Dự án khách sạn Pullman Quảng Bình chậm tiến độ, năng lực chủ đầu tư ra sao?

Nhàđầutư
Dự án Khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình có tổng mức đầu tư hàng chục triệu USD bên dòng sông Nhật Lệ, TP. Đồng Hới mới chỉ thi công xong phần thô rồi dừng triển khai nhiều năm nay.
VĂN TUÂN
07, Tháng 04, 2021 | 15:12

Nhàđầutư
Dự án Khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình có tổng mức đầu tư hàng chục triệu USD bên dòng sông Nhật Lệ, TP. Đồng Hới mới chỉ thi công xong phần thô rồi dừng triển khai nhiều năm nay.

Dự án Khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận cho Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội - Quảng Bình làm chủ đầu tư theo quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 27/7/2016.

Theo đó, Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội - Quảng Bình được thuê hơn 56.000 m2 tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới để sử dụng vào mục đích đất thương mại xây dựng Khách sạn 5 sao Pullman.

169087182_372111220583199

Dự án Khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình được chấp thuận chủ trương năm 2016.

Vào tháng 7/2017, UBND tỉnh Quảng Bình có quyết phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án. Trong đó, khu đất lập điều chỉnh quy hoạch có tổng diện tích 56.622 m2 với các chức năng gồm đất xây biệt thự là 17.594 m2; đất xây khách sạn là 27.288 m2 (mật độ xây dựng tối đa 30%); đất giao thông khách sạn là 2.672 m2 và đất bãi đỗ xe 938 m2.

Dự án Pullman ban đầu được đăng ký với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2019. Tuy nhiên, dự án sau đó được điều chỉnh nhiều lần.

168771302_493108258505919_1597724284206149228_n

Dự án đã hoàn thiện phần thô, nhưng từ lâu công trường gần như không có hoạt động xây dựng. 

Tháng 9/2019, dự án được đăng ký tăng vốn đầu tư lên 1.100 tỷ đồng với quy mô: Khối khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng gồm 283 phòng ngủ khách sạn và 18 căn biệt thự nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế mang thương hiệu Pullman do Tập đoàn ACCOR quản lý và các dịch vụ đi kèm; thời gian hoàn thành dự án đến ngày 3/12/2019.

Dù vậy, từ cuối 2019 đến nay, sau khi hoàn thành xây dựng phần thô thì dự án dừng thi công và "án binh bất động”.

Theo ghi nhận, tại công trường dự án hiện không có hoạt động xây dựng nào. Cỏ hoang mọc ở nhiều nơi, hàng rào bao quanh đã xuống cấp, cổng luôn trong tình trạng đóng kín.

Anh_9

Cỏ hoang mọc ở nhiều nơi, hàng rào bao quanh đã xuống cấp, cổng dự án luôn trong tình trạng đóng kín. 

Chủ đầu tư dự án là ai?

Chủ đầu tư dự án - Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội Quảng Bình được thành lập tháng 9/2016 với vốn điều lệ 239 tỷ đồng, có địa chỉ trụ sở tại số 47 Nguyễn Hữu Cảnh, phường Hải Đình, TP. Đồng Hới. 

Doanh nghiệp này có 3 cổ đông là Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist) chiếm 51%, CTCP Việt Group (27%) và ông Nguyễn Đức Thanh (22%).

Về bản chất, đây là thương vụ hợp tác giữa ông lớn nhà nước Hà Nội Tourist và đại gia địa phương Việt Group, bởi ông Nguyễn Đức Thanh - cổ đông cá nhân duy nhất trong dự án là chủ sở hữu của Việt Group.

Việc dự án triển khai dở dang dù được tỉnh Quảng Bình tạo điều kiện giao khu đất vàng mang tới không ít băn khoăn về tiềm lực của các nhà đầu tư.

Về Hanoi Tourist - đây là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, quản lý khách sạn ở khu vực phía Bắc, với loạt khách sạn 5 sao như Sofitel Legend Metropole Hanoi, Hotel de L'Opera Hanoi, Pullman Hà Nội, InterContinental Hanoi Westlake; Hilton...

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, tới cuối năm 2019, Hanoi Tourist có vốn chủ sở hữu 2.856 tỷ đồng, tổng tài sản công ty mẹ 3.220 tỷ đồng. Doanh thu trong năm (công ty mẹ) đạt 529,5 tỷ đồng, lãi sau thuế 206 tỷ đồng.

Trong khi đó, đối tác tư nhân CTCP Việt Group được thành lập năm 2014 với tên gọi ban đầu CTCP Thi công Cơ giới 318 cùng mức vốn vỏn vẹn 10 tỷ đồng, đăng ký ngành nghề "xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác". Ba cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Đức Thanh, ông Lê Việt Hà và bà Trương Thị Thanh Nga.

Giai đoạn sau đó, doanh nghiệp này bung mình mạnh mẽ, đổi tên thành Việt Group như hiện nay, liên tục tăng vốn, lên 65 tỷ đồng, 220 tỷ đồng và hiện nay là 500 tỷ đồng - là một trong các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tỉnh Quảng Bình xét theo tiêu chí này.

Với nguồn lực "khủng", Việt Group xác định 3 hướng kinh doanh chính là bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch nghỉ dưỡng và đầu tư năng lượng. Các công ty thành viên là CTCP Vietland, Công ty Phát triển điện Cửu Long và Công ty Đầu tư VBS Group.

Trong lĩnh vực lưu trú, nghỉ dưỡng, Việt Group là chủ dự án Movenpick Central vốn đầu tư 996 tỷ đồng và dự án Radisson Hotel Quảng Bình vốn 500 tỷ đồng cùng trên đường Quách Xuân Kỳ, TP. Đồng Hới.

Cách đây không lâu, doanh nghiệp này được Quảng Bình chấp thuận đầu tư dự án Vietgroup Central tại thị xã Ba Đồn với quy mô 1 toà tháp khách sạn tiêu chuẩn 4 sao quốc tế, khu căn hộ cao cấp, shophouse...

Dù sở hữu nhiều dự án lớn, song tình hình kinh doanh của Việt Group không thực sự khả quan. Tới cuối năm 2019, tổng tài sản (công ty mẹ) của Việt Group là 628 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 500 tỷ đồng. Trong năm, doanh nghiệp này (công ty mẹ) không phát sinh doanh thu và lợi nhuận.

Trong khi đó, doanh thu giai đoạn 2016-2018 cũng suy giảm mạnh, từ 139,6 tỷ đồng về 82 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của Việt Group rất thấp, chỉ vài triệu đồng mỗi năm, năm 2018 đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn 2016-2019 cũng chỉ là 7,7 triệu đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ