Hàng nghìn doanh nghiệp Nhật Bản xin ngân sách để rời khỏi Trung Quốc

THANH TRẦN
06:15 10/09/2020

Chính phủ Nhật Bản đã chứng kiến một sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật đối với các chương trình trợ cấp giúp họ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

VSIP_Hai_Phong_XYGC (1)

Hàng nghìn doanh nghiệp Nhật Bản xin ngân sách để rời khỏi Trung Quốc.

Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã thể hiện những rủi ro của việc chuỗi cung ứng tập trung quá nhiều vào một khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

Tính từ đầu năm đến nay, Nhật Bản dành ra ngân sách 220 tỷ yên (2 tỷ USD) để hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp đưa hoạt động sản xuất từ nước ngoài về nước. Trong vòng đầu tiên, kết thúc vào tháng 6, chính phủ đã phê duyệt 57 dự án với tổng mức hỗ trợ đạt 57,4 tỷ yên, chiếm hơn một nửa trong số 90 đơn đăng ký.

Vòng nộp đơn thứ hai, kết thúc vào tháng 7, chính phủ Nhật Bản đã nhận được 1.670 đơn đăng ký với giá trị khoảng 1,76 nghìn tỷ yên - gấp 11 lần số tiền còn lại trong ngân sách. Kết quả lựa chọn doanh nghiệp được trợ cấp sẽ có vào tháng 10 sau khi các chuyên gia độc lập đánh giá.

Mặc dù chính phủ hiện không có kế hoạch dành thêm quỹ cho chương trình, song một số ứng cử viên đang tìm cách kế nhiệm Shinzo Abe làm thủ tướng đã đề cập đến các biện pháp hỗ trợ kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Cho đến nay, khoảng 30 công ty đã được chấp thuận nhận hỗ trợ 23,5 tỷ yên để chuyển cơ sở sản xuất sang khu vực Đông Nam Á.

Chương trình trợ cấp áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hóa quan trọng đối với công tác y tế cộng đồng hoặc những ngành có hoạt động sản xuất phần lớn tại một số quốc gia cụ thể. Nhiều dự án được hỗ trợ chuyển sản xuất trong vòng xét duyệt đầu tiên đều là doanh nghiệp sản xuất khẩu trang hoặc trang thiết bị y tế. Chương trình hỗ trợ tài chính giúp chi trả một phần chi phí di chuyển sản xuất, cao nhất là 15 tỷ yên (140 triệu USD) mỗi dự án.

Công ty Ace Japan hiện là một trong số các công ty đã giành được trợ cấp trong vòng đầu tiên. Ngay mùa hè năm tới, công ty sẽ khởi công xây dựng nhà máy tại tỉnh Yamagata – Nhật nhằm sản xuất nguyên liệu mà trước đây công ty chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhiều yếu tố trong đó có quy định khắt khe về môi trường đã khiến công ty gặp khó khăn trong nhập hàng từ Trung Quốc, vấn đề này thậm chí đã tồi tệ hơn trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Iris Ohyama, một trong những công ty đầu tiên được chấp thuận trợ cấp, đã sử dụng tiền của mình để bắt đầu sản xuất khẩu trang trong nước nhằm đa dạng hóa địa điểm sản xuất ngoài 2 nhà máy tại Quý Châu và Đại Liên ở Trung Quốc.

Trong khi đó, công ty Showa Glove cũng đã lên kế hoạch bắt đầu sản xuất găng tay cao su trong nước sớm nhất là vào mùa xuân năm 2023, thay thế khoảng 10% hàng nhập khẩu. Công ty đồng thời cũng bán găng tay sản xuất ở nước ngoài, chủ yếu ở Malaysia, tuy nhiên đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ làm gián đoạn chuỗi cung ứng của công ty.

Trước đây, chính phủ nước này cũng từng dùng trợ cấp nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước vào năm 2011. Nhật Bản đã triển khai chương trình thúc đẩy thành lập doanh nghiệp sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011.

Trong vòng đầu tiên, họ nhận được khoảng 750 đơn đăng ký và chấp nhận hỗ trợ cho 250 doanh nghiệp với tổng mức hỗ trợ là 200 tỷ yên. Tuy nhiên, chương trình hỗ trợ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng lên, một phần do đồng yen mạnh vào thời điểm đó.

Lần này, mọi chuyện đã khác. Đồng yên giảm giá, cùng với việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang trở nên căng thẳng, khiến an ninh kinh tế Nhật trở thành yếu tố được quan tâm hơn bao giờ hết.

Yasuyuki Todo, giáo sư kinh tế tại Đại học Waseda ở Tokyo, cho biết: "Các chính sách bảo hộ đã phổ biến ngay cả trước khi có đại dịch COVID-19, nhưng cú sốc từ đại dịch đã làm trầm trọng thêm xu hướng này".

Đại diện của một trong những doanh nghiệp nhận trợ cấp thừa nhận rằng "chúng tôi đã quyết định sản xuất trong nước ngay cả khi không được trợ cấp".

Chương trình hỗ trợ cùng đang tính đến việc kết nối tốt hơn các doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất để đảm bảo tốt hơn an ninh trong trường hợp khẩn cấp chứ không chỉ đơn giản dừng ở việc đóng cửa hoạt động ở nước ngoài và chuyển sản xuất về nước.

Sức hấp dẫn của Trung Quốc trong vai trò địa điểm sản xuất đang giảm dần bởi chi phí lao động ở đây tăng nhanh chóng. Theo khảo sát năm 2019 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO), nếu chi phí sản xuất tại Nhật được tính là 100 điểm, chi phí sản xuất tại Trung Quốc ước tính 80 điểm còn Việt Nam cũng đang ở mức 74 điểm.

Ngoài việc đưa sản xuất về nước, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã xem xét tới việc chuyển hoạt động sang các quốc gia khác. Đơn cử, Iris Ohyama dự định mở nhà máy sản xuất khẩu trang ở cả Mỹ, Pháp và Hàn Quốc để mở rộng cơ cấu sản xuất vốn trước đây chỉ tập trung tại Trung Quốc ra toàn thế giới.

(Theo Nikkei Asian Review)

  • Cùng chuyên mục
Thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc hơn nhờ vốn FDI

Thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc hơn nhờ vốn FDI

Thị trường bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm ghi nhận không ít chuyển biến tích cực, nổi bật là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào kinh doanh bất động sản tăng đến 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2024.

Đầu tư - 20/07/2025 06:45

Khánh Hòa sắp khởi công 4 dự án gần 20.000 tỷ

Khánh Hòa sắp khởi công 4 dự án gần 20.000 tỷ

Khánh Hòa đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo. Đặc biệt, tỉnh sắp khởi công loạt dự án trọng điểm với tổng vốn gần 20.000 tỷ đồng nhân dịp Quốc khánh.

Đầu tư - 20/07/2025 06:45

Chuyên gia khuyến nghị giải pháp khắc phục tin đồn trên thị trường chứng khoán

Chuyên gia khuyến nghị giải pháp khắc phục tin đồn trên thị trường chứng khoán

Để khắc phục tin đồn, tin giả trục lợi trên thị trường chứng khoán, các chuyên gia khuyến nghị cần phát triển dịch vụ quản lý gia sản, khuyến khích đầu tư qua quỹ, nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Đầu tư - 19/07/2025 14:20

'Ông vua' xe máy và cuộc đua xe máy điện

'Ông vua' xe máy và cuộc đua xe máy điện

Chiếm 83% thị phần xe máy xăng tại thị trường Việt Nam, “ông vua” xe máy Honda dường như "chậm chân" với xe máy điện khi mới đưa ra thị trường 2 mẫu ICON e: và CUV e:.

Đầu tư - 19/07/2025 07:19

Nghệ An chuyển mình từ dòng vốn FDI

Nghệ An chuyển mình từ dòng vốn FDI

Với chiến lược thu hút đầu tư bài bản và những chính sách hỗ trợ hiệu quả, Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều “ông lớn” FDI, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đầu tư - 18/07/2025 14:00

Đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế

Đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế

Đổi mới mô hình tăng trưởng không những để tăng cường nội lực mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là điều cấp thiết để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

Đầu tư - 18/07/2025 13:13

Samsung, Amkor, Goertek đưa khu vực FDI áp đảo trong tổng vốn đầu tư thực hiện tại Bắc Ninh

Samsung, Amkor, Goertek đưa khu vực FDI áp đảo trong tổng vốn đầu tư thực hiện tại Bắc Ninh

Trong vòng 5 năm qua, vốn đầu tư của khu vực FDI có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Đầu tư - 18/07/2025 10:31

Viettel đề xuất thực hiện dự án điện gió 317 triệu USD ở Quảng Trị

Viettel đề xuất thực hiện dự án điện gió 317 triệu USD ở Quảng Trị

Dự án điện gió Lệ Thủy 4 do Viettel đề xuất tại Quảng Trị có công suất 198Mw, với 4 nhà máy điện gió riêng biệt, tổng mức đầu tư 317 triệu USD.

Đầu tư - 18/07/2025 10:26

TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới

TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới

Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu phát triển khoảng 235.000 căn hộ mới, tuy nhiên, đến nay, mục tiêu chỉ thực hiện được 24% chỉ tiêu và còn thiếu hụt 179.000 căn.

Đầu tư - 18/07/2025 09:37

Dung Quất 'săn' nhà đầu tư chiến lược

Dung Quất 'săn' nhà đầu tư chiến lược

Bên cạnh công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được kỳ vọng sẽ chuyển mình với các dự án bất động sản quy mô lớn vừa được chấp thuận đầu tư.

Đầu tư - 18/07/2025 09:32

Sau sáp nhập, địa phương tái định hình quy hoạch hàng không

Sau sáp nhập, địa phương tái định hình quy hoạch hàng không

Có 2 sân bay sau sáp nhập, các địa phương ở miền Trung đang tính toán phương án quy hoạch để khai thác hiệu quả các sân bay này, đồng bộ hạ tầng hàng không.

Đầu tư - 18/07/2025 08:00

TP.HCM sắp thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn

TP.HCM sắp thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn

TP.HCM dự kiến cho phép các căn hộ thí điểm mô hình cho thuê lưu trú ngắn hạn kể từ ngày 1/9. Các căn hộ thuộc những tòa chung cư có hệ thống kỹ thuật đảm bảo, xây dựng đúng theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt. Chủ căn hộ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khi tham gia thí điểm mô hình này.

Đầu tư - 17/07/2025 20:20

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.

Đầu tư - 17/07/2025 06:45

Khu công nghiệp vẫn là kênh hút vốn FDI

Khu công nghiệp vẫn là kênh hút vốn FDI

Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp vẫn là kênh chủ đạo giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiệu quả, bất chấp biến động kinh tế thế giới.

Đầu tư - 17/07/2025 06:45

Vai trò tiến bộ công nghệ đối với sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán

Vai trò tiến bộ công nghệ đối với sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán

Sự xuất hiện của công nghệ không chỉ như một công cụ, mà là một "người bạn đồng hành" của sự minh bạch, giúp khôi phục lại sự công bằng vốn cần được đảm bảo trên thị trường.

Đầu tư thông minh - 16/07/2025 07:00

Dự án sản xuất ô tô tại Huế tăng vốn thêm hơn 21.000 tỷ đồng

Dự án sản xuất ô tô tại Huế tăng vốn thêm hơn 21.000 tỷ đồng

Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế vừa được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 21.178 tỷ đồng.

Đầu tư - 16/07/2025 06:45