[CAFÉ Cuối tuần] Khi những 'quả đấm thép' bị đặt dấu hỏi

NGHI ĐIỀN
09:46 06/01/2018

Nắm trong tay các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt cùng chính sách ưu đãi đặc biệt, song các tập đoàn kinh tế từ khi thành lập đến nay vẫn chưa phát triển như kỳ vọng và rơi vào trạng thái 'tái cơ cấu' năm này qua năm khác.

tap-doan-dau-khi-nhadautu.vn

Loạt bê bối thời gian qua liên quan đến các tập đoàn kinh tế

Thủ tướng Chính phủ vừa liên tiếp phê duyệt các đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hoá chất Việt Nam và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Cuối năm 2017, đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và trước đó là đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã được phê duyệt.

Dồn dập ban hành các đề án tái cơ cấu 4 tập đoàn cho thấy những nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ một trong những nút thắt lớn nhất trong nền kinh tế - thực trạng trì trệ của khối tập đoàn nhà nước, dù những thực thể này nắm trong tay các lĩnh vực kinh doanh độc quyền và nguồn tài nguyên rất lớn, nhưng hoạt động kém hiệu quả và chưa phát huy được vai trò đầu tàu như kỳ vọng.

Ở diễn biến đồng thời, ngày 8/1 tới đây sẽ bắt đầu xét xử 2 đại án liên quan tới cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Trịnh Xuân Thanh.

Chỉ trong thời gian ngắn, gần 30 quan chức cấp cao của Tập đoàn Dầu khí đã vướng vào vòng lao lý. Có những người phải chịu mức án rất nặng, như cựu Chủ tịch Nguyễn Xuân Sơn đã bị tuyên án tử hình trong vụ án tham ô liên quan tới Oceanbank.

Không chỉ PVN, nhiều sai phạm của các tập đoàn kinh tế (TĐKT) khác cũng được đưa ra ánh sáng thời gian qua, như 5 lãnh đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam đã bị khởi tố với 8.300 tỷ đồng thất thoát; sai phạm hơn 4.200 tỷ đồng tại Tập đoàn Hoá chất, nhiều lãnh đạo cao nhất bị cách chức; Loạt lãnh đạo tại Tập đoàn Dệt may bị kỷ luật nghiêm khắc vì sai phạm tại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ; Tập đoàn Than - Khoáng sản vừa bị Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm 15.000 tỷ đồng; Thanh tra Bộ Tài chính cách đây vài ngày khẳng định Tập đoàn Điện lực cố tình hạch toán sai một số khoản năm 2015, 2016 để giảm thuế gần 2.000 tỷ đồng.

TĐKT là các đơn vị kinh tế đặc biệt có quy mô khổng lồ, với quy mô tổng tài sản tương đương ngân hàng quốc doanh cỡ lớn (PVN, EVN). Những bê bối thời gian qua liên quan tới các TĐKT đưa ra dấu hỏi lớn về cách thức hoạt động của mô hình này ở Việt Nam hiện nay.

Kỳ vọng 'cú đấm thép'

Khái niệm tập đoàn kinh tế bắt đầu được đưa ra vào năm 1994 khi Thủ tướng ban hành Quyết định 91 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh chủ yếu từ chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty Nhà nước. Đến Hội nghị Trung ương 3 khoá IX (9/2001), vấn đề thành lập tập đoàn kinh tế bắt đầu được chú trọng và đề cập cụ thể hơn.

Hành lang pháp lý để thành lập các TĐKT bắt đầu được xây dựng, từ Luật Doanh nghiệp 2003, Nghị định 153/2004 về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - con, Nghị định 139/2007, Nghị định 141/2007 bổ sung thêm một số vấn đề về các TĐKT. Năm 2009 đánh dấu bước tiến lớn khi Chính phủ ban hành Nghị định 101 Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKT. Các quy định tiếp tục rõ hơn tại Nghị định 69/2014 về TĐKT và tổng công ty nhà nước.

Vai trò của các TĐKT được xác định là công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo nên sức mạnh kinh tế quốc gia; thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội mà Nhà nước giao; làm gia tăng sức mạnh cạnh tranh của cả tập đoàn và công ty thành viên; tổ chức kinh doanh, mang lại lợi nhuận thích đáng cho Nhà nước.

Nói nôm na, các TĐKT được kỳ vọng trở thành những 'quả đấm thép', là lực đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Với mục đích và cơ sở pháp lý như trên, giai đoạn 2005 - 2010, 12 TĐKT đã được thành lập theo trình tự thời gian gồm:

Tập đoàn Bảo Việt (11/2005), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex - 12/2005), Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV -12/2005), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT - 1/2006), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin - 5/2006), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN - 6/2006), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN - 8/2006), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG - 10/2006), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel - 12/2009), Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem - 12/2009), Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam (HUD - 1/2010), Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (1/2010).

Trong số 12 tập đoàn được thí điểm thành lập thì 3 đơn vị sau đó đã được chuyển trở lại thành tổng công ty là là Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam chuyển về Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD - 10/2012), Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam chuyển về thành Tổng công ty Sông Đà (10/2012) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) chuyển về Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ (SBIC - 10/2013). Trong đó thua lỗ, nợ nần hàng tỷ USD tại Vinashin là bài học cay đắng trong xây dựng doanh nghiệp nhà nước cho đến hiện nay và cả trong tương lai.

Suốt chặng đường hoạt động, dù nắm trong tay những ngành nghề then chốt của nền kinh tế cùng chính sách ưu đãi đặc biệt mà doanh nghiệp tư nhân không thể có được, song có những đơn vị vẫn thua lỗ, nợ nần chồng chất, không những vậy còn đầu tư ngoài ngành - vấn nạn mà đến nay Chính phủ vẫn đang phải quyết liệt để xử lý dứt điểm.

Vẫn trong mớ 'bòng bong'

Các TĐKT từ chỗ được kỳ vọng sẽ trở thành những 'quả đấm thép' giữ vai trò chủ đạo đưa cả đất nước phát triển, thì nay vẫn là một mớ 'bòng bong' không lời giải mà những bê bối vừa qua tại PVN, VRG, TKV, Vinachem, chỉ là nét phác hoạ cho bức tranh chung của các TĐKT.

Những lo lắng về mô hình TĐKT đã được giới chuyên gia lên tiếng từ lâu. Ngay cả cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giữa năm 2007 đã từng cảnh báo về xu hướng thành lập các TĐKT như một phong trào, chưa cân nhắc đầy đủ tính hiệu quả cũng như những hệ luỵ.

Sau hơn 2 thập kỷ kể từ Quyết định 91 năm 1994 mở đường cho việc thành lập các TĐKT, nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, là nền tảng để phát triển các đơn vị kinh tế đặc biệt này. Tuy nhiên cho đến nay, quy chế pháp lý dành cho các TĐKT vẫn còn thiếu và yếu, thậm chí mâu thuẫn nhau.

Đơn cử, Luật Doanh nghiệp năm 2005 rồi năm 2015 đều quy định TĐKT là một nhóm công ty có mối quan hệ với nhau, nhưng bản thân TĐKT không có tư cách pháp nhân. Trong khi chuẩn mực kế toán 25 xác định TĐKT bao gồm công ty mẹ và các công ty con, tức có thể hiểu gồm 2 cấp doanh nghiệp.

Chưa thống nhất trong nhận thức khiến chưa thể tạo ra khung pháp luật mang tính đột phá, qua đó giúp tái cơ cấu hệ thống TĐKT.

Bên cạnh đó, việc nhập nhèm giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu của cơ quan chủ quản không chỉ gây ra nguy cơ cạnh tranh không bình đẳng trong nền kinh tế, mà còn khiến những sai phạm, thiếu sót của các TĐKT có thể không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Trao đổi với Nhadautu.vn, một nguyên tổng giám đốc PVN cho hay quá trình tái cơ cấu tập đoàn này đang không có nhiều tiến triển, phần quan trọng vì các vụ việc vừa qua khiến công luận và bản thân người lao động trong PVN mất niềm tin nghiêm trọng. Chiến lược phát triển ngành dầu khí tầm nhìn đến năm 2035 được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết 41 năm 2015 cũng chưa được thực hiện sát sao, quyết liệt, trong bối cảnh trữ lượng hiện nay tại các mỏ ở Biển Đông đang khai thác đang dần cạn kiệt.

"Đáng nhẽ phải tập trung đưa Tập đoàn (PVN - PV) trở lại quỹ đạo, tìm thêm các mỏ mới, gia tăng trữ lượng và đảm bảo sản lượng, thì có thời điểm gần như cả ban lãnh đạo PVN được điều xuống Nhiệt điện Thái Bình 2 để xử lý vụ việc. Đấy không phải là tư duy phát triển bền vững của một tập đoàn kinh tế đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế", nguyên lãnh đạo PVN xót xa.

  • Cùng chuyên mục
Thông xe kỹ thuật 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

Thông xe kỹ thuật 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

Sáng 19/4, tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức thông xe kỹ thuật 2 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng.

Đầu tư - 19/04/2025 14:04

Bất động sản Trung Trung Bộ liệu đã thoát cảnh trầm lắng?

Bất động sản Trung Trung Bộ liệu đã thoát cảnh trầm lắng?

VARS cho biết, thị trường bất động sản khu vực Trung Trung Bộ, đặc biệt là Đà Nẵng và Quảng Nam, đang bước vào giai đoạn tái khởi động mạnh mẽ. Bất động sản khu vực này đã dần lấy lại nhịp phát triển sau thời gian dài duy trì tình trạng trầm lắng.

Đầu tư - 19/04/2025 12:56

Bình Định khánh thành đường nghìn tỷ kết nối đầm rộng 5.000ha

Bình Định khánh thành đường nghìn tỷ kết nối đầm rộng 5.000ha

Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại (tại Bình Định) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Đầu tư - 19/04/2025 12:05

Hé lộ những điểm nhấn chưa từng có tại siêu dự án Cần Giờ của Vingroup

Hé lộ những điểm nhấn chưa từng có tại siêu dự án Cần Giờ của Vingroup

Vingroup chính thức khởi công dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870ha. Dự án được kỳ vọng mở ra tầm nhìn đột phá về phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Đầu tư - 19/04/2025 12:04

Thanh Hoá tìm chủ cho dự án hơn 500 tỷ

Thanh Hoá tìm chủ cho dự án hơn 500 tỷ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mặt bằng xen cư dọc tuyến đường giao thông từ kênh Phúc Ngư đến thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.

Bất động sản - 19/04/2025 10:10

Huế kêu gọi đầu tư gần 48.000 tỷ vào loạt dự án tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

Huế kêu gọi đầu tư gần 48.000 tỷ vào loạt dự án tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

15 dự án với tổng mức đầu tư lên đến 47.495 tỷ đồng vừa được UBND TP. Huế lên danh mục kêu gọi các nhà đầu tư rót vốn vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

Đầu tư - 18/04/2025 17:21

Liên danh AAC – Cienco4 trúng gói thầu hơn 168 tỷ ở sân bay Vinh

Liên danh AAC – Cienco4 trúng gói thầu hơn 168 tỷ ở sân bay Vinh

Liên danh ACC - Cienco4 vừa trúng Gói thầu số 6 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay của Cảng hàng không quốc tế Vinh.

Đầu tư - 18/04/2025 15:16

Ứng phó với 'cơn chấn động' thuế quan, chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp hướng về thị trường nội địa

Ứng phó với 'cơn chấn động' thuế quan, chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp hướng về thị trường nội địa

Dù chính sách thuế quan của Mỹ có thể tác động nhiều đến doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam, nhưng các chuyên gia tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua thách thức này.

Đầu tư - 18/04/2025 15:01

Giá chung cư ở Thuận An, Bình Dương tăng gần 40% sau 5 năm?

Giá chung cư ở Thuận An, Bình Dương tăng gần 40% sau 5 năm?

Giá chung cư ở Thuận An, Bình Dương tăng 39% so với quý I/2020. Các chuyên gia dự đoán, trong thời gian tới, Bình Dương sẽ dẫn dắt nguồn cung chung cư, với các dự án ở hạng B, C.

Đầu tư - 18/04/2025 13:34

Tỉnh Nghệ An đề xuất thành lập ban chỉ đạo phát triển nhà ở

Tỉnh Nghệ An đề xuất thành lập ban chỉ đạo phát triển nhà ở

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đề xuất Sở Xây dựng thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh, xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở năm 2025, rà soát thủ tục và tiến độ dự án, đề xuất thu hồi dự án chậm triển khai.

Bất động sản - 18/04/2025 11:28

Bất động sản nghỉ dưỡng khu vực Đà Nẵng vẫn 'đóng băng'

Bất động sản nghỉ dưỡng khu vực Đà Nẵng vẫn 'đóng băng'

Cả 3 phân khúc thuộc loại hình bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực Đà Nẵng đều ghi nhận nguồn cung mới giảm, lượng tiêu thụ ảm đạm.

Đầu tư - 18/04/2025 11:26

Bình Định cho phép FLC nghiên cứu quy hoạch khu đô thị sân bay

Bình Định cho phép FLC nghiên cứu quy hoạch khu đô thị sân bay

Lãnh đạo tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương cho CTCP Tập đoàn FLC nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sân bay (thuộc xã Cát Tân, huyện Phù Cát).

Đầu tư - 18/04/2025 10:24

Lượng tiêu thụ chung cư Hà Nội vượt trội hơn TP.HCM

Lượng tiêu thụ chung cư Hà Nội vượt trội hơn TP.HCM

Quý I, nguồn cung sơ cấp căn hộ chung cư ở Hà Nội đạt 11.168 căn, giá bán trung bình đạt 79 triệu đồng/m2, tăng 5% theo quý và 32% theo năm. Dù giá cao, nhưng lượng tiêu thụ được 7.914 căn, cao hơn nhiều so với thị trường chung cư TP.HCM

Đầu tư - 18/04/2025 09:50

Bình quân giá sai cổ phiếu sẽ khiến nhà đầu tư thêm thua lỗ

Bình quân giá sai cổ phiếu sẽ khiến nhà đầu tư thêm thua lỗ

Theo ông Nguyễn Thế Minh, mỗi cú sốc của thị trường mở ra cơ hội bình quân giá xuống, hạ tỷ trọng margin. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo không nên giải ngân ở những mã yếu kém.

Đầu tư thông minh - 18/04/2025 08:15

Tác động của thuế quan Mỹ tới chính sách tiền tệ của Việt Nam

Tác động của thuế quan Mỹ tới chính sách tiền tệ của Việt Nam

Nghiên cứu này là một chuyên đề của Series nghiên cứu về tác động của chính sách thuế quan mới của Chính phủ Mỹ tới nền kinh tế Việt Nam, được thực hiện bởi Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng trong tháng 4/2025.

Đầu tư thông minh - 18/04/2025 07:00

Dự án hơn 6.000 tỷ ở Bình Định 'ì ạch' gần 20 năm

Dự án hơn 6.000 tỷ ở Bình Định 'ì ạch' gần 20 năm

Do vướng mắc nhiều vấn đề về giải phóng mặt bằng, pháp lý, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Cát Hải Bay (tại xã Cát Hải, huyện Phù Cát, Bình Định) gần 20 năm vẫn chưa thể hoàn thành.

Đầu tư - 18/04/2025 06:30