[Gặp gỡ thứ Tư] Lãnh đạo Dầu khí lão thành: 'Buồn lắm, nhưng đại án rồi sẽ qua'

NGHI ĐIỀN
04:00 10/01/2018

"Tôi buồn và suy nghĩ nhiều lắm chứ. Buồn vì nhiều người vướng vòng lao lý là bạn tôi, cùng công tác với nhau từ thuở hàn vi. Tôi chưa nói đến tiêu cực, nhưng tôi biết qua quá trình làm lãnh đạo, các anh ấy vì thiếu suy nghĩ đã đi đến những quyết định sai lầm... để rồi phải trả giá".

Ngo-thuong-san-nhadautu.vn

Chủ tịch Hội Dầu khí ông Ngô Thường San

Ông Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam chua xót nói như vậy với Nhadautu.vn về khủng hoảng mà Tập đoàn Dầu khi Việt Nam (PVN) đang phải trải qua. Ông Ngô Thường San nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn PVN), nguyên là Tổng giám đốc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.

Cộng tác với nhau từ thuở hàn vi

Với vai trò là lãnh đạo lão thành của ngành Dầu khí Việt Nam và hiện là Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, cá nhân ông những ngày gần đây có cảm thấy buồn không khi xảy ra hàng loạt đại án liên quan đến PVN?

Ông Ngô Thường San: Suốt cuộc đời là người dầu khí, tôi buồn và suy nghĩ nhiều lắm chứ. Buồn vì nhiều người vướng vòng lao lý vừa qua là bạn tôi, cùng công tác với nhau từ thuở hàn vi. Tôi chưa nói đến tiêu cực, nhưng tôi biết qua quá trình làm lãnh đạo, các anh ấy vì thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc mà có lúc nào đó đi đến những quyết định sai lầm, gây thiệt hại lớn tài sản nhà nước để rồi phải trả giá. Tôi buồn vì những thành quả và uy tín của ngành dầu khí suốt hàng chục năm xây dựng, nay bị suy giảm nghiêm trọng. Đó là nỗi niềm khó nói thành lời của tôi cùng nhiều anh em khác.

Điều làm tôi luôn suy nghĩ là những sai phạm chết người tương tự đều xảy ra ở các tập đoàn kinh tế Nhà nước với cấp độ và quy mô khác nhau. Ngoài yếu tố sa sút đạo đức của người lãnh đạo, sai lầm về công tác cán bộ, những hạn chế trong quản lý và quản trị doanh nghiệp thì mô hình 'tập đoàn kinh tế nhà nước' cần phải nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh nếu còn kỳ vọng ở mô hình này.

Ông Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam

Những bê bối vừa qua gây mất niềm tin của công luận với PVN. Tôi buồn vì nhiều người coi PVN là ổ tham nhũng, là tội đồ với những sai phạm lớn, nơi tiêu tiền nhà nước không tiếc tay. Ngay cán bộ nhân viên PVN cũng trở nên thiếu tin tưởng vào ngành và lãnh đạo của mình, dẫn đến sự xói mòn về động lực làm việc, sợ trách nhiệm. Đấy là mất mát rất lớn của ngành Dầu khí mà chưa biết bao giờ mới lấy lại được.

Trong suốt quá trình vừa qua, các thế hệ đi trước của PVN có lường được hệ luỵ như ngày hôm nay và liệu đã có cảnh báo với những người đi sau hay không?

Ông Ngô Thường San: Về mặt quản trị nội bộ thì chúng tôi không nắm được hết. Nhưng có những chủ trương liên quan tới đầu tư hàng trăm triệu USD tiềm ẩn nhiều rủi ro, Hội Dầu khí đã lên tiếng và các anh đã dừng lại. Cũng có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, các nhà máy Ethanol, chúng tôi từng góp ý nên thận trọng nhưng phản ứng của các anh chưa kịp thời, phần nào dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Liệu những vụ án xảy ra với PVN gần đây, ngoài sai phạm cá nhân còn nguyên nhân nào khác từ công tác quản trị cũng như các khuôn khổ thể chế liên quan đến vận hành và giám sát hoạt động của PVN?

Ông Ngô Thường San: Điều làm tôi luôn suy nghĩ là những sai phạm chết người tương tự đều xảy ra ở các tập đoàn kinh tế Nhà nước với cấp độ và quy mô khác nhau. Ngoài yếu tố sa sút đạo đức của người lãnh đạo, sai lầm về công tác cán bộ, những hạn chế trong quản lý và quản trị doanh nghiệp thì mô hình "tập đoàn kinh tế Nhà nước' cần phải nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh nếu còn kỳ vọng ở mô hình này.

Tập đoàn kinh tế được xây dựng ở các nước tư bản có trình độ sản xuất rất cao và được vận hành trong một chể thế pháp lý đầy đủ. Chúng ta không thể bê nguyên về áp dụng cho các tổng công ty nhà nước rồi kỳ vọng chúng sẽ tự phát triển trở thành những "quả đấm thép". Cái quan hệ sản xuất đó chưa phù hợp với lực lượng sản xuất của chúng ta, vốn còn non trẻ và nhỏ bé, khi mà thể chế chưa rõ ràng, hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Tất cả các tập đoàn kinh tế đều gặp vướng mắc này chứ không mỗi gì PVN.

Sau các đại án, dư luận đang có cái nhìn tiêu cực về ngành Dầu khí dù đây là trụ cột của nền kinh tế trong suốt chiều dài lịch sử. Ông có bình luận gì?

Ông Ngô Thường San: Từ con số 0 tròn trĩnh, ngành Dầu khí đến nay đã phát triển đồng bộ, trở thành trụ cột của nền kinh tế, mang về lượng ngoại tệ rất lớn và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP.

Có người so sánh 1 triệu du khách và 1 triệu tấn dầu. Tôi không đồng tình với quan điểm này. 1 triệu du khách và 1 triệu tấn dầu đều có ý nghĩa quan trọng. Nhưng trong bối cảnh trữ lượng ngày càng suy giảm, tình hình an ninh tại Biển Đông rất phức tạp, thì chỉ 1 thùng dầu thôi đã là thành quả của lao động trí tuệ sáng tạo, sự hy sinh, có khi cả tính mạng của người dầu khí.

Tôi mong công luận có sự cảm thông với ngành Dầu khí. Cái nhìn tiêu cực của công luận thời gian qua với PVN là điều dễ hiểu. Nhưng những sai phạm chủ yếu xuất phát từ yếu tố cá nhân của một số người, chứ không đại diện cho hàng vạn cán bộ, công nhân viên của ngành, những người ngày ngày làm việc trên các giàn khoan ngoài khơi xa vì sự phát triển của đất nước.

Quyết tâm vực ngành Dầu khí trỗi dậy

Theo ông, PVN cần có bước đi nào để vượt qua giai đoạn khó khăn và lấy lại niềm tin từ công chúng nói chung và của các thế hệ lão thành của ngành Dầu khí nói riêng?

Ông Ngô Thường San: Đại án rồi sẽ qua. Nhiệm vụ giờ đây là phải tạo được khí thế hành động, đoàn kết, quyết tâm vực ngành Dầu khí trỗi dậy.

Bộ Chính trị vừa qua đã quyết định cử anh Thanh (ông Trần Sỹ Thanh - PV) làm Chủ tịch HĐTV sau thời gian dài PVN không có người đứng đầu. Tôi nghĩ anh Thanh phải có được sự tin tưởng lớn lao từ Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ, đây là yếu tố mà thế hệ lãnh đạo vừa qua của PVN không có được.

Vai trò lãnh đạo của anh Trần Sỹ Thanh hiện rất quan trọng đối với PVN. Là người xuất thân và am hiểu sâu ngành tài chính (ông Thanh nguyên là Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước - PV) và từng công tác ở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cùng những vị trí nơi đầu sóng ngọn gió khác nên anh ấy có đủ uy tín đối với cả cấp trên lẫn cấp dưới.

Tôi hy vọng anh Thanh cùng Ban lãnh đạo PVN sẽ nhanh chóng ổn định tinh thần, 'gói' các vụ việc lại, khôi phục niềm tin người lao động Dầu khí. Trước những khó khăn về nguồn lực hiện nay cần khoanh định lại những mục tiêu ngắn – trung hạn tạo động lực để vực ngành Dầu khí phát triển đi lên, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Chính phủ. Cần tận dụng trí tuệ của những chuyên gia giàu kinh nghiệm, dù đã về hưu nhưng vẫn tâm huyết với ngành, sẳn sàng đóng góp công sức cho ngành.

Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 41 năm 2015, xác định ngành Dầu khí sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hướng tới vị trí hàng đầu Đông Nam Á. Để thực hiện được tham vọng này, chúng ta cần một tầm nhìn dài hơn, khép lại những sự việc vừa qua, ổn định, tiếp tục phát triển ngành Dầu khí hiệu quả và có sức cạnh tranh cao hơn.

PVN nên phát triển ra sao trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Ngô Thường San: Các mỏ lớn như Bạch Hổ, Rồng... đang cạn dần. Chúng ta bắt buộc phải chuyển hướng sang những mỏ nhỏ hơn, mỏ phi truyền thống và ở vùng biển xa bờ trên thềm lục địa Việt Nam. Ngoài ra nên chuyển trọng tâm phát triển từ khai thác dầu sang khí, bởi trữ lượng khí của chúng ta còn lớn. Khí sẽ là nền tảng để phát triển năng lượng sạch, phát triển ngành công nghiệp hoá dầu – tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nhiều nhưng hiện vẫn còn yếu, chưa phát triển ở Việt Nam.

Ngoài ra, cần mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ công nghệ, vốn là thế mạnh của ta ra nước ngoài. Vừa qua đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài chưa đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và có bước đi, phương thức đầu tư thích hợp dựa trên hiệu quả. Chưa thành công không có nghĩa là chấm dứt mở rộng thị trường ra ngoài biên giới.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam

Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam

Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson mong muốn tiếp tục hợp tác để triển khai công nghệ 5G, thúc đẩy chuyển đổi số và công nghiệp 4.0

Đầu tư - 14/06/2025 12:34

Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại

Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại

Sau giai đoạn thanh lọc kéo dài, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến loạt tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng bền vững từng biến bất động sản trở thành kênh sinh lời ưa chuộng nay đã chững lại.

Đầu tư - 14/06/2025 11:11

Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ

Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ

UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao EVN triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị theo trường hợp dự án, công trình điện lực khẩn cấp.

Đầu tư - 14/06/2025 06:45

Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng

Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng

Dự án Nhà ga hàng hóa tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được xây dựng trên diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 24.618m2, tổng vốn đầu tư hơn 631 tỷ đồng.

Đầu tư - 13/06/2025 15:32

 Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển

Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển

Công ty Syre Thụy Điển sẽ xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.

Đầu tư - 13/06/2025 13:26

Quảng Ninh tái cấu trúc hành chính, mở lối cho đầu tư

Quảng Ninh tái cấu trúc hành chính, mở lối cho đầu tư

Từ ngày 1/7/2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp – gồm cấp tỉnh và cấp xã (xã, phường, đặc khu).

Đầu tư - 13/06/2025 09:13

Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe

Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe

Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng dự kiến sẽ thông xe vào cuối tháng 6/2025.

Đầu tư - 12/06/2025 19:26

Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư

Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư

Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.

Đầu tư - 12/06/2025 09:59

Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế

Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế

New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.

Đầu tư - 11/06/2025 17:14

Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh

Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.

Đầu tư - 11/06/2025 11:07

Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam

Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam

Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.

Đầu tư - 11/06/2025 06:49

Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam

Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam

Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.

Đầu tư - 11/06/2025 06:43

Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính

Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính

Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.

Đầu tư - 10/06/2025 17:05

Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.

Đầu tư - 10/06/2025 10:41

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.

Công nghệ - 10/06/2025 10:16

Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?

Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?

Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.

Đầu tư - 10/06/2025 09:16