Thách thức và cơ hội của tân Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh

Nhàđầutư
Dù đã kinh qua nhiều chức vụ trên chính trường, ông Trần Sỹ Thanh - tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) được xem là "luồng gió mới" bởi chuyên môn và các vị trí đã đảm nhiệm trước đó không có nhiều liên quan đến ngành dầu khí.
HỒ MAI
24, Tháng 12, 2017 | 15:03

Nhàđầutư
Dù đã kinh qua nhiều chức vụ trên chính trường, ông Trần Sỹ Thanh - tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) được xem là "luồng gió mới" bởi chuyên môn và các vị trí đã đảm nhiệm trước đó không có nhiều liên quan đến ngành dầu khí.

Sáng 24/12, tại tỉnh Lạng Sơn, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã trao các quyết định về công tác cán bộ của địa phương.

Theo đó, ông Trần Sỹ Thanh (sinh năm 1971), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy về nhận nhiệm vụ tại Ban Kinh tế Trung ương với chức vụ Phó ban Kinh tế, kiêm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).

tran sy thanh

 Ông Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bắc Giang

Kể từ khi Bộ Công Thương điều chuyển công tác đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Chủ tịch PVN, vị trí lãnh đạo cao nhất của tập đoàn vẫn để ngỏ. Việc chiếc "ghế nóng” thiếu vắng tới 9 tháng ở PVN được xem là chuyện khá bất thường với một tập đoàn lớn, có nhiều đóng góp cho GDP cả nước.

Mặc dù có nhiều thông tin đồn đoán về ứng viên sẽ ngồi vào chiếc ghế quyền lực này, song qua nhiều tháng, chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra.

Đến nay, với việc bổ nhiệm ông Trần Sỹ Thanh, sau 9 tháng bỏ ngỏ, “ghế nóng” Chủ tịch PVN đã có người kế nhiệm. 

Sóng gió “ghế nóng” Chủ tịch PVN

Trong những năm gần đây, chiếc ghế Chủ tịch HĐTV của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam luôn được coi là vị trí khá nhạy cảm tại Tập đoàn này khi liên tục bị đổi chủ và vài chủ nhân của chiếc “ghế nóng” này đã bị kỷ luật, đình chỉ chức vụ và thậm chí là vướng vào lao lý.

Ngày 8/12/2017, ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Phó Ban kinh tế Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, bắt tạm giam. Ông Đinh La Thăng là Chủ tịch HĐQT PVN giai đoạn 2005-2008, rồi tiếp tục là Chủ tịch HĐTV PVN từ 2008 đến 2011.

4 doi chu tich PVN

Cơ quan điều tra đã khởi tố 4 thế hệ liên tiếp của chiếc ghế Chủ tịch PVN giai đoạn gần đây, đó là các ông Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Quốc Khánh.

Tháng 7/2015, ông Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Chủ tịch PVN bị đình chỉ chức vụ, sau đó bị khởi tố, bắt tạm giam, xét xử về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, trong thời gian ông Sơn làm Tổng giám đốc OceanBank, giai đoạn 2008 đến 2010. Ngày 29/9/2017, Nguyễn Xuân Sơn bị tòa án sơ thẩm tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản.

Ngày 12/1/2016, ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó tổng giám đốc PVN được bổ nhiệm làm Chủ tịch PVN thay cho ông Nguyễn Xuân Sơn. Chỉ hơn một năm sau, ngày 9/3/2017, ông Khánh lại được cho thôi chức vụ, điều chuyển về Bộ Công thương. 

Ngày 8/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam, khám xét với ông Nguyễn Quốc Khánh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 20/12/2017, Cơ quan điều tra – Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phùng Đình Thực, nguyên Chủ tịch HĐTV, nguyên Tổng giám đốc PVN để điều tra về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch PVN, ông Phùng Đình Thực nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc (từ tháng 5/2006), rồi Tổng giám đốc PVN. Tháng 9/2011, ông Thực được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch PVN, thay cho ông Đinh La Thăng đã được Quốc hội cử làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải.

Nhận ghế Chủ tịch từ ông Phùng Đình Thực, ông Nguyễn Xuân Sơn là Chủ tịch PVN đầu tiên bị khởi tố và bắt giam trong đại án OceanBank - Hà Văn Thắm. Dưới thời ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn với chức vụ Phó Tổng giám đốc PVN là người đại diện phần vốn góp Nhà nước tại Oceanbank, được giữ chức Tổng giám đốc OceanBank. 

Như vậy, tính đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố 4 thế hệ liên tiếp của chiếc ghế Chủ tịch PVN giai đoạn gần đây, đó là các ông Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Quốc Khánh. Sai phạm của 4 cựu lãnh đạo ngành dầu khí này đều khởi nguồn từ thời ông Đinh La Thăng.

Thách thức

Ông Trần Sỹ Thanh - tân Chủ tịch HĐTV PVN, nguyên Bí thư Lạng Sơn, dù đã kinh qua nhiều chức vụ trên chính trường, nhưng vẫn được xem là "gương mặt mới" của ngành dầu khí bởi các vị trí đã đảm nhiệm trước đó của ông không có nhiều liên quan đến ngành này. Đây cũng có thể là một trong những thách thức của vị chính trị gia 46 tuổi khi bắt tay vào lèo lái con thuyền PVN đang gặp nhiều sóng gió.

Mặc dù vẫn là một trong doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam với đóng góp lớn trong ngân sách nhà nước, kim ngạch xuất khẩu hàng năm, PVN cũng như ngành dầu khí đang phải đối mặt với nhiều khó khăn mới trong quá trình phát triển.

Đứng đầu danh sách những tập đoàn có nhiều lãnh đạo mất chức nhất, hiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam không chỉ chịu áp lực từ những thông tin không mấy tốt đẹp về nhân sự mà còn chịu áp lực từ những khó khăn của thị trường dầu khí thế giới; giá dầu thấp; lĩnh vực cốt lõi là thăm dò khai thác khó khăn, kéo theo các lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị dầu khí sụt giảm;... 

Đặc biệt, PVN phải xử lý 5 dự án đầu tư kéo dài, thua lỗ, kém hiệu quả (gồm 3 dự án nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ, Dung Quất, Bình Phước; xơ sợi Đình Vũ - PVTex và đóng tàu Dung Quất). Những yếu tố này ít nhiều đã tác động tiêu cực đến hoạt động của PVN, đặc biệt là tâm lý, tư tưởng của cán bộ, người lao động dầu khí.

Trước đó, vào thời ông Đinh La Thăng còn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐTV của PVN (10/2006 - 8/2011), mục tiêu đuổi kịp các tập đoàn trong khu vực như Petronas của Malaysia cũng đã được công khai nhắc tới, nhưng tới giờ vẫn chưa có một tổng kết nào được đưa ra về tốc độ tiến lên của PVN so với Petronas.

Cơ hội

Dù vậy, giữa "tâm bão", PVN vẫn báo cáo hàng loạt chỉ tiêu tài chính "vượt xuất sắc" kế hoạch đề ra trong năm 2017. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2017 của PVN, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 319,6 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách ước 60,2 nghìn tỷ đồng, vượt 19% so với kế hoạch.

PVN

 Ngành dầu khí cũng như PVN kỳ vọng vào "luồng gió mới" - tân Chủ tịch HĐTV Trần Sỹ Thanh sẽ có những động thái chỉ đạo hiệu quả để vực dậy PVN.

Mới đây, PVN đã công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2017. Tính đến hết tháng 11/2017, tổng doanh thu của PVN đạt 437,8 nghìn tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch cả năm 2017 trước 1 tháng.

 
"Cầm lái" PVN tại đáy của khủng hoảng cũng có thể coi là một cơ hội để ông Thanh thể hiện tay chèo. Khi những mặt trái đều đã phơi bày, ông không chỉ nắm rõ hơn thể trạng con tàu mà còn cất được mối bận tâm với "di sản" của những người tiền nhiệm. Còn PVN dẫu có tổn thương thì vẫn là Tập đoàn Dầu khí và người PVN thì hơn ai hết giờ đây đang mong chung sức vực lại ngôi nhà sau cơn bão...

PVN cho biết, 11 tháng năm 2017, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức từ 2,0% - 11% kế hoạch 11 tháng đề ra.

Trong đó, nhiều chỉ tiêu quan trọng Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch cả năm 2017 gồm: tổng doanh thu toàn Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch cả năm (437,8 nghìn tỷ đồng) vào ngày 25/11/2017; nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch cả năm (74,6 nghìn tỷ đồng) trước 2 tháng; sản xuất đạm đã hoàn thành kế hoạch cả năm (1,52 triệu tấn) vào ngày 8/11/2017.

Những chỉ số báo cáo này được xem là một trong những tín hiệu tích cực khi PVN đang khó khăn chồng chất. 

Mới đây, phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp lớn thuộc PVN gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) đã được thông qua. 

Ba doanh nghiệp đã ấn định thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào nửa cuối tháng 1/2018, trong đó nổ phát súng đầu tiên là BSR. Theo kế hoạch của các doanh nghiệp, BSR sẽ IPO vào ngày 17/1, PV Oil vào 19/1 và PV Power vào 31/1.

Kế hoạch cổ phần hóa 3 doanh nghiệp này sau nhiều lần trì hoãn được kỳ vọng sẽ là “bom tấn” trên thị trường chứng khoán đầu năm sau và tạo cú hích lớn cho thị trường dầu khí trong thời gian tới.

Ngành dầu khí cũng như PVN kỳ vọng vào "luồng gió mới" - tân Chủ tịch Trần Sỹ Thanh sẽ có những động thái chỉ đạo hiệu quả để vực dậy một đơn vị đang trong "cơn giông bão".

Ở một góc độ khác, "cầm lái" PVN tại đáy của khủng hoảng cũng có thể coi là một cơ hội để ông Thanh thể hiện tay chèo. Khi những mặt trái đều đã phơi bày, ông không chỉ nắm rõ hơn thể trạng con tàu mà còn cất được mối bận tâm với "di sản" của những người tiền nhiệm. Còn PVN dẫu có tổn thương thì vẫn là Tập đoàn Dầu khí và người PVN thì hơn ai hết giờ đây đang mong chung sức vực lại ngôi nhà sau cơn bão...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ