Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ nút giao ngã tư Dầu Giây, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020

Nhàđầutư
Theo ông Hoàng Văn Mậu, Phó tổng Giám đốc CTCP BT 20 - Cửu Long, hiện đơn vị đang nỗ lực, dồn mọi nguồn lực để cố gắng hoàn thành toàn bộ dự án nút giao ngã tư Dầu Giây, dự kiến cuối năm 2020 sẽ đưa dự án vào sử dụng.
LÝ TUẤN
15, Tháng 09, 2020 | 14:52

Nhàđầutư
Theo ông Hoàng Văn Mậu, Phó tổng Giám đốc CTCP BT 20 - Cửu Long, hiện đơn vị đang nỗ lực, dồn mọi nguồn lực để cố gắng hoàn thành toàn bộ dự án nút giao ngã tư Dầu Giây, dự kiến cuối năm 2020 sẽ đưa dự án vào sử dụng.

Thi công chậm do vướng mặt bằng, thiếu vốn

Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 7/2020, công tác giải phóng mặt bằng của dự án vẫn còn vướng diện tích đất của 18 hộ dân dân thuộc hạng mục mở rộng quốc lộ 1 (phía trái tuyến theo hướng Bắc- Nam).

Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT làm việc với chủ đầu tư sớm chuyển trả số tiền 16,5 tỷ đồng để địa phương chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ dân nói trên.

Trong khi đó, ông Hoàng Văn Mậu, Phó tổng Giám đốc CTCP BT 20 - Cửu Long (chủ đầu tư) thông tin, đầu tháng 8/2020, đơn vị này đã chuyển toàn bộ số tiền còn lại phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của dự án cho UBND huyện Thống Nhất để chi trả cho người dân.

z2068020726607_3ac02d503249e70ad7c97ba32d96806f

Đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt, nhưng do thiếu vốn khiến dự án vẫn bị trì trệ. Ảnh: UBND tỉnh Đồng Nai.

“Hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, do đó, đơn vị đã phải thực hiện cân đối nguồn vốn để chuyển toàn bộ kinh phí còn lại phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án”, ông Mậu cho biết.

Về phía UBND huyện Thống Nhất, sau khi nhận được số tiền còn lại từ chủ đầu tư, địa phương cũng đã thực hiện chi trả cho các hộ dân còn lại có đất bị thu hồi thuộc dự án. Đồng thời, đang hoàn tất các thủ tục để thực hiện bàn giao diện tích mặt bằng còn lại cho chủ đầu tư thi công.

Ngoài vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, khó khăn về nguồn vốn thực hiện cũng là nguyên nhân khiến dự án nút giao ngã tư Dầu Giây bị chậm tiến độ kéo dài.

Theo phương án tài chính ban đầu, toàn bộ số vốn thực hiện dự án được lấy từ nguồn hoàn thuế VAT của dự án khôi phục, cải tạo quốc lộ 20. Song đến nay, Bộ Tài chính không chấp nhận phương án hoàn thuế cho chủ đầu tư. Do đó, dù từ đầu 2019 đến nay, mặt bằng phục vụ dự án cơ bản được bàn giao, song do thiếu vốn nên hơn 1 năm qua, dự án bị đình trệ, ngưng thi công.

Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành vào cuối năm

Việc tiến độ dự án bị chậm trễ kéo dài đã gây ra nhiều hệ lụy đối với hoạt động lưu thông giao thông trong khu vực. Dự án nút giao ngã tư Dầu Giây là dự án trọng điểm, nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên, do chậm tiến độ nhiều năm, việc thi công dở dang khiến tình hình giao thông tại khu vực này rất phức tạp, thường xuyên xảy ra ùn tắc, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông làm chết người, gây bức xúc trong dư luận.

Trước thực trạng trên, hiện nay chủ đầu tư đang làm việc với các cơ quan chức năng và tự cân đối nguồn vốn nhằm dồn mọi nguồn lực để hoàn thành dự án.

Theo ông Hoàng Văn Mậu, hiện nguồn vốn để thực hiện dự án vẫn rất khó khăn do việc hoàn thuế VAT của dự án khôi phục, cải tạo quốc lộ 20 vẫn không được chấp thuận. Trong khi đó, để hoàn thành dự án, nguồn vốn cần có trong thời gian tới là hơn 40 tỷ đồng nên đơn vị hiện đang tính toán, huy động nguồn vốn để thực hiện thi công hoàn thành dự án.

“Chúng tôi đang nỗ lực, dồn mọi nguồn lực để cố gắng hoàn thành toàn bộ dự án, dự kiến cuối năm 2020 sẽ đưa dự án vào sử dụng”, ông Mậu thông tin.

Dự án xây dựng nút giao ngã tư Dầu Giây do CTCP BT 20 - Cửu Long làm chủ đầu tư, dự án được khởi công xây dựng từ tháng 3/2017. Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng sau đó 1 năm. Tuy nhiên, trong năm 2017 và 2018, do vướng giải phóng mặt bằng nên dự án thi công cầm chừng.

Để thi công hạng mục nút giao ngã tư Dầu Giây và mở rộng đoạn km0+300 đến km1+887 quốc lộ 20, nhà nước phải thực hiện thu hồi hơn 9.00 m2 đất của 174 hộ dân. Nhưng do chủ đầu tư chậm trễ trong việc bố trí nguồn vốn chi trả cho các hộ dân nên công tác giải phóng mặt bằng kéo dài làm chậm tiến độ chung của dự án.

Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài cũng khiến cho chi phí thực hiện tăng lên. Theo CTCP BT 20 - Cửu Long, ban đầu, chủ đầu tư dự kiến chi khoảng 22 tỷ đồng cho việc giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, do quá trình thu hồi đất kéo dài, giá đất tăng nên đến nay tiền chi cho giải phóng mặt bằng tăng lên khoảng 130 tỷ đồng.

Dự án nút giao ngã tư Dầu Giây là một hạng mục của dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20. Công trình gồm các hạng mục chính là xây dựng cầu vượt Dầu Giây dọc theo Quốc lộ 1, mặt cắt ngang cầu 16 m với 4 làn xe cơ giới. Phần nút giao được mở rộng cả trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20; mở rộng một đoạn Quốc lộ 20 dài khoảng 1,5 km từ nút giao Dầu Giây về hướng TP. Đà Lạt…

Theo phương án ban đầu, đối với hạng mục cầu vượt Dầu Giây và mở rộng Quốc lộ 1, cả hai bên cầu vượt được thiết kế có 8 làn xe (cầu vượt Dầu Giây có 4 làn xe, 2 tuyến 2 bên cầu mỗi tuyến có 2 làn xe).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ