Động lực nào cho bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi trong năm 2024?

Nhàđầutư
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua với hàng nghìn khu nghỉ dưỡng, resort... Nhưng kể từ giữa năm 2022, phân khúc này liên tục biến động và rơi vào trạng thái ảm đạm kéo dài.
VŨ PHẠM
01, Tháng 04, 2024 | 15:35

Nhàđầutư
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua với hàng nghìn khu nghỉ dưỡng, resort... Nhưng kể từ giữa năm 2022, phân khúc này liên tục biến động và rơi vào trạng thái ảm đạm kéo dài.

sa

Hoàn thiện khung pháp lý được coi một động lực giúp bất động sản nghĩ dưỡng phục hồi. Ảnh: kinhtedothi.vn

Số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, năm 2023, cả nước có khoảng 3.165 sản phẩm bất động sản (BĐS) du lịch nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Lượng giao dịch cũng chưa phục hồi như kỳ vọng, toàn thị trường chỉ ghi nhận 726 giao dịch thành công do các dự án vẫn đang gặp vướng mắc về pháp lý nên chưa thể ra hàng.

Đáng chú ý, hàng tồn kho chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ các nhà đầu tư mua trước đó. Tại thị trường thứ cấp, các sản phẩm biệt thự biển, shophouse nghỉ dưỡng cũng phải đối mặt với thực tế khó thanh khoản dù giá đã giảm sâu.

VARS cho biết, trong khi các phân khúc khác đều đã có nhiều dấu hiệu phục hồi thì BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái "ảm đạm" mặc dù ngành du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ, gần tiến tới mức tương đương năm 2019 - năm chưa xảy ra đại dịch COVID-19.

Dự kiến, năm nay, nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng có cơ hội cải thiện khoảng 20% so năm 2023. Trong đó, loại hình căn hộ biển là điểm nhấn của phân khúc, do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.

Theo VARS, BĐS du lịch nghỉ dưỡng xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2015, phát triển bùng nổ với mức tăng trưởng lên tới 50% mỗi năm cho đến khi có sự giảm sút mạnh trong năm 2018 rồi liên tục biến động bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Cụ thể, giai đoạn 2015-2017, cùng với sự phát triển đa dạng về du lịch, hàng nghìn dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng được phát triển, tập trung ở khu vực Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc. Nhiều siêu dự án du lịch, nghỉ dưỡng hàng hiệu, mang nét đặc trưng riêng của vùng miền cũng được các "ông lớn" BĐS phát triển, với sự tham gia của các đơn vị nước ngoài có thương hiệu và uy tín toàn cầu. Đặc biệt là sản phẩm condotel phát triển ồ ạt, đưa ra thị trường vào những năm 2016-2017.

Tuy nhiên, đến năm 2018, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đổi chiều suy giảm do có nhiều bất cập nội tại khiến nhà đầu tư e ngại như: Tính pháp lý của condotel, năng lực vận hành, cam kết của chủ đầu tư, giá... Năm 2020, tác động của đại dịch khiến thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng có dấu hiệu đóng băng và không có giao dịch cho tới hết năm 2021.

Đầu năm 2022, dòng tiền dễ với lãi suất thấp được bơm vào thị trường, hướng vào hoạt động đầu cơ, kéo theo theo nhu cầu BĐS tăng cao ở tất cả các phân khúc. Thời điểm này, BĐS du lịch nghỉ dưỡng đã đón đầu làn sóng du lịch hậu đại dịch, đối với cả khách trong và ngoài nước. Ngay trong quý đầu năm 2022, các "ông lớn" BĐS dồn dập công bố, đề xuất đầu tư, tài trợ lập quy hoạch những dự án nghỉ dưỡng hàng trăm đến vài chục nghìn ha, thậm chí hàng tỷ USD.

Kể từ giữa tháng 5/2022, thị trường BĐS bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều lý do khác đã khiến điều kiện thị trường tài chính trở nên khó khăn hơn, kéo theo đó là nhiều rủi ro và lãi suất tăng. Cùng với các vấn đề pháp lý chưa được giải quyết, hàng loạt dự án BĐS phải tạm dừng triển khai, trong đó phần lớn là các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

"Hàng loạt doanh nghiệp phải trả giá vì phát triển ồ ạt ở các giai đoạn trước, nhiều dự án bị tạm dừng khiến lượng tồn kho tăng mạnh, trong khi nguồn cung mới sụt giảm nghiêm trọng", VARS cho hay.

Trước những khó khăn của thị trường, VARS nhận định, thời gian tới, việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ, triển khai các dự án hạ tầng... đặc biệt là hấp lực từ ngành du lịch sẽ là động lực để các doanh nghiệp phát triển dự án đẩy nhanh tiến độ, bơm thêm nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng mới vào thị trường. Từ đó, BĐS du lịch nghỉ dưỡng sớm bắt kịp đà phục hồi

Đồng thời, Nghị định 10/2023 tháo gỡ cho hoạt động cấp số hồng của loại hình condotel, officetel... thời gian tới có thể đạt độ ngấm nhất định, đem lại hy vọng cho chủ đầu tư và nhà đầu tư.

"Thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai, với sự hỗ trợ từ nhu cầu du lịch tăng cao và sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhưng, để phát triển bền vững, các chủ đầu tư cần chú trọng vào việc quy hoạch và phát triển dự án, nhằm bảo vệ và tôn trọng cảnh quan tự nhiên, đồng thời cung cấp một môi trường thuận lợi cho du lịch và nghỉ dưỡng", VARS nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24625.00 24645.00 24965.00
EUR 26253.00 26358.00 27524.00
GBP 30694.00 30879.00 31829.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26989.00 27097.00 27941.00
JPY 159.97 160.61 168.07
AUD 15907.00 15971.00 16458.00
SGD 18062.00 18135.00 18673.00
THB 665.00 668.00 696.00
CAD 18007.00 18079.00 18614.00
NZD   14619.00 15109.00
KRW   17.68 19.29
DKK   3525.00 3655.00
SEK   2280.00 2369.00
NOK   2246.00 2334.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ