Dự thảo Nghị định 90 bóp nghẹt thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Nhàđầutư
Mặc dù đã có một số thay đổi sau khi được đưa ra lấy ý kiến góp ý thời gian qua, dự thảo cập nhật nhất của Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn có nguy cơ bóp nghẹt sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nếu được thông qua.
QUANG HUY
02, Tháng 10, 2018 | 05:00

Nhàđầutư
Mặc dù đã có một số thay đổi sau khi được đưa ra lấy ý kiến góp ý thời gian qua, dự thảo cập nhật nhất của Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn có nguy cơ bóp nghẹt sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nếu được thông qua.

Ngan hang

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp èo uột đã dồn gánh nặng cung cấp vốn cho nền kinh tế lên vai hệ thống NHTM

Nỗ lực kiến tạo của Chính phủ

Xây dựng một chính phủ kiến tạo là phương châm và hành động của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong hơn 2 năm trở lại đây. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của lãnh đạo Chính phủ và các thành viên nội các, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở những đánh giá tích cực của cả các tổ chức quốc tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây.

Trong số những cơ quan Chính phủ tiến hành cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ nhất theo chủ trương lớn nói trên, Bộ Tài chính nổi lên như một cơ quan dẫn đầu, thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực thuế và hải quan - những lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới người dân và nhiều doanh nghiệp.

Thế nhưng với Dự thảo sửa đổi Nghị định 90/2011/NĐ-CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp mà Bộ này chủ trì soạn thảo và đã qua nhiều lần góp ý của các đối tượng có liên quan, tư duy “quản” thay vì “kiến tạo và hỗ trợ” vẫn nổi bật, có nguy cơ gây nhiều khó khăn hơn cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để phục vụ cho hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của mình.  

Lâu nay chúng ta đều biết Chính phủ đang nỗ lực tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam, trong đó có việc giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại do hiện nay trách nhiệm cung cấp vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế chủ yếu dồn lên vai của khối ngân hàng thương mại. Cho tới cuối năm 2017, quy mô của kênh tín dụng ngân hàng tương đương tới 130% GDP.

Trong khi đó số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, đến cuối năm 2017, dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ tương đương 6,19% GDP, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 20%-50% GDP của các nước trong khu vực. Rõ ràng là quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện còn hết sức nhỏ so với quy mô của tín dụng ngân hàng, chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô của nền kinh tế Việt Nam.

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã có gần 20 năm tuổi đời nhưng theo đánh giá của một vị lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tài chính, sở dĩ thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa phát triển được là do cơ chế, chính sách hiện chưa thực sự cân bằng giữa chính sách huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và kênh tín dụng ngân hàng.

Để giải quyết bài toán mất cân đối nói trên, không có cách nào khác là phải thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Do vậy, cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng công cụ huy động vốn này, song song với việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư tham gia thị trường.

Thực tế từ một dự thảo nghị định của Bộ Tài chính

Như đã đề cập ở trên, Dự thảo sửa đổi Nghị định 90/2011/NĐ-CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp mà Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo dường như đang đi ngược lại với chủ trương “kiến tạo và hỗ trợ” của Chính phủ.  

Đứng ở góc độ của nhà đầu tư trái phiếu, ngoài việc cân nhắc rủi ro của khoản đầu tư thì tính thanh khoản của trái phiếu là một trong những yếu tố chính được xem xét trong quá trình ra quyết định đầu tư. Dự thảo Nghị định 90 quy định trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chỉ được giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Quy định này sẽ hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi muốn thoái vốn khỏi khoản đầu tư này trước ngày đáo hạn. Chẳng hạn, trong số 99 nhà đầu tư (số lượng nhà đầu tư tối đa được phép trong một đợt phát hành riêng lẻ theo quy định của Dự thảo), một nhà đầu tư nào đó muốn thoái vốn và số lượng trái phiếu của nhà đầu tư này phải cần tới nhiều hơn 1 nhà đầu tư mới đầu tư, thì nhà đầu tư thứ 100 sẽ không được phép tham gia giao dịch, trong khi chỉ một mình nhà đầu tư thứ 99 thì không đủ năng lực tài chính, hoặc đơn giản là nhà đầu tư này không muốn nhận chuyển nhượng toàn bộ lô trái phiếu này. Đây là một ví dụ điển hình, mang tính thực tiễn cao và không hiếm gặp.

Từ góc nhìn của tổ chức phát hành, quy định trên có thể khiến họ khó huy động đủ số vốn cần thiết do 99 nhà đầu tư không đăng ký mua đủ số lượng trái phiếu phát hành. Lượng trái phiếu còn lại chưa được đăng ký mua, tổ chức phát hành cũng không thể tiếp tục chào bán cho nhà đầu tư có nhu cầu do số lượng nhà đầu tư đã chạm trần 99 người. Tinh thần của quy định này chưa phù hợp với việc trái phiếu được tự do chuyển nhượng, sang tên (thông qua các hình thức mua bán, xử lý tài sản cầm cố, thừa kế, cho, tặng,..). Luật Chứng khoán, Bộ luật Dân sự không cấm giao dịch và quyền giao dịch là quyền của người sở hữu tài sản.

Thêm vào đó, cần phải lưu ý rằng nhà đầu tư tham gia vào một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là những nhà đầu tư có kiến thức và hiểu biết về tài chính, nói một cách chính xác họ là những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, vì vậy họ có trách nhiệm, nghĩa vụ và năng lực chuyên môn để đánh giá năng lực của tổ chức phát hành cũng như rủi ro của trái phiếu được phát hành. Một khi họ đã đầu tư vào các loại trái phiếu này thì có nghĩa rằng mức độ rủi ro của trái phiếu đã được họ xem xét và đánh giá kỹ lưỡng, phù hợp với khẩu vị rủi ro của họ. Sau một thời gian nắm giữ, khi họ có nhu cầu chuyển nhượng trái phiếu tới các nhà đầu tư thứ cấp, cần tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể dễ dàng chuyển nhượng, có như thế thị trường mới có tính thanh khoản cao và từ đó thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, theo đúng mong muốn của Chính phủ bấy lâu nay. Vì vậy, không cần thiết phải khống chế số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch trái phiếu mà chỉ nên dừng lại ở việc quy định số lượng nhà đầu tư tham gia đầu tư trái phiếu phát hành ở vòng sơ cấp là đủ.

Một điểm khác cũng cần đề cập tới ở đây là quy định báo cáo tài chính của đơn vị phát hành phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập. Hiện tại mới chỉ có 32 doanh nghiệp và hơn 700 kiểm toán viên được Bộ Tài chính chấp thuận đủ điều kiện để kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng. Trong khi đó, hiện có khoảng 1.400 doanh nghiệp niêm yết và 1.000 công ty đại chúng, nếu quy định như vậy thì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ khó tìm được công ty kiểm toán và khó đảm bảo yêu cầu về chất lượng, thời gian của đợt phát hành và phải chịu chi phí cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Chưa kể, Dự thảo đã quy định nhà đầu tư mua trái phiếu tự đánh giá mức độ rủi ro và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Tại hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định do Nhadautu.vn tổ chức hồi cuối năm ngoái, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, một chuyên gia ngân hàng không lạ lẫm gì với vấn đề này đã nhận xét rất thẳng thắn: “Trái phiếu phát hành riêng lẻ mà buộc phải kiểm toán là không phù hợp”. Bởi theo ông, phát hành riêng lẻ chủ yếu phụ thuộc vào niềm tin. Trách nhiệm đó nên được giao cho nhà đầu tư đánh giá. Thiết nghĩ, nếu cơ quan quản lý nhà nước vẫn muốn kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị phát hành thì chỉ cần sử dụng báo cáo kiểm toán của một công ty kiểm toán độc lập được cấp phép hoạt động tại Việt Nam là đủ. Bởi bản thân công ty kiểm toán cũng như kiểm toán viên đã phải tuân thủ những quy định của Luật kiểm toán độc lập rồi. Bộ Tài chính không nên lo thay nhà đầu tư, cho dù chức năng quản lý nhà nước của bộ này là đảm bảo thị trường tài chính phát triển lành mạnh, bền vững.  

Ngoài ra, yêu cầu về công bố thông tin trước, trong và sau đợt phát hành quá nhiều và quá chi tiết, không khác gì một đợt chào bán trái phiếu ra công chúng, không phù hợp với tính chất của một đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Tóm lại, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng những “rào cản” không đáng có, đi ngược với tinh thần “kiến tạo và hỗ trợ”, trong Dự thảo nghị định này, nếu không hệ lụy dẫn tới sẽ là tiếp tục gây mất cân đối giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, đẩy lãi suất lên cao và từ đó gây áp lực lạm phát - trái ngược với chủ trương và quan điểm điều hành kinh tế hiện nay của Chính phủ. Một hệ lụy gián tiếp khác là gây cản tới trở quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Ngoài ra, nó cũng đi ngược với chủ trương của Bộ Chính trị, Nhà nước và Chính phủ về đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ