Gặp lại những nhà 'tiên tri'

Nhàđầutư
Thị trường chứng khoán đã khép lại năm 2021 với loạt cột mốc lịch sử mới được thiết lập. Đồng hành cùng với sự thành công đó là những chuyên gia chứng khoán hàng đầu, những người có khả năng dự báo sát nhất diễn biến thị trường để đưa ra các khuyến nghị kịp thời với nhà đầu tư.
HUY NGỌC
01, Tháng 01, 2022 | 09:53

Nhàđầutư
Thị trường chứng khoán đã khép lại năm 2021 với loạt cột mốc lịch sử mới được thiết lập. Đồng hành cùng với sự thành công đó là những chuyên gia chứng khoán hàng đầu, những người có khả năng dự báo sát nhất diễn biến thị trường để đưa ra các khuyến nghị kịp thời với nhà đầu tư.

TC- Anh Bai CK

Ảnh: Trọng Hiếu.

Chia sẻ với Tạp chí Nhà đầu tư dịp cuối năm, ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Vĩ mô của CTCP Chứng khoán MB (HOSE: MBS) đã không giấu được sự ngạc nhiên: “Nói chính xác hơn, chỉ số phá đỉnh 1.200 là điều hiển nhiên. Nhưng, việc tăng đến 1.500 điểm với quy mô thanh khoản nhiều phiên lên đến hàng tỷ USD quả thực đã vượt mức kỳ vọng. Chúng tôi cũng không nghĩ đông đảo nhà đầu tư tham gia TTCK đến vậy”.

Ông Hoàng Công Tuấn là một trong nhiều chuyên gia tham dự Tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững"  mà Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức vào ngày 31/3/2021. Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh VN-Index liên tục lỡ hẹn với ngưỡng lịch sử 1.200 điểm, gây lo ngại về một đợt giảm sâu như năm 2018. Tại toạ đàm, ông Hoàng Công Tuấn đánh giá với các điều kiện mang tính "thiên thời, địa lợi, nhân hoà", VN-Index hoàn toàn đủ khả năng vượt 1.200 điểm, và hướng tới mục tiêu 1.400 điểm trong năm nay.

Như đã biết, ngay sau Toạ đàm do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, VN-Index nhẹ nhàng vượt ngưỡng 1.200 điểm, đạt 1.216 điểm trong phiên 1/4 rồi liên tục chinh phục những mức đỉnh tiếp theo, chạm mức cao nhất mọi thời đại là 1.510 điểm trong phiên 26/11.

Hoang Cong Tuan MBS

Ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Vĩ mô của CTCP Chứng khoán MB (HOSE: MBS).

Khác với ông Tuấn, TS Lê Đức Khánh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán VPS, trong những ngày cuối năm lại không quá bất ngờ khi nhìn lại đà tăng của thị trường. “Tôi còn nghĩ chỉ số sẽ tăng cao hơn nữa. Bởi, mức tăng của thị trường thường đi kèm với thanh khoản. Quy mô giá trị giao dịch càng tăng, không ngạc nhiên khi chỉ số còn lên đến các điểm cao mới. Điều cần quan tâm là chỉ số sẽ chinh phục mốc nào tiếp theo”, ông Khánh chia sẻ.

Tương tự ông Khánh, đại diện CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng không ngạc nhiên về sức bật của chỉ số. Tại Toạ đàm cuối tháng 3, Yuanta Việt Nam dự báo VN-Index sẽ đạt 1.700 điểm ở kịch bản tốt nhất và 1.364 điểm với kịch bản cơ sở trong năm nay. Tính thanh khoản, lợi nhuận cao và hấp dẫn hơn lãi suất tiền gửi là những yếu tố quan trọng thu hút dòng tiền gia nhập TTCK, theo đại diện Yuanta Việt Nam.

Sau một năm với nhiều thắng lợi, điều mà đông đảo nhà đầu tư quan tâm là thị trường bước sang năm 2022 còn nhiều cơ hội hay không, và chiến lược đầu tư như thế nào để có lợi nhuận cao trong khi rủi ro thấp nhất.

Thị trường vẫn còn nhiều xung lực

“Giới đầu tư có thể lo ngại các ngân hàng trung ương thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ, lãi suất có thể tăng trở lại. Dù vậy, tôi cho rằng thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều xung lực đi lên, dù có thể sẽ chậm hơn năm 2021. Tôi kỳ vọng thị trường tăng khoảng 15%, tức có thể đạt mức tối đa 1.700 điểm”, ông Hoàng Công Tuấn đánh giá về triển vọng thị trường trong năm 2022.

Le Duc Khanh

TS Lê Đức Khánh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán VPS.

Về phần mình, TS Lê Đức Khánh nhìn nhận, thị trường sẽ biến động tích cực trong nửa đầu năm 2022, chỉ số nhìn chung có thể lên các điểm xa mới, ít nhất đạt 1.600 điểm.

“Sau đó, dòng tiền sẽ phân hóa vào các nhóm ngành, một số lĩnh vực sẽ bứt phá. Thị trường năm 2022 vẫn phải đối mặt với câu chuyện lạm phát, lãi suất tăng hay các chính sách tiền tệ đảo chiều. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều yếu tố thuận lợi sẽ giúp mặt bằng cổ phiếu lên điểm cao mới”, ông Khánh nhìn nhận.

Cùng quan điểm, đại diện Chứng khoán Yuanta Việt Nam kỳ vọng thị trường sẽ vượt qua ngưỡng tâm lý 1.500 điểm và hướng tới mốc trung hạn 1.600 điểm, xa hơn nữa là 1.800 điểm trong năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát và kinh tế toàn cầu hồi phục.

Một điểm chung các chuyên gia đều đưa ra là thị trường trong nước sẽ hưởng lợi từ gói hỗ trợ kinh tế. Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ là một trong những nội dung lớn được bàn thảo và thông qua tại kỳ họp bất thường của Quốc hội diễn ra vào đầu tháng 1/2022. Chia sẻ với báo giới, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, gói tài chính tiền tệ hết sức quan trọng để phục hồi, phát triển kinh tế. “Nếu gói này được thông qua ở những ngày đầu năm 2022 thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2022 – 2023 và cả nhiệm kỳ. Đó là yếu tố để giải quyết những việc cần thiết, cấp bách".

Một băn khoăn khác đến từ việc thị trường chứng khoán năm 2021 tăng 35%, nhưng GDP chỉ cả năm 2021 chỉ ước tăng 2,58%. Sự lệch pha này có đáng lo ngại?

Ông Hoàng Công Tuấn nhìn nhận thị trường chứng khoán về bản chất là hàn thử biểu của nền kinh tế. 

“Ngay như ở chính các doanh nghiệp, một số công ty có thể năm nay kết quả kinh doanh không tốt, nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng mạnh nhờ triển vọng năm 2022 tốt. Tôi có thể lấy ví dụ ở lĩnh vực hàng không. Nhiều công ty trong ngành này gặp khó khăn nhưng cổ phiếu vẫn tăng giá do kỳ vọng nền kinh tế mở cửa, các chuyến bay sẽ được duy trì trở lại. Dĩ nhiên, sẽ có trường hợp lợi nhuận doanh nghiệp tăng, nhưng cổ phiếu không tăng vì đã phản ánh hết vào giá rồi”, ông Tuấn chia sẻ.

Đồng tình quan điểm này, ông Lê Đức Khánh nhìn nhận: ”Vận động của thị trường chung hay các cổ phiếu riêng lẻ không phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế và các doanh nghiệp. Về bản chất, có thể nhiều nhóm ngành khó khăn, nhưng vẫn có nhiều lĩnh vực tăng trưởng như công nghệ viễn thông, cảng biển, tài chính... Tăng trưởng GDP phản ánh nói chung và có thể chưa tác động ngay đến thị trường chứng khoán”.

Với Việt Nam, dòng tiền chỉ cần đẩy vào một số nhóm cũng đủ để đẩy thị trường đi lên. Mặt khác, với lớp nhà đầu tư F0 tham gia mạnh mẽ, dòng tiền luôn tìm kiếm các cơ hội trên thị trường.

“Nhìn ở vài phiên gần đây, có thể thông tin GDP đã ảnh hưởng phần nào đó đến thị trường. Tuy vậy, với triển vọng năm 2022 nền kinh tế bớt khó khăn, bình thường mới, tôi tin thị trường sẽ có dư địa tăng tiếp, hướng tới các mốc điểm số cao hơn", ông Khánh nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ