Góc tối của chứng khoán phái sinh

LÊ HẢI
10:34 12/07/2018

Lịch sử đã nhiều lần chứng kiến sự góp mặt của sản phẩm phái sinh trong các cuộc khủng hoảng tài chính, điều này mang lại cho Việt Nam những bài học về phát triển thị trường.

Hacker in the dark

Góc tối của chứng khoán phái sinh

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng nêu quan điểm, chứng khoán phái sinh là loại vũ khí tài chính có sức hủy diệt hàng loạt trên thị trường. Theo Bloomberg, Berkshire Hathaway - doanh nghiệp của tỷ phú này cũng đang dần từ bỏ công cụ phái sinh và tìm hướng đầu tư mới cho hơn 100 tỷ USD tiền mặt.

Lịch sử đã chứng minh nhận định của Buffett là đúng. Nhìn lại hai cuộc khủng hoảng hoa tulip tại Hà Lan và bất động sản tại Mỹ, đều có bóng dáng của sản phẩm phái sinh.

Ở cuộc khủng hoảng hoa Tulip của Hà Lan, dù chỉ đóng vai trò phụ, những hợp đồng quyền chọn (HĐQC), hợp đồng tương lai (HĐTL), hợp đồng kỳ hạn bán... ở vùng giá cao xuất hiện khi một số nhà đầu tư nhận thấy sự bất thường và vô lý trong giá trị của những bông hoa Tulip đã 'châm ngòi' và đẩy sự sụp đổ diễn ra chóng vánh, đột ngột.

Với 'bong bóng' bất động sản Mỹ, thị trường phái sinh phi tập trung (OTC) và sự bùng nổ của hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng, cùng một số sản phẩm khác (với mục đích bảo đảm cho người mua trái phiếu khỏi rủi ro phá sản), đã tạo nên quy mô ảo trên thị trường. Khi bong bóng ‘nổ’, ảnh hưởng tài chính của cuộc khủng hoảng này thêm nghiêm trọng và lan rộng.

Biến tướng của thị trường phái sinh Việt Nam

Tại Việt Nam, khi kỹ thuật bán khống chưa thể thực hiện để nhà đầu tư kiếm lợi trong thị trường giá xuống, chứng khoán phái sinh trở thành ‘mảnh đất màu mỡ’. Tuy nhiên, sự phát triển theo hướng đầu cơ thay vì một kênh phòng ngừa rủi ro, khiến phái sinh tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực với chứng khoán cơ sở.

Cuối tháng 6, theo số liệu của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), số lượng tài khoản phái sinh gấp đôi so với cuối năm 2017, chiếm 1,72% tổng số tài khoản trên thị trường chứng khoán, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, chỉ có 126 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức và 164 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng tài khoản giao dịch đạt 5.917 đơn vị.

Thanh khoản phái sinh cũng gấp 4 lần so với năm trước, tăng đột biến từ đầu tháng 4 - thời điểm thị trường cơ sở bắt đầu đi xuống.

Điểm đáng chú ý là giao dịch phái sinh tập trung chủ yếu với hợp đồng thời gian đáo hạn ngắn và khối lượng hợp đồng mở ít thay đổi.

Tong hop gia tri giao dich phai sinh

Từ tháng 4, thanh khoản phái sinh đã tăng gấp 7-8 lần, nhưng khối lượng hợp đồng mở chỉ biến động quanh mức 10.000 - 11.000 hợp đồng/phiên. Bên cạnh đó, hợp đồng tương lai đáo hạn gần luôn chiếm 97-99% thanh khoản. Diễn biến trên cho thấy, khẩu vị của các cá nhân, tổ chức trên thị trường chủ yếu trong ngắn hạn, theo hướng đầu cơ.

Trong khi thị trường phái sinh tiếp tục tăng trưởng, chứng khoán cơ sở tiếp tục ảm đạm với thanh khoản sụt giảm. Phiên 10/7 ghi nhận giá trị giao dịch thấp nhất từ đầu tháng 2/2017 của Việt Nam.

Phái sinh không phải là "tội đồ" gây nên sự ảm đạm trên thị trường chứng khoán cơ sở. Chắc chắn là như vậy. Các tác động từ yếu tố bên ngoài như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay sự bán ròng của khối ngoại đã khiến thị trường giảm mạnh từ đỉnh 1.200 điểm về 1.000 điểm. Tuy nhiên, ở những giai đoạn nhạy cảm khi nhà đầu tư mất phương hướng, phái sinh đã trở thành một kim chỉ nam dẫn dắt để nhà đầu tư dự đoán xu hướng ngắn hạn. Nếu mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở, nhà đầu tư phải chờ T+3 chứng khoán mới về tới tài khoản. Nhà đầu tư cũng không thể sửa sai nếu phiên hôm sau xuất hiện các thông tin tiêu cực. Còn đối với chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có thể bán xuống và đóng vị thế ngay phiên, tức T+0.

Các môi giới đã khuyên nhà đầu tư bỏ chứng khoán cơ sở để chuyển sang phái sinh "lướt sóng" cho nhanh, nhưng thực tế phái sinh có dễ dàng thu được lợi nhuận? Một lãnh đạo trong ngành chứng khoán cho rằng, chỉ có 5% nhà đầu tư thu được lợi nhuận trên TTCK phái sinh, còn lại đa phần thua lỗ. Mặc dù giá các cổ phiếu cơ bản đã xuống rất thấp, nhưng vẫn chưa xuất hiện lực cầu bắt đáy.

Trao đổi với một quỹ đầu tư trên thị trường, vị lãnh đạo cho rằng thực sự đang không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Áp lực đầu cơ ‘bán xuống’ trên thị trường phái sinh đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư, khiến chứng khoán cơ sở liên tục phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, đảo chiều.

Có ý kiến cho rằng, không thể đổ lỗi cho phái sinh đã gây ảnh hưởng đến thị trường, có chăng là do chỉ số cơ sở của phái sinh là VN30 có thể bị tác động bởi một số cổ phiếu cấu thành trong rổ VN30, từ đó tác động đáng kể đến toàn bộ chỉ số. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng hiện tượng điều khiển chỉ số VN30 để trục lợi trên thị trường phái sinh phải nhìn nhận cẩn thận từ góc độ chi phí vốn. Để đẩy 1 điểm hay ép 1 điểm ở chỉ số VN30 (trong khoảng thời gian nhất định) cần tác động đến các cổ phiếu nào và chi phí là bao nhiêu (tiền). Liệu chi phí đó có bù đắp được từ đầu cơ trên thị trường phái sinh hay không.

Một lãnh đạo trong ngành chứng khoán mới đây cho rằng, những diễn biến của chứng khoán phái sinh, bên cạnh việc phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư, còn phải tính thêm một số yếu tố, biểu hiện về thao túng hoặc làm giá. Sở HNX đang tăng cường giám sát trên thị trường.

Kinh nghiệm quản lý của nước bạn

Động thái 'bán xuống' các chỉ số với thanh khoản lớn trên thị trường phái sinh, ít nhiều làm liên tưởng tới trường hợp đổ vỡ của đồng bảng Anh và bath Thái năm 1992 và 1997. Hai đồng tiền này đã bị các nhà đầu cơ bán khống lượng lớn trên thị trường tiền tệ, dù ngân hàng quốc gia hai nước đã nỗ lực phòng ngự, sự 'sụp đổ' vẫn diễn ra.

Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu trông đợi những chính sách mới của UBCKNN và HNX để tạo nên chuyển biến của thị trường phái sinh nói riêng và chứng khoán nói chung.

Nhìn sang các thị trường bạn, để kiểm soát chứng khoán phái sinh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore có những chính sách thắt chặt cơ chế giao dịch.

Sau ‘bong bóng’ phái sinh năm 2011, Trung Quốc đã tiến hành thắt chặt các điều kiện tham gia thị trường. Cơ quan quản lý nước này từng nhận định, sản phẩm chứng khoán phái sinh kiểu hợp đồng tương lai là một 'con dao hai lưỡi'. Đây là một công cụ để quản lý rủi ro nhưng cũng là nguồn cơn của những rủi ro, trừ trường hợp công cụ này được sử dụng một cách đúng đắn.

Một số điều kiện được cơ quan quản lý đề ra khi giao dịch phái sinh như: cá nhân phải vượt qua kỳ thi; vốn của tài khoản giao dịch phải tối thiểu 500.000 Nhân dân tệ (73.000 USD). Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng phải chứng minh được rằng họ đã thực hành được ít nhất 20 giao dịch chứng khoán phái sinh (ở đây là hợp đồng tương lai) giả định hoặc thực hiện giao dịch ít nhất 10 hợp đồng tương lai hàng hóa trong vòng 3 năm trước đó. Ngoài ra nhà đầu tư phải ký quỹ từ 15-18% giá trị hợp đồng tùy thuộc vào từng loại hợp đồng.

Bang chung khoan do

Với Hàn Quốc, sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, quốc gia này cũng tiến hành thắt chặt các điều kiện gia nhập thị trường phái sinh. Cụ thể, cơ quan quản lý Hàn Quốc đã tăng hệ số nhân của các hợp đồng quyền chọn chỉ số KOSPI 200 (vào năm 2011), kéo theo việc gia tăng giá trị hợp đồng và gia tăng mức ký quỹ giao dịch, tăng chi phí gia nhập thị trường để hạn chế các nhà đầu tư nhỏ. Đặc biệt, bất kỳ nhà đầu tư cá nhân mới nào cũng phải trải qua 30 giờ đào tạo và 50 giờ thực hành nếu muốn giao dịch trên thị trường. Những chính sách này của Hàn Quốc nhằm tăng cường tính toàn vẹn của thị trường và tập trung bảo vệ nhà đầu tư.

Tại Singapore, nước này yêu cầu các thành viên giao dịch phải là một nhà kinh doanh phái sinh chuyên nghiệp có đầy đủ kiến thức, trong khi các thành viên thanh toán phải có mức vốn tối thiểu 5 triệu đô la Singapore, có giấy phép cung cấp dịch vụ thị trường vốn và đáp ứng những chuẩn mực tài chính cao nhất.

Hay tại Nhật Bản, nước này đã đưa ra nguyên tắc ứng xử trên thị trường như: khi giá của thị trường hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn vượt quá giá của chỉ số cổ phiếu cơ sở thì tiến hành tạm thời dừng giao dịch trong vòng 15 phút; khi tham gia giao dịch mua bán sản phẩm phái sinh, các đối tượng giao dịch phải có báo cáo hàng ngày về việc thay đổi vị thế khi tham gia giao dịch…

Theo một báo cáo của CTCK Vietcombank (VCBS), giao dịch phái sinh Việt Nam vẫn đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, đầu cơ kiếm lời, vì vậy dòng tiền sẽ không sớm trở lại thị trường cơ sở, trừ trường hợp có sự can thiệp mang tính hệ thống bắt nguồn từ phía cơ quan quản lý.

(Theo NDH)

  • Cùng chuyên mục
SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng

SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng

Năm 2025, SJ Group đặt mục tiêu doanh thu 1.211 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm trước, còn lợi nhuận ở mức 753 tỷ đồng.

Tài chính - 28/03/2025 16:59

Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025

Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025

CTCP Thuỷ điện Hủa Na đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2025 đạt 828,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế khoảng 185,3 tỷ đồng, giảm tới 31,3% so với năm 2024.

Tài chính - 28/03/2025 15:28

Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026

Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.

Tài chính - 28/03/2025 14:24

Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, cần tái cấu trúc nhà đầu tư, đào tạo đầu tư thông minh, nhanh chóng nâng hạng thị trường...

Tài chính - 28/03/2025 13:59

CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới

CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới

Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.

Tài chính - 28/03/2025 07:36

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.

Tài chính - 27/03/2025 18:55

Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'

Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'

CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.

Tài chính - 27/03/2025 17:58

Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore

Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore

Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.

Tài chính - 27/03/2025 17:35

Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay

Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 27/03/2025 12:13

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt

Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.

Tài chính - 27/03/2025 12:12

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh

Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.

Tài chính - 27/03/2025 07:59

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025

Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.

Tài chính - 27/03/2025 07:00

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13