Hàng loạt hãng hàng không quốc tế báo lỗ

Nhàđầutư
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục khiến hoạt động vận tải hàng không toàn cầu ngưng trệ, phần lớn các hãng hàng không trên thế giới đều báo lỗ trong quý III cũng như hạ thấp dự báo tăng trưởng trong quý còn lại của năm 2020.
THANH TRẦN
01, Tháng 11, 2020 | 06:57

Nhàđầutư
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục khiến hoạt động vận tải hàng không toàn cầu ngưng trệ, phần lớn các hãng hàng không trên thế giới đều báo lỗ trong quý III cũng như hạ thấp dự báo tăng trưởng trong quý còn lại của năm 2020.

0224N-ANA

Hàng loạt hãng hàng không quốc tế báo lỗ trong quý III.  Ảnh: Nikkei

Japan Airlines cho biết họ dự kiến ​​sẽ lỗ ròng từ 240 tỷ yên đến 270 tỷ yên trong năm tài chính 2020, đánh dấu lần đầu tiên hãng báo lỗ kể từ năm 2012, do đại dịch COVID-19 làm giảm mạnh nhu cầu đi lại bằng đường hàng không.

JAL cho biết họ đã lỗ ròng 161,23 tỷ yên trong nửa đầu năm tài chính 2020. Ngoài ra, doanh số của hãng cũng giảm 74% xuống mức 194,8 tỷ yên trong khi mức lỗ trước thuế và phí là 224 tỷ yên.

Hideki Kikuyama, một giám đốc điều hành cấp cao của JAL, cho biết số lượng hành khách quốc tế đã giảm 97,7% so với một năm trước đó, do phần lớn các quốc gia đều hạn chế việc nhập cảnh kể từ khi đại dịch bùng phát.

Số lượng hành khách nội địa cũng giảm 76,1% một phần do sự bùng phát trở lại trên khắp Nhật Bản trong kỳ nghỉ hè năm nay, mặc dù chính phủ đã khởi động chương trình trợ giá cho các chuyến đi trong nước.

Tuy nhiên, ông Kikuyama cho biết tình hình tài chính của họ đang "phục hồi ổn định" do các nỗ lực cắt giảm chi phí, bao gồm giảm chi phí trả lương và phí quảng cáo.

Ông cho biết JAL sẽ tăng cường kinh doanh hãng hàng không giá rẻ với hãng hàng không công ty con Zipair Tokyo để bù đắp khoản lỗ doanh thu vừa qua. Hàng này tin rằng sẽ mất "ba hoặc bốn năm" để số lượng hành khách thương gia quốc tế trở lại mức trước đại dịch.

JAL dự kiến ​​lượng hành khách quốc tế sẽ quay trở lại mức từ 25% đến 45% vào tháng 3/2021, trong đó lượng hành khách nội địa quay trở lại khoảng 80%.

Là một phần trong những nỗ lực tiếp theo để phục hồi sau đại dịch, JAL cho biết họ sẽ ngừng hoạt động tổng cộng 24 máy bay chở khách cỡ lớn Boeing 777 và trả lại 5 máy bay Boeing 737 cho thuê vào cuối năm tài chính 2022, với kỳ vọng cắt giảm chi phí cố định khoảng 60 tỷ yên.

Ngoài ra, các giám đốc của JAL sẽ phải đối mặt với việc cắt giảm 55% lương trong năm kinh doanh tiếp theo.

Về tình hình tài chính, hãng cho biết họ có 346,6 tỷ yên tiền mặt vào cuối tháng 9.

"Chúng tôi đã duy trì một nền tảng tài chính lành mạnh và bền vững, bất chấp những khó khăn kinh doanh", ông Kikuyama nói.

Mới đây, ANA đã dự báo khoản lỗ hoạt động lớn nhất từ trước đến nay, lên tới 505 tỷ yên (4,8 tỷ USD) cho năm tài chính 2020. Cùng với kết quả kinh doanh hàng quý, hãng cũng công bố kế hoạch tái cơ cấu nhằm đối phó với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

ANA cũng sẽ đặt mục tiêu cắt giảm 150 tỷ yên chi phí trong năm tài chính hiện tại. Theo ước tính của Bloomberg, hãng này có thể phải đối mặt với mức lỗ hoạt động trung bình là 376 tỷ yên trong năm nay.

Ngành hàng không toàn cầu trị giá 838 tỷ USD dự kiến sẽ chứng kiến doanh thu giảm một nửa trong năm nay, với các hãng hàng không cắt giảm việc làm và đảm bảo nguồn vốn để vượt qua khủng hoảng.

ANA, hãng hàng không lớn nhất của Nhật Bản, đang phải chịu sự sụt giảm nghiêm trọng về lưu lượng hành khách trong nước và quốc tế. Hãng đang có kế hoạch đảm bảo khoảng 400 tỷ yên cho các khoản vay thứ cấp để duy trì hoạt động.

Chủ tịch ANA Holdings, Shinya Katanozaka cho biết tập đoàn sẽ thực hiện các bước đi táo bạo để xoay chuyển tình hình kinh doanh của mình.

Theo kế hoạch tái cơ cấu, ANA cho biết họ sẽ ngừng hoạt động 35 chiếc máy bay, trong đó bao gồm 22 chiếc Boeing 777 thân rộng, đồng thời trì hoãn việc giao hàng một chiếc 777 và một chiếc siêu máy bay Airbus SE A380.

Nhà phân tích James Teo của Bloomberg Intelligence cho biết: "Cả JAL và ANA đều có đủ thanh khoản để tồn tại ít nhất trong năm tài chính này".

ANA cũng đưa ra dự báo doanh thu 740 tỷ yên cho năm tài chính 2020, thấp hơn so với dự đoán trung bình của các nhà phân tích là 926 tỷ yên.

Hãng dự kiến ​​sẽ nhận các khoản vay thứ cấp từ Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui, Tập đoàn Tài chính Mizuho và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản do chính phủ hậu thuẫn. Nikkei đưa tin vào tháng trước rằng ANA đang xem xét huy động 200 tỷ yên thông qua đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Trong khi đó, tại châu Âu, IAG, chủ sở hữu của British Airways, đã báo cáo khoản lỗ 1,3 tỷ euro trong quý III do đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, buộc hãng phải tiếp tục hạ thấp triển vọng năng lực trong phần còn lại của năm.

Tập đoàn hàng không IAG (cũng sở hữu các hãng hàng không Iberia, Vueling và Aer Lingus), đã công bố kết quả sơ bộ trong quý III sớm hơn một tuần so với dự kiến.

Khoản lỗ 1,3 tỷ euro tệ hơn đáng kể so với mức dự báo 920 triệu euro của các nhà phân tích. Thậm chí, nó còn trái ngược hoàn toàn với mức lợi nhuận 1,4 tỷ euro mà hãng đạt được trong cùng kỳ năm ngoái.

IAG cho biết rằng trong quý IV, hãng sẽ bay không quá 30% công suất mà họ đã bay trong cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức dự báo trước đó, vốn đã bị cắt giảm nghiêm trọng.

Với việc ít bay hơn, tập đoàn này cảnh báo sẽ không còn kỳ vọng đạt mức hòa vốn về dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý IV, nhưng cho rằng thanh khoản vẫn rất tốt. IAG đã huy động được 2,74 tỷ euro từ các cổ đông vào đầu tháng 10, qua đó tăng thanh khoản lên 9,3 tỷ euro.

Tương tự, hàng không Air France-KLM của Pháp cũng thông báo thua lỗ nặng nề trong quý III, đồng thời dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong quý IV.

Air France ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 1,7 tỷ euro (1,9 tỷ USD) trong quý vừa qua, trái ngược với mức lãi 363 triệu euro vào cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu của hãng trong quý III chỉ đạt 2,5 tỷ euro, giảm hơn 3 lần so với con số 7,6 tỷ euro cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, số lượt khách của Air France quý vừa qua cũng giảm tới 70% xuống còn 8,8 triệu lượt.

Cũng trong tuần qua, American Airlines đã công bố một khoản lỗ lớn hàng quý do đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch vào mùa hè.

Doanh thu của hãng đã giảm 73% trong quý III xuống còn 3,17 tỷ USD từ mức 11,9 tỷ USD một năm trước đó.  Theo đó, American Airlines đã lỗ ròng 2,4 tỷ USD trong quý III, đối ngược với khoản lãi 425 triệu USD một năm trước đó.

Hãng cho biết họ đã ủy quyền bán cổ phiếu để huy động lên đến 1 tỷ USD.

American Airlines đã bắt đầu tuyển dụng thêm 19.000 nhân viên trong tháng này sau khi các điều khoản của gói viện trợ liên bang trị giá 25 tỷ USD cho lĩnh vực hàng không hết hạn. Hãng này đã nhiều lần lên tiếng về việc thúc giục các nhà lập pháp và chính quyền ông Trump cung cấp thêm 25 tỷ USD viện trợ cho các hãng hàng không, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

American Airlines đã cắt giảm lượng tiền mặt của họ xuống còn khoảng 44 triệu USD mỗi ngày trong quý III từ mức 58 triệu USD trong giai đoạn 3 tháng trước đó. Hãng dự kiến ​​sẽ giảm xuống 25 triệu đến 30 triệu USD một ngày trong quý IV. American Airlines cho biết họ sẽ hoãn việc nhận 18 máy bay Boeing 737 Max, muộn nhất là vào năm 2024.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ