Dự án lấp sông Tiền để xây Công viên trái cây bị “tuýt còi”

Nhàđầutư
Căn cứ vào công văn hỏa tốc của Bộ TN&MT, UBND tỉnh Tiền Giang vừa chỉ đạo cho Chủ tịch UBND huyện Cái Bè dừng dự án Công viên trái cây ở huyện Cái Bè.
TRƯỜNG CA - PHƯƠNG DUNG
05, Tháng 11, 2017 | 06:06

Nhàđầutư
Căn cứ vào công văn hỏa tốc của Bộ TN&MT, UBND tỉnh Tiền Giang vừa chỉ đạo cho Chủ tịch UBND huyện Cái Bè dừng dự án Công viên trái cây ở huyện Cái Bè.

12

 Dự án lấp sông Tiền vừa có lệnh tạm dừng 

Tạm dừng dự án

Thông tin với phóng viên ngày 2/11, ông Nguyễn Quốc Thanh - Chủ tịch UBND huyện Cái Bè, đồng thời là chủ dự án Công viên trái cây cho biết, được chỉ đạo của Bộ TN&MT nên tỉnh Tiền Giang tạm thời cho dừng dự án lại để rà soát công tác đánh giá tác động môi trường. Trong đó, trọng tâm là đánh giá tác động của dự án tới thoát lũ, lưu thông dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ bãi sông theo quy định. Đồng thời, rà soát lại việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước.

Ông Thanh cho biết thêm, khu vực dự án công viên trái cây là vùng hạ lưu nằm sau cồn Hòa Khánh (huyện Cái Bè), đoạn sông này do tỉnh quản lý. Tại vị trí này, lưu lượng dòng chảy không lớn.

“Tới đây Bộ TN&MT vào làm việc với UBND huyện Cái Bè, chúng tôi cũng sẽ báo cáo quy trình và chủ trương đầu tư, thủ tục giấy phép đường thủy nội địa đầy đủ”, ông Thanh cho hay.

Theo ông Thanh, cơ quan thực hiện đánh giá tác động môi trường là Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. “Nếu cần thiết chúng tôi sẽ nhờ đơn vị này báo cáo đánh giá tác động lại lần nữa”, ông Thanh nói.

Khi phóng viên đặt vấn đề nguồn cát xây dựng và cát san lấp cho các công trình quan trọng tại vùng ĐBSCL đang rất khan hiếm, với dự án này, chủ đầu tư sẽ được lấy từ nguồn nào, bởi số lượng cát phục vụ cho dự án  khá lớn và lên đến 695.388m3?

Ông Thanh cho hay, nguồn cát này sẽ được lấy từ địa phương. Tuy nhiên “mỏ cát ở đâu thì chưa được UBND tỉnh cấp phép”, ông Thanh cho biết.

Khi phóng viên hỏi, với dự án này, chủ đầu tư đã lấy ý kiến của người dân cũng như các chuyên gia hay chưa, khi bắt tay vào thực hiện dự án có được tính chất đồng thuậnra sao?, ông Thanh từ chối trả lời và hứa việc này sẽ thông tin cho báo chí sau.

Theo ông Thanh, thủ tục đã làm đủ các bước, ví dụ về đường thủy nội địa cũng có xin giấy phép của Chi cục Quản lý đường thủy nội địa phía Nam.

“Kế hoạch đánh giá tác động môi trường, do khúc sông này do tỉnh quản lý nên UBND tỉnh phê duyệt, cũng là người quyết định đầu tư và triển khai dự án. Nhìn chung trình tự thủ tục đầy đủ nhưng sau khi có phản ánh của báo chí nên UBND tỉnh cũng có ý kiến dừng lại để rà soát xem các thủ tục có đúng hay không”, ông Thanh nói.

Đồng thời, ông Thanh cho biết, việc triển khai như vậy đã đúng thủ tục.

Sạt lở diễn ra không do dự án

Đề cập đến ý kiến người dân lo lắng dự án sẽ làm thay đổi dòng chảy và gây sạt lở bờ đối diện ngay khi triển khai thực hiện dự án này, ông Thanh cho biết, thực tế việc sạt lở ở cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy) đối diện với dự án đã diễn ra từ nhiều năm nay, cụ thể là khoảng năm 2010. Riêng đối vối dự án công viên trái cây, dự án này chỉ mới đóng kè, chưa khép kín nên nói gây sạt lở cho cù lao Tân Phong là không đúng.

Theo ông Thanh, đối diện dự án này không có sạt lở mà chỉ sạt lở ở phía trên đầu cồn Tân Phong và phía dưới Vàm Cái Bè do sông Cái Bè chảy mạnh, nên việc sạt lở không do dự án gây ra, mà do sạt lở từ trước.

Dự án Công viên trái cây tại huyện Cái Bè do UBND huyện Cái Bè làm chủ đầu tư với quy mô diện tích khoảng 9,78ha, nằm tại khu vực tiếp giáp giữa sông Tiền và sông Cái Bè, trong đó diện tích phần lấn sông Tiền khoảng 6,8ha với chiều dài lấn sông (chỗ lấn ra sông) lớn nhất là 160m, trung bình là 110m, chiều dài kè của dự án vào khoảng 800m.

Theo kế hoạch ban đầu, trong năm 2017 dự án sẽ hoàn thành phần san lấp mặt bằng. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước đầu tư trên 50%, còn lại xã hội hóa.

Hiện nay, chủ dự án đã tiến hành thi công và hoàn thiện gần như hoàn toàn việc đóng cọc bê tông dự ứng lực tổng chiều dài của dự án và đang tiến hành làm kè bằng rọ đá và chuẩn bị bơm cát vào san lấp sông Tiền.

Theo chủ đầu tư, khu vực dự án là vùng nước nông, độ sâu mực nước dao động từ 1,278-1,294m vào mùa khô, chế độ thủy văn qua vùng dự án khá hiền hòa và không có xoáy, vận tốc dòng chảy dao động từ 0,2-0,9m/s.

Về chức năng của dự án đã được phê duyệt, nay tạm dừng, ông Nguyễn Quốc Thanh - Chủ tịch UBND huyện Cái Bè cho biết, phần lớn đất lấn sông nhằm phục vụ hạng mục công viên - vườn cây được phân bố thành 2 khu vực với tổng diện tích 54.149m2. 

Trong đó, một khu để trồng các loại cây ăn trái như bưởi long Cổ Cò, xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu... và khu còn lại được quy hoạch như công viên cây xanh kết hợp với mặt nước sông Tiền để du khách tham quan, ngắm cảnh.

Ngoài ra, hơn 13.000m2 sẽ được sử dụng làm khu thương mại dịch vụ, khu này khai thác các lô đất có vị thế thuận lợi giao thông, cảnh quan đẹp, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch chủ yếu là các quán ăn, quán nước. Còn diện tích còn lại để phục vụ vào mục đích giao thông, sân bãi nội bộ, đất bãi đỗ xe phục vụ du lịch, đất cho cây xanh.

Tuy chưa có thống kê đầy đủ từ ngành chức năng về tình hình sạt lở đất ven sông, nhưng thực tế cho thấy các vụ sạt lở ven sông tại các tỉnh trong vùng ĐBSCL ngày càng dày đặc, các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu lại đang diễn biến phức tạp, nguyên nhân tình trạng này ngoài tác động của biến đổi khí hậu, còn phát sinh từ khai thác cát quá mức. PGS -TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ cho biết thêm một số nguyên nhân xung quanh thực trạng này:

 Theo PGS -TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ, việc tạm dừng dự án để thẩm tra lại việc đánh gái tác động môi trường (ĐTM) khách quan hay chưa là cần thiết, để tránh hối tiếc đối với cơ quan quản lý và nhà đầu tư.

Vấn đề đặt ra với cả vùng ĐBSCL là “ trước diễn biến bất lợi của BĐKH, trước diễn biến tác động bởi các đạp thủy điện trên dòng chính của sông Mekong, và trước nguy cơ phải nhập khẩu cát phục vụ cho xây dựng và các dự án KT-XH, thì cần phải rất thận trọng với bài toán kinh tế và môi trường để hạn chế tình trạng sạt lở ven sông” PGS.TS Tuấn nói.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, tình trạng sạt lở bờ sông ở vùng ĐBSCL hiện nay có cả hai yếu tố tự nhiên và con người. Yếu tố tự nhiên do sự thay đổi đặc điểm dòng chảy do mưa bất thường và triều cường đang dần dần thể hiện rõ; nhưng yếu tố hoạt động của con người đang rất đáng quan ngại.

Cụ thể như tăng nhanh khai thác cát, tăng mật độ xây dựng ven sông, tăng lượng phương tiện vận tải đường sông, chặt phá làm giảm diện tích dải cây hoang dã ven bờ như dừa nước, bần, ô rô, cóc kèn, mái dầm khiến tốc độ sạt lở diễn ra nhanh hơn và rộng hơn, ông Tuấn nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ