Bất động sản Việt Nam: 'Miếng bánh' còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp ngoại

Nhàđầutư
Với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút ở hầu hết các phân khúc bất động sản, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn các nhà đầu tư nước ngoài.
VŨ PHẠM
19, Tháng 03, 2024 | 16:30

Nhàđầutư
Với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút ở hầu hết các phân khúc bất động sản, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn các nhà đầu tư nước ngoài.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 2 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò dẫn dắt khi đạt 2,17 tỷ USD, chiếm 77,5% tổng vốn. Ngay sau là hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) đạt 279,3 triệu USD, chiếm 10%; Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 128,4 triệu USD, chiếm 4,6%.

Nhận định về vấn đề này, Savills Việt Nam cho biết, Việt Nam được đánh giá cao về các yếu tố về chính sách thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với việc kiểm soát các yếu tố vĩ mô như ngoại hối hay lãi suất, Chính phủ đã thành công khi duy trì ổn định tỷ giá và giảm lạm phát hiệu quả. Việc giữ ổn định giá trị đã củng cố thêm sự yên tâm của phía nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam.

Với mức lãi suất ổn định, việc vay vốn các dự án đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, lãi suất thấp cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích mua sắm, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

bat-dong-san-Viet-Nam

 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã thực hiện chính sách tài khóa theo hướng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, kể đến như điều chỉnh giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng cho hầu hết các mặt hàng, gia hạn thời hạn nộp thuế, nộp tiền thuê đất trong năm 2023, giảm tiền thuê đất nộp trong năm 2023. Năm 2024, Chính phủ định hướng duy trì chính sách tài khóa mở rộng và nới lỏng chính sách tiền tệ với mục tiêu đảm bảo thu ngân sách song hành với hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, kích thích tăng trưởng.

Đối với lĩnh vực BĐS, từ năm ngoái, nhiều nghị định, nghị quyết được thông qua nhằm hỗ trợ thị trường. Các chính sách này được kỳ vọng tăng tính dự báo và ổn định cho thị trường BĐS, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án đầu tư.

Ông Nguyễn Toàn, Quản lý Bộ phận Đầu tư Savills Hà Nội đánh giá, Việt Nam thể hiện sự ổn định không chỉ về tình hình chính trị mà còn trong bối cảnh vĩ mô, nơi kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, với mức lạm phát duy trì thấp và tỷ giá được Nhà nước kiểm soát ổn định hơn trong tương quan với các quốc gia khác trong khu vực. Do đó, lĩnh vực BĐS, Việt Nam vẫn duy trì là điểm đến đầu tư đáng chú ý của các nhà đầu tư và nhà phát triển BĐS nước ngoài tại những vị trí và phân khúc có dư địa phát triển tốt.

Sức hấp dẫn trải dài trên các phân khúc

Vị chuyên gia nhìn nhận, mỗi phân khúc BĐS của thị trường Việt Nam trong năm 2024 đều có những điểm nhấn đầu tư riêng thu hút nhà đầu tư ngoại.

Cụ thể, đối với phân khúc BĐS nhà ở, nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và có xu hướng phát triển các dự án mang thương hiệu riêng của mình trong bối cánh nguồn cung khan hiếm và nhu cầu nhà ở của người dân cao.

"Lợi thế của các chủ đầu tư nước ngoài là về thương hiệu, ý tưởng thiết kế, cùng tiêu chuẩn và chất lượng xây dựng nên các sản phẩm phát triển dù ở phân khúc cao cấp vẫn luôn được thị trường đón nhận tích cực", ông nói.

Đối với BĐS văn phòng, theo quan sát của Savills, thị trường chứng kiến tăng trưởng nguồn cầu từ khối doanh nghiệp năng lượng, sản xuất và tư vấn, góp phần duy trì tỷ lệ lấp đầy ổn định. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, xu hướng thị trường văn phòng mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư nước ngoài có năng lực đầu tư và định vị sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh.

Ở lĩnh vực bán lẻ, ông Toàn cho rằng, sự gia nhập của các ông lớn về mảng bán lẻ đã thể hiện sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư lớn đang tích cực tìm kiếm quỹ đất để triển khai các dự án BĐS thương mại dịch vụ hiện đại với quy mô lớn, tập trung vào trải nghiệm của người tiêu dùng.

Đơn cử như đầu tháng 2/2024, "ông trùm" BĐS bán lẻ Central Pattana - một thành viên của tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Group đã rục rịch thành lập pháp nhân tại Việt Nam nhằm gia nhập thị trường. Trước đó, THISO sau khi mở đại siêu thị Emart thứ 3 tại TP.HCM đã cho thấy chiến lược mở rộng đại siêu thị thứ 4 tại phía Bắc với việc mua lại quỹ đất rộng 2,4 ha tại khu đô thị Tây Hồ Tây.

Còn đối với thị trường khách sạn, năm 2023, Việt Nam đón 120,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 19% theo năm. Lượng khách quốc tế đạt 12,6 triệu lượt, tăng 3 lần so với 2022. Công suất thuê và giá thuê khách sạn tại Hà Nội và TP.HCM đều ghi nhận mức tăng. Trên đà phục hồi, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào dư địa phát triển của thị trường khách sạn và xem đây là thời điểm phù hợp để tham gia thị trường.

"Trước đây, chủ yếu nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào sẽ ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát, thì giờ đây họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh … để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau thời gian tìm hiểu thị trường cũng mở rộng phạm vi về địa điểm của dự án, đặc biệt trong việc nghiên cứu cơ hội đầu tư tại các khu vực ngoài các thành phố lớn", ông Toàn phân tích.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ