[Gặp gỡ thứ Tư] Đại diện JETRO Hà Nội: 'Trong dài hạn, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư nhiều triển vọng'
Theo ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam trong thời gian vừa qua đã bị sụt giảm phần lớn là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong dài hạn thì Việt Nam sẽ vẫn là điểm đến đầu tư nhiều triển vọng.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội. Ảnh: Ngọc Hà
Trong bối cảnh đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam bị sụt giảm, Nhadautu.vn đã có cuộc phỏng vấn với ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này cũng như ghi nhận các khuyến nghị dành cho Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 8/2020 đã bị sụt giảm, vậy ông có thể cho biết đâu là vấn đề mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh hiện nay?
Ông Takeo Nakajima: Trước hết phải nói rằng, do đại dịch COVID-19 nên hoạt động đầu tư trên toàn cầu bị sụt giảm chứ không phải là hiện tượng của riêng Nhật Bản. Đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam 10 năm trở lại đây liên tục gia tăng. Năm 2010 chỉ có 200 dự án, nhưng từ năm 2017 đến 2019 số dự án đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam đã vượt 600 dự án/năm.
Năm 2017, chúng tôi đã có nhiều dự án liên quan đến năng lượng và trong năm 2018, Nhật Bản cũng đã có một dự án đầu tư lớn là dự án phát triển thành phố thông minh (Smart city). Từ tháng 2/2020, do đại dịch COVID-19 bùng phát nên đầu tư từ Nhật Bản đã sụt giảm mạnh. Từ tháng 1 đến tháng 8, số dự án bao gồm cả các dự án góp vốn mua cổ phần và vốn đầu tư đã lần lượt giảm 23,5% và 29,5%.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này. Một trong số đó là do kinh tế Nhât Bản suy thoái nên nhiều công ty mẹ ở Nhật Bản rất thận trọng trong việc đầu tư trong và ngoài nước. Theo khảo sát về dự đoán tình hình kinh tế doanh nghiệp trong ngắn hạn của ngân hàng trung ương Nhật Bản hồi tháng 6 năm 2020 thì chỉ số "Dự đoán tình hình kinh tế doanh nghiệp" tương đối xấu ở mức -31 và tới nữa sẽ còn xấu hơn ở mức -34.
Ngoài ra, một nửa đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam (số dự án và vốn đầu tư) là các doanh nghiệp đầu tư mới và chưa có trụ sở tại Việt Nam. Vì vậy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên việc hạn chế đi lại đối với các doanh nghiệp đầu tư mới là điều vô cùng khó khăn. Không chỉ vậy, 65% thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp chế tạo Nhật Bản tại Việt Nam chính là thị trường quê hương và 15% là thị trường ASEAN. Nhật Bản và ASEAN đều bị ảnh hưởng dịch bệnh, do vậy nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam không thể tiến hành mở rộng đầu tư.
GDP của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6 là 1,8%. Mặc dù là tăng trưởng dương, nhưng đối với các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng kinh doanh tại đây, thì tình hình này vẫn là một yếu tố đáng lưu ý khiến họ không thể quyết định việc mở rộng đầu tư.
Hy vọng sắp tới nhờ vào hoạt động M&A và góp vốn nên đầu tư mở rộng có thể được hồi phục, tiếp đến sẽ là đầu tư mới. So với các nước lân cận thì tình hình của Việt Nam vẫn khả quan hơn, do vậy hy vọng rằng Việt Nam sẽ vẫn là lựa chọn tốt đối với các doanh nghiệp Nhật Bản có đủ năng lực đầu tư.
Trong dài hạn thì Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư nhiều triển vọng. Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện "Chương trình hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng nước ngoài". Trong số 30 doanh nghiệp được lựa chọn hưởng chính sách hỗ trợ này có 15 công ty là các công ty Nhật Bản hiện đang đầu tư tại Việt Nam. Các công ty này dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát mới đây của JETRO, 41% doanh nghiệp Nhật Bản (1.460 công ty) đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới, tăng 5,5% so với một năm trước đó. Trong khi đó, 36,3% doanh nghiệp được hỏi cho biết xem xét mở rộng hoạt động tại Thái Lan, và 48,1% nói rằng họ sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc. Ông có bình luận như thế nào về kết quả khảo sát này?
Ông Takeo Nakajima: Đây là khảo sát dùng bảng câu hỏi đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang có trụ sở chính trong nước. Từ góc độ nhìn nhận của doanh nghiệp mẹ thì việc tiếp tục hoạt động sản xuất và bán hàng tại Trung Quốc rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Trung Quốc với tỷ lệ trả lời "xem xét mở rộng hoạt động kinh doanh" so với thời điểm 2011 là 68% cho thấy xu hướng này đang giảm, khảo sát lần này cho thấy con số thấp nhất kể từ sau năm 2011.
Mặt khác, với cùng câu hỏi đó đối với Việt Nam tại thời điểm năm 2011 thì tỷ lệ trả lời "xem xét mở rộng hoạt động kinh doanh" chỉ 20%, tỷ lệ này gia tăng đều hàng năm và khảo sát lần này cho thấy tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay là 41%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của Việt Nam đối với Nhật Bản đang ngày càng gia tăng.
Với Thái Lan thì không có sự thay đổi nhiều. Thái Lan cũng là quốc gia quan trọng, tuy nhiên chỉ duy trì số doanh nghiệp hiện nay cũng có thể nói là chiếm đa số.
Ông có khuyến nghị gì đối với chính phủ Việt Nam để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút vốn FDI lớn từ Nhật Bản?
Ông Takeo Nakajima: Hiện tại, Việt Nam đang được hưởng lợi từ rất nhiều yếu tố quan trọng. Tôi hy vọng, trong thời gian sắp tới, Việt Nam vẫn có thể duy trì và phát huy được những lợi thế này nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh đại dịch.
Việc Chính phủ kiểm soát tốt dịch COVID-19 đã phần nào trở thành yếu tố giúp các nhà đầu tư ngoại yên tâm hơn. Ngay như theo khảo sát của JETRO, nếu so với các nước khác, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động kinh doanh tại Việt nam do ảnh hưởng của dich bệnh là tương đối ít. Ngoài ra, với chi phí sản xuất thấp và là quốc gia mạnh về xuất khẩu thì việc có chuỗi cung ứng đa dạng sẽ là một lợi thế lớn cho Việt Nam.
Có thể nói rằng, Nhật Bản rất kỳ vọng cũng như tin tưởng vào tính tăng trưởng của thị trường tại Việt Nam. Những chính sách hỗ trợ mà Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện môi trường kinh doanh. Ngoài ra, ký kết nhiều FTA sẽ giúp Việt Nam dễ dàng giao thương hơn trong bối cảnh phục hồi kinh tế, một yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, do hạn chế nhập cảnh nên việc doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư mới, khảo sát thị trường hay ký kết hợp đồng là không thể thực hiện được. Vì vậy, Nhật Bản hi vọng trong thời gian tới Việt Nam có thể triển khai các biện pháp nới lỏng nhập cảnh để đẩy nhanh việc đầu tư mới.
Không chỉ vậy, vấn đề thiếu lao động dẫn đến chi phí cho nguồn nhân lực tăng cao cũng trở nên đáng lo ngại. Khảo sát của JETRO những năm gần đây đã cho thấy rằng, yếu tố này cũng là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp Nhật Bản phải đối mặt. Chúng tôi kỳ vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ các vấn đề như đào tạo nguồn nhân lực, bổ sung các trường đại học ngành kỹ thuật, cao đẳng chuyên nghiệp hay cải thiện mạng lưới giao thông, môi trường sống đối với các lao động từ địa phương.
Theo đánh giá của chúng tôi, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hỗ trợ, các nhà cung cấp và ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam vẫn còn non trẻ, chưa phát triển. Để cải thiện các vấn đề này thì Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhà cung cấp) từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, đồng thời nuôi dưỡng các doanh nghiệp nội địa thêm lớn mạnh. Đối với việc nuôi dưỡng doanh nghiệp Việt Nam, ngoài nâng cao năng lực kỹ thuật, chất lượng sản phẩm thì cần công khai, minh bạch các thông tin về tài chính doanh nghiệp cũng như thành tích giao dịch thực tế của doanh nghiệp.
Xin ông có thể cho biết thêm về triển vọng đối với chương trình sáng kiến chung Việt - Nhật?
Ông Takeo Nakajima: Hiện tại, chương trình Sáng kiến chung Nhật - Việt đang bước vào giai đoạn 8. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Nhật - Việt.
Theo đó, chúng tôi đã nêu ra các dự án cụ thể trong phạm vi rộng, thảo luận các vấn đề trong cả một năm, sau đó tổng hợp báo cáo kết quả tiến độ với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư. Qua đây có thể thấy rõ ngay điều gì đã tiến triển tốt và điều gì chưa tiến triển, coi đó là "nơi để đối thoại, tạo ra thành quả".
Nhờ sự hợp tác giữa Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) mà tiếng nói của các doanh nghiệp đã được phản ánh một cách rộng rãi. Điều này giúp cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường tính minh bạch liên quan đến đầu tư đối với các doanh nghiệp đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam. Việc có một kênh đối thoại để nêu ra các vấn đề phát sinh là rất quan trọng.
Đối với cả Việt Nam và Nhật Bản thì đây là một chương trình đối thoại đóng góp cho việc thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. So với các nước lân cận thì đây chắc chắn là điểm thuận lợi của Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
AI - Công cụ hữu ích nâng cao nhận thức nhà đầu tư
Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ lý đắc lực cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, AI giúp hỗ trợ nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, không chỉ tiết kiệm thời gian nghiên cứu mà còn giúp tăng độ chính xác trong việc ra quyết định.
Đầu tư thông minh - 15/07/2025 07:00
Kinh doanh vàng trang sức phải xin phép, Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực
Luật Đầu tư 2000 đưa toàn bộ hoạt động kinh danh vàng, trong đó có vàng trang sức, mỹ nghệ vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đang làm mất đi cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm chế tác vàng khu vực.
Đầu tư - 15/07/2025 06:45
Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% trong giai đoạn 2026 - 2030 đòi hỏi chiến lược tổng thể, cải cách thể chế mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các động lực mới trong bối cảnh nhiều thách thức trong và ngoài nước.
Đầu tư - 14/07/2025 14:14
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh
Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy xét từ phiên “đáy” 10/4 của năm 2025, nhiều quỹ đầu tư cổ phiếu ghi nhận hiệu suất tăng trưởng mạnh vượt mức 30%.
Đầu tư - 14/07/2025 12:58
TP.HCM: Cải tạo chung cư cũ chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư
Việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ tại TP.HCM còn chậm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, quá trình triển khai có vướng mắc, khó khăn kéo dài nên khó mời gọi được nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản - 14/07/2025 10:59
Gia Lai đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Để chuẩn bị cho dự án đường sắt cao tốc, Gia Lai kiến nghị sớm triển khai giải phóng mặt bằng, xin cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ dự án.
Đầu tư - 14/07/2025 10:56
Kinh nghiệm quản lý và phát triển quỹ ETF nhìn từ thị trường Đài Loan
Với đặc thù là tỷ lệ giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lên tới hơn 80%, sản phẩm ETF rất phù hợp tại thị trường Việt Nam với chi phí thấp, thanh khoản cao so với các chứng chỉ quỹ khác, dễ giao dịch.
Đầu tư - 14/07/2025 07:00
Giá căn hộ TP.HCM tiếp tục tăng, nguồn cung thấp nhất trong 10 năm
Thị trường căn hộ tại TP.HCM tiếp tục ghi nhận lượng nguồn cung chào bán mới hạn chế, giá bán tiếp tục tăng. Dù nguồn cung căn hộ đã tăng gấp đôi so với quý trước, nhưng nguồn cung của 6 tháng thấp nhất kể từ 2015 đến nay.
Đầu tư - 14/07/2025 06:45
Chủ tịch Sunhouse: Sản xuất là nền tảng của phát minh, sáng tạo
Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, cho rằng sản xuất là yếu tố cốt lõi của một quốc gia. Nếu một đất nước không trực tiếp tham gia vào sản xuất, chỉ cần một thế hệ thôi, khả năng sáng tạo sẽ mất đi.
Đầu tư - 13/07/2025 08:50
Chứng chỉ quỹ: Lựa chọn tối ưu giữa bối cảnh thế giới có nhiều biến động
Nhiều chuyên gia nhận định trong bối cảnh bên ngoài bất định, bên trong ổn định, chứng chỉ quỹ nổi lên như một kênh đầu tư hấp dẫn, phù hợp với đông đảo người dân, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư ít kinh nghiệm.
Đầu tư - 13/07/2025 07:00
Bất động sản Đà Nẵng tăng nhiệt trước loạt thông tin 'hot'
Thời gian qua, TP. Đà Nẵng liên tiếp đón nhận các thông tin quy hoạch và hạ tầng dồn dập, điều này khiến cho thị trường bất động sản Đà Nẵng tăng trưởng tích cực, thậm chí nhiều khu vực biến động mạnh.
Đầu tư - 13/07/2025 06:45
Quỹ đầu tư lạc quan với mức thuế quan mới
Nhiều quỹ đầu tư nhìn nhận với việc Việt Nam sớm đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, yếu tố bất định đã suy giảm đáng kể, từ đó tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Đầu tư - 12/07/2025 13:28
Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển mới cho Quảng Trị
Quảng Trị sau sáp nhập sẽ có đủ các thiết chế về hạ tầng giao thông từ bến cảng, cao tốc, sân bay, đây chính là động lực tạo ra không gian phát triển mới cho Quảng Trị.
Đầu tư - 12/07/2025 10:07
Khi nhà đầu tư không còn hỏi về '3 chữ cái'
Nhà đầu tư cá nhân đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến giá trị của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư.
Đầu tư - 12/07/2025 07:00
Nhìn lại đóng góp của Samsung vào kinh tế Việt Nam
Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam tương đương lần lượt 13,12% GDP và 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2024.
Đầu tư - 11/07/2025 10:23
Để nhà đầu tư không còn bị 'dắt mũi'
Các chuyên gia luôn nhấn mạnh thay vì dựa vào những tin đồn, tin nội bộ chưa có căn cứ, nhà đầu tư nên tham khảo những nghiên cứu, phân tích từ chuyên gia uy tín, báo cáo của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… trước khi ra quyết định nên giải ngân hay không.
Đầu tư - 11/07/2025 07:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago