực của CĐT và đơn vị vận hành, sự phát triển du lịch của địa phương có dự án…

  • Cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế xin ứng 467 tỷ để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng

Thừa Thiên Huế xin ứng 467 tỷ để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh xem xét việc thông qua ứng trước ngân sách tỉnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách.

Đầu tư - 15/11/2024 13:44

Bình Định bắt tay với Vingroup để chuyển đổi xanh

Bình Định bắt tay với Vingroup để chuyển đổi xanh

Bên cạnh phát triển hệ thống giao thông xanh, Bình Định và Tập đoàn Vingroup bắt tay để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Đầu tư - 15/11/2024 13:43

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030, trong đó, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp.

Bất động sản - 15/11/2024 11:14

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây.

Bất động sản - 15/11/2024 10:32

Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội

Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội

Áp dụng các giải pháp cứng rắn, mang tính cưỡng chế để giải quyết các thửa đất có nhà "siêu mỏng, siêu méo" là cần thiết nhưng cần tuân thủ pháp luật.

Bất động sản - 15/11/2024 10:22

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phải hành động với nỗ lực lớn, tạo đột phá phát triển…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phải hành động với nỗ lực lớn, tạo đột phá phát triển…

Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV tới đây là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.

Đầu tư - 15/11/2024 10:21

Manulife châu Á lãi 453 triệu USD trong quý III/2024

Manulife châu Á lãi 453 triệu USD trong quý III/2024

Tập đoàn tài chính Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với sự tăng trưởng ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý II trước đó. 

Đầu tư - 15/11/2024 09:00

Quảng Trị thúc tiến độ siêu dự án điện khí LNG hơn 2 tỷ USD

Quảng Trị thúc tiến độ siêu dự án điện khí LNG hơn 2 tỷ USD

UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị liên danh nhà đầu tư phối hợp với các đơn vị tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh chủ trương đầu tư, triển khai các bước tiếp theo của dự án.

Đầu tư - 15/11/2024 08:34

Dự án nghìn tỷ của Dầu khí Quang Trung ở Nghệ An giờ ra sao?

Dự án nghìn tỷ của Dầu khí Quang Trung ở Nghệ An giờ ra sao?

Dự án Cải tạo, xây dựng lại Khu A - chung cư Quang Trung (Nghệ An) do CTCP Đầu tư đô thị Dầu khí Quang Trung làm chủ đầu tư khả năng sẽ chậm tiến độ theo quyết định điều chỉnh lần 4 (hoàn thành trong quý IV/2024).

Đầu tư - 15/11/2024 08:29

Gỡ nút thắt mặt bằng dự án đường vành đai 750 tỷ ở Huế

Gỡ nút thắt mặt bằng dự án đường vành đai 750 tỷ ở Huế

Dự án đường vành đai 3 Huế vẫn trong giai đoạn kiểm kê đền bù cho người dân, dự án chỉ triển khai khi có mặt bằng cơ bản, tránh ảnh hưởng tiến độ.

Đầu tư - 14/11/2024 18:10

Hà Nội tích cực xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội tích cực xây dựng thành phố thông minh

TP. Hà Nội đã đề ra phương châm hành động "1 mục tiêu - 3 nguyên tắc - 6 phấn đấu" để quyết tâm phấn đấu xây dựng phát triển Thủ đô Hà trở thành đô thị thông minh, hiện đại...

Công nghệ - 14/11/2024 15:27

Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt dự án khu đô thị, nhà ở xã hội, điện gió

Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt dự án khu đô thị, nhà ở xã hội, điện gió

Bình Định sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị, nhà ở xã hội, nhà máy xử lý chất thải, bệnh viện quốc tế, nhà máy điện gió…

Đầu tư - 14/11/2024 15:17

Hà Nội thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI

Trong 10 tháng năm 2024, Hà Nội đã thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 233 dự án với số vốn đạt trên 1,1 tỷ USD

Đầu tư - 14/11/2024 12:37

Vốn FDI đổ vào bất động sản công nghiệp tăng mạnh

Vốn FDI đổ vào bất động sản công nghiệp tăng mạnh

Vốn FDI đầu tư trực tiếp vào bất động sản công nghiệp của Việt Nam thời gian này đã tăng mạnh do có cơ chế thuận lợi, các chính sách về thương mại tốt.

Đầu tư - 14/11/2024 11:14

Thêm công cụ giúp địa phương chủ động thu hút FDI có chọn lọc

Thêm công cụ giúp địa phương chủ động thu hút FDI có chọn lọc

Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế (ISC) vừa chính thức ra mắt “Sổ tay hướng dẫn quản lý hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”

Đầu tư - 14/11/2024 06:30

13 nhà máy thủy điện Thừa Thiên Huế đồng loạt giảm sản lượng vì đâu?

13 nhà máy thủy điện Thừa Thiên Huế đồng loạt giảm sản lượng vì đâu?

Năm 2024, các nhà máy thủy điện tại Thừa Thiên Huế dự kiến đạt công xuất hơn 1.6 triệu kWh. Tuy nhiên, sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 30% so với kế hoạch năm, thấp hơn sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu so với cùng kỳ năm 2023.

Đầu tư - 14/11/2024 06:30