HoREA: Vướng mắc pháp lý 3 cấp độ tại các dự án bất động sản sẽ cơ bản được giải quyết

Nhàđầutư
Hiệp hội bất động sản TP.HCM kỳ vọng các dự thảo nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 sẽ giải quyết được vướng mắc một số quy định của các luật, vướng một số quy định của văn bản dưới luật và trong công tác thực thi pháp luật.
VŨ PHẠM
11, Tháng 03, 2024 | 06:50

Nhàđầutư
Hiệp hội bất động sản TP.HCM kỳ vọng các dự thảo nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 sẽ giải quyết được vướng mắc một số quy định của các luật, vướng một số quy định của văn bản dưới luật và trong công tác thực thi pháp luật.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp và Bộ TN&MT về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 và các luật có liên quan sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực tiễn để đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đó, năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết cả nước đã có khoảng 1.200 dự án BĐS, nhà ở thương mại bị vướng mắc, chủ yếu là vướng mắc pháp lý, trong đó TP.HCM có hơn 148 dự án bị vướng mắc pháp lý ở cả 3 cấp độ.

Thứ nhất, vướng một số quy định của các luật, trong đó có Luật Đất đai là vướng mắc khó giải quyết nhất, nhưng với các luật, nghị quyết mà Quốc hội đã ban hành và sắp ban hành bao gồm các dự thảo nghị quyết thí điểm của Quốc hội thì sẽ cơ bản giải quyết được các vướng mắc này.

luat-dat-dat-2024

Vướng mắc pháp lý chiếm tới 70% khó khăn của doanh nghiệp BĐS. VP

Điển hình là quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì Luật Đất đai 2013 tại khoản 1 Điều 73, điểm a khoản 1 Điều 169, khoản 2 Điều 191, khoản 1 Điều 193 quy định rất thông thoáng, cho phép tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất... để thực hiện dự án đầu tư bao gồm dự án nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, điểm c khoản 2 Điều 22 và khoản 1, khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 (ban hành sau đó 1 năm) lại chỉ công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với 1 trường hợp nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất ở hợp pháp hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở thương mại nên đã "vô hiệu hóa" các quy định thông thoáng của Luật Đất đai 2013.

Thứ hai, vướng một số quy định của văn bản dưới luật, điển hình là vướng mắc, ách tắc trong công tác định giá đất cụ thể. Trong đó, chủ yếu là việc áp dụng phương pháp thặng dư (khoảng 80% trường hợp định giá đất cụ thể áp dụng phương pháp thặng dư) để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án BĐS, nhà ở thương mại theo các quy định của Nghị định 44/2014 của Chính phủ, Thông tư 36/2014 của Bộ TN&MT dẫn đến hệ quả là rất nhiều chủ đầu tư dự án không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, khách hàng mua nhà không được cấp sổ hồng.

Chỉ tính riêng tại TP.HCM đã có khoảng 100 dự án với hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng do vướng công tác định giá đất và gây ra rủi ro pháp lý cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước trong thi hành công vụ và người liên quan.

Để xử lý vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44 quy định về giá đất, bổ sung nhiều quy định mới có tính khả thi và sát với thực tiễn, sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc trong công tác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án BĐS, nhà ở thương mại cho các địa phương trong năm 2024.

Cuối cùng là vướng trong công tác thực thi pháp luật nhất là tại các địa phương, trong đó có tâm lý của một số cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước sợ trách nhiệm, sợ vướng rủi ro pháp lý dẫn đến né tránh, đùn đẩy, không dám đề xuất, không dám quyết định, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật chưa đủ độ rõ, chưa cụ thể hoặc chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất hoặc. chưa dễ hiểu, chỉ có một cách hiểu và dễ thực hiện.

Vì vậy, HoREA đề nghị tập trung nghiên cứu đóng góp ý kiến để xây dựng hoàn thiện các dự thảo nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, trong đó cần đặc biệt quan tâm 3 dự thảo nghị định gồm: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định quy định về giá đất và Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Đi đôi với việc triển khai Luật Đất đai 2024, HoREA đề nghị triển khai đồng bộ các luật có liên quan như Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh BĐS 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và cũng cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu đóng góp ý kiến để xây dựng hoàn thiện các dự thảo nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật này để bảo đảm tính đồng bộ.

Đồng thời, đề nghị Bộ Tư pháp cần phát huy thẩm quyền riêng, bởi lẽ Bộ Tư pháp có thể "tuýt còi" văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy phạm pháp luật ban hành không đúng thẩm quyền hoặc không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; phát huy hơn nữa chức năng kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ