'Ghìm cương' giá thép: Cách nào?

MẠNH ĐỨC
16:36 11/05/2021

Thị trường thép xây dựng thời gian qua luôn trong tình trạng “căng như dây đàn”, đặc biệt trong tháng 4 và đầu tháng 5/2021...

photo1620702762483-1620702762601902337127 (1)

Ảnh: Internet.

Giá thép liên tục tăng từng ngày và thiết lập đỉnh mới khi vượt ngưỡng 17.000 đồng/kg vào ngày 8/5. Với đà tăng này, liệu giá thép có trượt theo “vết xe đổ” năm 2008 - thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính?

Bài học từ 13 năm trước lại ùa về

Nếu như ở thời điểm đầu năm 2020, giá thép xây dựng chỉ dao động ở mức 11.000 – 12.000 đồng/kg, thì đến cuối năm 2020 đã tăng lên khoảng 15.000 đồng/kg, và đến đầu tháng 5/2021, giá thép đã ở mức trên 17.000 đồng/kg.

Nhìn lại bài học của 13 năm trước – năm 2008, khi đó những tháng đầu năm, giá phôi thép thế giới tăng liên tục, có lúc lên cả nghìn USD/tấn, kéo theo giá thép trong nước tăng cả chục triệu đồng/tấn, lên 22.000 – 23.000 đồng/kg.

10de42c6-ffa2-4cba-ac1a-d8804a474d83

Khi giá thép trong nước bắt đầu tăng, nhiều doanh nghiệp thương mại, đại lý thép đổ xô thu gom hàng trữ với số lượng tăng gấp 5-10 lần bình thường; lúc giá đã lên đến “đỉnh”, họ vẫn không chịu bán do hy vọng giá còn tăng tiếp. Tuy nhiên, đến tháng 8/2010, giá phôi thép thế giới đột ngột giảm xuống còn 330 USD/tấn kéo giá thép trong nước cũng giảm mạnh. Hậu quả là nhiều doanh nghiệp thương mại, kinh doanh thép rơi vào tình cảnh “tán gia bại sản”.

Trong những tháng đầu năm 2021, tình hình cũng đang diễn biến theo chiều hướng tương tự. Giá thép liên tục tăng cao trong quý 1/2021, đặc biệt ở tháng 4/2021, lên đến 40-50% so với quý 4/2020 khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng loại vật liệu này “đứng ngồi không yên”.

Trao đổi với VnEconomy mới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, tỏ ra rất lo lắng vì thép là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng về giá cao nhất trong giá thành xây dựng, với tốc độ giá thép tăng 40-50% thế này các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản.

Thậm chí, giá thép tăng nhanh tới mức đã có nhiều ý kiến đặt nghi vấn có sự “bắt tay” giữa các công ty thép, hay có hiện tượng đầu cơ nâng giá mặt hàng này. Tuy nhiên, theo khẳng định của Bộ Công Thương, Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành thép, không có cơ sở để kết luận các doanh nghiệp thép “bắt tay” đẩy giá thép lên cao.

Việc găm hàng ở các cơ sở sản xuất lớn khó xảy ra vì kho bãi giới hạn, chi phí, vốn lưu động của ngành thép rất lớn. Lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xem xét và tình trạng trên nếu có chỉ rơi vào một số đại lý nhỏ chứ không thể ở các cơ sở sản xuất lớn.

d8033c07-083d-4fdd-bbad-1390f7a9e407

Phân tích nguyên nhân giá thép trong nước liên tục tăng trong thời gian qua, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết các yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước chủ yếu đến từ việc giá nguyên liệu tăng mạnh. Cụ thể, tháng 3/2021, giá thép phế nội địa tăng 300 đồng/kg, giữ mức 8.850 - 9.100 đồng/kg. Giá thép phế nhập khẩu ở mức 438 USD/tấn. Giá quặng sắt ngày 5/5/2021 giao dịch ở mức 188-190 USD/tấn CFR (tiền hàng cộng cước) cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 50 USD/tấn, tương ứng với mức tăng 25-39% so với đầu tháng 12/2020. Giá phôi nhập khẩu cũng tăng ở mức 17 USD/tấn, đạt 606 - 608 USD/tấn.

Giá thép chịu tác động từ giá nguyên liệu

Lượng phôi thép sản xuất trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% thị phần, còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu phôi để điều chỉnh tăng giá, điều này khiến các nước nhập khẩu trong đó có Việt Nam bị động về nguyên liệu. “Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn cho các lò điện”, Hiệp hội Thép Việt Nam nhấn mạnh.

Đà tăng giá thép không chỉ đến từ giá nguyên vật liệu tăng cao mà còn đến từ việc thiếu nguồn cung, đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, tình hình thương mại căng thẳng giữa các nước trên thế giới, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại cũng là những nguyên nhân tác động đến giá thép.

Nói về nguyên nhân này, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), cho biết hiện giữa Australia và Trung Quốc đang căng thẳng về quan hệ thương mại hai chiều làm hạn chế lượng nguyên liệu thô từ Australia xuất sang Trung Quốc, nơi cung cấp sản lượng thép lớn nhất toàn cầu. Hơn nữa, nhằm bảo vệ môi trường, Trung Quốc đang cắt giảm sản lượng thép thành phẩm lẫn phôi thép, thép cán nóng. Đây là nguyên nhân khiến giá thép tăng.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ thép năm 2021 có thể tăng từ 3-5% so với năm 2020. Tuy nhiên, thị trường thép sẽ tiếp tục diễn biến khó lường.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia lâu năm trong ngành thép nhận định, trong năm 2021 xu hướng diễn biến giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới như thời kỳ hậu khủng hoàng tài chính 2008. Hơn nữa, các chính sách nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến thị trường phế liệu toàn cầu năm 2021. Bởi nước này có nhu cầu nội địa lớn với nhiệm vụ kép phục hồi sau Covid-19 và mở đầu kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025.

Thiết lập mặt bằng giá mới

Hiện nay, nhiều nước đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng để vực dậy kinh tế, khắc phục suy thoái hậu Covid-19, song theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, không phải chỉ trong một thời gian ngắn mà các quốc gia có thể ồ ạt đầu tư xây dựng đến nỗi khan hiếm thép dẫn đến tăng giá nhanh chóng như hiện nay. Giá thép tăng mạnh chủ yếu do thiếu cân đối trong vấn đề sản xuất, đối ứng cung - cầu thép của Việt Nam.

Về vấn đề này, trong kiến nghị gửi lên Chính phủ xem xét việc giảm thuế nhập khẩu, một số nguyên liệu đầu vào của ngành thép mới đây, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, năng lực sản xuất của thép xây dựng hiện nay khoảng 14 triệu tấn/năm, bảo đảm 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

“Về năng lực nguồn cung thì thừa nhưng cung ứng là chuyện khác vì dịch Covid-19 khiến các nhà máy đóng cửa, trong khi đó vấn đề logistics làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn nên không thể tăng sản xuất. Với tình hình này, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn, giá thép sẽ được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu”, văn bản kiến nghị nêu rõ.

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường gần đây của thị trường thép thế giới gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm thép trong nước, Hiệp hội Thép Việt Nam đã có Công văn số 27/2021/HHTVN khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp thành viên cung cấp thông tin về công suất nhà máy, kế hoạch sản xuất bán hàng trong quý 2/2021 và dự kiến cả năm 2021 để tổng hợp, báo cáo với cơ quan nhà nước và truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ đến người tiêu dùng thép góp phần đảm bảo bình ổn thị trường thép trong nước trong thời gian tới.

Về phía cơ quan quản lý, Bộ Công Thương cho biết sẽ tăng cường quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; chủ động tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp với các quy định thương mại và luật pháp quốc tế.

Theo dõi và xem xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

Giá thép trong nước chịu nhiều áp lực

"Giá thép liên tục tăng cao trong thời gian vừa qua có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do ảnh hưởng của thị trường nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, thị trường chiếm gần 60% sản lượng thép thô toàn cầu.

Các yếu tố chính đang chi phối thị trường này làm ảnh hưởng tới giá thép toàn cầu đó là: nguồn cung thép thắt chặt theo chính sách của Chính phủ Trung Quốc về kiểm soát ô nhiễm; thông tin giảm hoàn thuế xuất khẩu từ 13% xuống 9%, thậm chí 0% để giảm sản lượng xuất khẩu thép; chi phí sản xuất thép của Trung Quốc năm 2020 cao hơn so với các quốc gia, làm cho nhập khẩu bán thành phẩm (thép thô) của nước này đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử vào quý 3/2020.

Bên cạnh đó, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, đồng nghĩa nhu cầu về thép của thế giới tăng, trong khi dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức quốc tế đều khẳng định công suất thép toàn cầu năm nay chưa thể phục hồi như trước đại dịch. Điều đó có nghĩa, giá thép sẽ có khả năng còn tăng. Ngoài ra, hiện giá thép tăng còn chịu sự tác động của cước phí vận chuyển tăng cao, thiếu container tàu biển.

Chưa kể, năng lực sản xuất các sản phẩm thép (thép xây dựng, thép ống, tôn mạ) của ngành thép Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa, nhưng nguyên liệu (quặng sắt, phế thép), nhiên liệu và vật liệu tiêu hao thường xuyên (than mỡ, coke, điện cực, vật liệu chịu lửa...), thiết bị dự phòng cho sản xuất thép hầu hết được nhập khẩu, nên thị trường thép Việt Nam chịu chi phối bởi thị trường toàn cầu".

(Theo VnEconomy)

  • Cùng chuyên mục
Nghệ An tìm nhà đầu tư dự án gần 900 tỷ ở Cửa Lò

Nghệ An tìm nhà đầu tư dự án gần 900 tỷ ở Cửa Lò

Dự án Khu nhà ở tại phường Nghi Thu và phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sẽ được thực hiện trên diện tích 15,65 ha, với sơ bộ tổng vốn đầu tư hơn 899 tỷ đồng.

Đầu tư - 14/05/2024 13:32

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng, giá cao nhất 87,73 triệu/lượng

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng, giá cao nhất 87,73 triệu/lượng

Thông báo kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 14/5 của NHNN cho biết, có 8.100 lượng vàng được đấu giá thành công với 8 thành viên trúng thầu. Giá trúng thầu cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng và giá trúng thầu thấp nhất là 87,72 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 14/05/2024 13:21

Nhiều 'ông lớn' công nghệ đổ bộ xây dựng trung tâm dữ liệu

Nhiều 'ông lớn' công nghệ đổ bộ xây dựng trung tâm dữ liệu

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trên thị trường trung tâm dữ liệu, được thúc đẩy bởi nền kinh tế kỹ thuật số đang mở rộng và mức tiêu thụ dữ liệu ngày càng tăng trong khu vực.

Đầu tư - 14/05/2024 12:00

Chủ tịch BĐS An Gia tiết lộ lý do công ty liên quan bán hàng chục triệu cổ phiếu

Chủ tịch BĐS An Gia tiết lộ lý do công ty liên quan bán hàng chục triệu cổ phiếu

Công ty cổ phần Quản lý và Đầu tư Trường Giang – tổ chức liên quan đến Chủ tịch HĐQT Bất động sản An Gia đăng ký bán ra 21,2 triệu cổ phiếu AGG, tương đương 17% vốn. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu sẽ giảm từ 41% xuống 24% vốn AGG.

Tài chính - 14/05/2024 11:42

Lễ công bố giải chạy đêm 'Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024'

Lễ công bố giải chạy đêm 'Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024'

Mới đây,"Lễ công bố Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024" do Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) là nhà tài trợ chính đã chính thức diễn ra.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 11:15

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Với chủ đề "Storytelling: Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện", chương trình đào tạo do BIDV phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức đã cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhiều kỹ năng, bí quyết để tăng cường xây dựng thương hiệu và bán hàng hiệu quả.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 10:39

Tiết kiệm điện là trách nhiệm của toàn dân

Tiết kiệm điện là trách nhiệm của toàn dân

Tiết kiệm điện, đặc biệt là tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở là vấn đề lâu dài chứ không chỉ thực hiện vào những thời điểm cấp bách. Lượng điện năng tiêu thụ tại cơ quan công sở chiếm tỷ lệ khá lớn trong tiêu dùng điện, vì vậy việc tiết kiệm điện càng cần được triển khai mạnh mẽ hơn.

Doanh nghiệp - 14/05/2024 10:38

CEO Choi Joo Ho: Samsung chú trọng hoạt động nuôi dạy nhân tài Việt Nam

CEO Choi Joo Ho: Samsung chú trọng hoạt động nuôi dạy nhân tài Việt Nam

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã cảm động khi được biết vùng đất Nghệ An là vùng đất sản sinh ra nhiều nhân tài, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và khẳng định Samsung Việt Nam sẽ làm tốt hơn nữa trong các hoạt động nuôi dạy nhân tài Việt Nam.

Sự kiện - 14/05/2024 10:13

CEO LG Electronics đề nghị trả lương 1 triệu USD cho những tài năng AI hàng đầu

CEO LG Electronics đề nghị trả lương 1 triệu USD cho những tài năng AI hàng đầu

Giám đốc điều hành LG Electronics Cho Joo-wan đã tới Mỹ để gặp gỡ các đối tác công nghệ lớn và thảo luận về sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng như thu hút các tài năng AI, nguồn tin từ công ty cho Korea Times biết hôm Chủ nhật.

Đầu tư - 14/05/2024 09:16

Khối nợ 100.000 tỷ đồng của chủ dự án Sài Gòn Bình An

Khối nợ 100.000 tỷ đồng của chủ dự án Sài Gòn Bình An

Tính đến cuối năm ngoái, nợ phải trả của SDI Corp lên tới 102.091 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD), gấp 156 lần vốn chủ sở hữu, trong đó dư nợ trái phiếu là 6.538 tỷ đồng.

Tài chính - 14/05/2024 08:30

Tìm nhà thầu làm dự án đường gần 2.000 tỷ kết nối Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận

Tìm nhà thầu làm dự án đường gần 2.000 tỷ kết nối Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận

Dự án Đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 kết nối 3 tỉnh Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, hiện đang được lựa chọn nhà thầu thi công.

Đầu tư - 14/05/2024 08:26

Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, vì sao giải ngân nhỏ giọt?

Gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, vì sao giải ngân nhỏ giọt?

Mặc dù đã chính thức triển khai thực hiện được hơn 1 năm, nhưng đến thời điểm hiện tại tỷ lệ giải ngân vốn vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng ưu đãi cho nhà ở xã hội (NƠXH) mới chỉ đạt 0,5%.

Đầu tư - 14/05/2024 07:45

Thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng: Bắt buộc hay khuyến khích?

Thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng: Bắt buộc hay khuyến khích?

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi từ phía bạn đọc, ở đó "phe" ủng hộ hay chưa đồng tình đều có lý lẽ riêng.

Thị trường - 14/05/2024 07:40

Thuế quan mới của Mỹ sẽ tác động đến xe điện và các mặt hàng xuất khẩu khác của Trung Quốc như thế nào?

Thuế quan mới của Mỹ sẽ tác động đến xe điện và các mặt hàng xuất khẩu khác của Trung Quốc như thế nào?

Theo những người quen thuộc với vấn đề, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới dành cho Trung Quốc ngay sau ngày thứ Ba (14/5), nhắm vào các lĩnh vực bao gồm xe điện, vật tư y tế và thiết bị năng lượng mặt trời, hãng tin Reuters cho hay.

Thị trường - 14/05/2024 07:00

Long An tìm nhà đầu tư làm dự án bất động sản trị giá hơn 10.662 tỷ đồng

Long An tìm nhà đầu tư làm dự án bất động sản trị giá hơn 10.662 tỷ đồng

Dự án khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thanh Phú, ở xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích gần 85,2 ha, với tổng mức đầu tư hơn 10.662 tỷ đồng và tiến độ thực hiện dự án dự kiến khoảng 6 năm.

Bất động sản - 14/05/2024 06:45

Một doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 61%

Một doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 61%

Trong tuần này, Nhựa Bình Minh sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức còn lại của năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 61% (tức 1 cổ phiếu nhận 6.100 đồng).

Tài chính - 14/05/2024 06:30