H&M kinh doanh thua lỗ khắp thế giới nên sang Việt Nam?

H&M - nhà bán lẻ thời trang giá rẻ hàng đầu thế giới đang phải ôm số hàng tồn kho lên tới hơn 4 tỷ USD.
ANH MAI
29, Tháng 03, 2018 | 08:27

H&M - nhà bán lẻ thời trang giá rẻ hàng đầu thế giới đang phải ôm số hàng tồn kho lên tới hơn 4 tỷ USD.

Báo cáo kết quả kinh doanh do H&M công bố ngày 27/3 cho thấy giá trị số hàng tồn kho của hãng này đã tăng lên mức kỷ lục, hơn 4 tỷ USD, tương đương 17,6% doanh thu của hãng trong cả quý, trong khi lợi nhuận giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm.

Lợi nhuận ròng quý tài khóa kết thúc vào cuối tháng 2/2018 của hãng thời trang Thụy Điển giảm 44% so với cùng kỳ năm trước, còn 1,37 tỷ Kronor, tương đương 167,4 triệu USD.

Cổ phiếu của nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới sau Zara đã giảm khoảng 6,8% trong phiên giao dịch ngày thứ ba 27/3, mức thấp nhất kể từ năm 2005.

Hôm thứ Ba, trang web của công ty đã quảng cáo "giảm giá tới 70%". Nhiều mặt hàng được giảm giá mạnh như áo phông Halloween được bán với giá 3,99 USD, trong khi trang phục ông già Noel của trẻ em được giảm giá còn 4,99 USD.

HM

H&M đang giảm giá mạnh nhiều mặt hàng. Ảnh: Bloomberg 

Giám đốc điều hành H&M - ông Karl-Johan Persson, nói: "Sự chuyển đổi nhanh chóng của ngành bán lẻ thời trang vẫn đang diễn ra. Khởi đầu năm 2018 đã trở nên khó khăn. Doanh thu yếu kết hợp với việc tăng giá đáng kể đã có tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên".

Các nhà phân tích đã chỉ ra một các yếu tố dẫn đến những rắc rối mà H&M đang phải đối mặt, trong đó nguyên nhân chủ yếu đến từ tầng lớp Millennials (những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) đang lớn lên và ưa thích mua đồ chất lượng tốt hơn là mua đồ rẻ tiền.

Theo Milton Pedraza, giám đốc điều hành của Học viện Luxury ở New York, có sự cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty như Zara, Topshop, Uniqlo và Asos - tất cả những khách hàng này có khuynh hướng liên kết với trang phục chất lượng cao hơn và trang web bán hàng tốt hơn. 

Pedraza nói: "Millennials đang tìm kiếm chất lượng hơn số lượng. Họ quan tâm đến thời trang và nhiều hơn nữa về chất lượng và tính cổ điển, mà H&M không thể cung cấp điều này".

Đầu năm nay, H&M đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội của khách hàng vì hình ảnh quảng bá sản phẩm bị cho là phân biệt chủng tộc trên website bán hàng tại Anh.

Cụ thể, hãng này đã sử dụng người mẫu nhí da đen mặc chiếc áo in dòng chữ “coolest monkey in the jungle" (chú khỉ ngầu nhất trong rừng). Bên cạnh đó là 2 mẫu nhí da trắng, một mặc áo hình thú không in chữ, một mặc áo in hình hổ kèm dòng chữ “survival expert” (chuyên gia sinh tồn).

HM

Hình ảnh 3 mẫu áo hoodie trẻ em của H&M trên website bán hàng tại Anh. Ảnh: Twitter

“Monkey” (con khỉ) trong lịch sử là từ mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc đối với người da đen, gợi đến sự sỉ nhục mà những người da màu phải chịu đựng vài thế kỷ trước.

Đã có nhiều lời kêu gọi tẩy chay từ phía khách hàng sau sự kiện này. Khởi đầu là nam ca sĩ hàng đầu người da đen The Weeknd và rapper đình đám G-Eazy đã tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với công ty.

“Tôi thức dậy và cảm thấy shock, xấu hổ khi nhìn thấy bức hình này. Bản thân tôi cảm thấy bị xúc phạm nặng nề và sẽ không bao giờ làm việc cùng H&M nữa”, The Weeknd  viết trên Instagam.

Mặc dù H&M đã chính thức “xin lỗi bất kỳ ai có thể cảm thấy bị xúc phạm", nhưng tuyên bố này dường như chưa đủ để xoa dịu dư luận.

Khoảng 17 cửa hiệu của H&M ở Nam Phi đã buộc phải đóng cửa do vấp phải làn sóng biểu tình dữ dội trước một bức ảnh quảng cáo bị cho là phân biệt chủng tộc của hãng này.

Andreas Inderst, nhà phân tích của Macquarie Group ở London, cho biết: "Có sự va chạm lớn giữa kỳ vọng của khách hàng và những gì công ty đang thực hiện. Đây là vấn đề toàn ngành, nhưng đối với H&M nó đã trở thành một vấn đề đặc biệt rõ nét".

Trong khi đó, các nhà điều hành của công ty cho biết họ đang lên kế hoạch giảm giá thêm trong quý II. Công ty cũng đang chuẩn bị giới thiệu một "siêu thị phi giá", được gọi là Afound, sẽ bán hàng giảm giá của H&M, cũng như các thương hiệu khác.

Trong lúc giới trẻ sành điệu trên thế giới đã không còn "ngó ngàng" nhiều đến H&M thì các tín đồ thời trang Việt xếp hàng rồng rắn ngày cửa hiệu H&M khai trương và nín thở chờ đợi H&M mở thêm cửa hàng mới.

Việt Nam là thị trường thứ 68 trên toàn cầu và là thị trường thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á của H&M. Cửa hàng đầu tiên của hãng tại Việt Nam khai trương ngày 9/9/2017 ở TP. HCM.

Ngày đầu khai trương cửa hàng thứ 2 của H&M tại TTTM Vincom Mega Mall Royal City Hà Nội ngày 11/11/2017 đã thu hút 13.000 lượt khách hàng mua sắm, trong đó có hàng nghìn tín đồ thời trang đã xếp hàng từ đêm.

Trước đó, đại diện H&M từng chia sẻ hãng thời trang này nhìn thấy tiềm năng gần đây của thị trường Việt Nam khi dân số trẻ, kinh tế phát triển nhanh. H&M Việt Nam đang tìm kiếm rất nhiều địa điểm khác nhau để mở một số lượng lớn cửa hàng trong 2 năm tiếp theo.

Thương hiệu này cũng không giấu tham vọng trở thành là điểm đến thời trang số 1 ở Việt Nam trong vài năm tới.

(Theo Washingtonpost)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ