Doanh nghiệp còn băn khoăn 3 tại chỗ

Nhàđầutư
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhiều doanh nghiệp vì chưa đủ điều kiện để thực hiện 3 tại chỗ nên phải dừng sản xuất.
AN HÒA
25, Tháng 07, 2021 | 20:37

Nhàđầutư
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhiều doanh nghiệp vì chưa đủ điều kiện để thực hiện 3 tại chỗ nên phải dừng sản xuất.

KCN hoa phu vinh long

COVID-19 đã xâm nhập vào một số doanh nghiệp trong KCN tại vùng ĐBSCL. Ảnh: An Hòa

Nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thực hiện 3 tại chỗ

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ký ban hành 11 Quyết định chấp thuận cho 11 doanh nghiệp tạm dừng sản xuất để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, lý do là các doanh nghiệp này chưa đảm bảo phương án sản xuất theo quy định “3 tại chỗ”: làm việc, ăn, nghỉ tại chỗ.

Theo đó, kể từ ngày 21/7 đến hết ngày 1/8 các đơn vị: Công ty TNHH May mặc Leader Việt Nam; Công ty TNHH La La Factory; Công ty TNHH Giày MEGA SURPLUS Việt Nam; Công ty TNHH New Hope Vĩnh Long; Công ty TNHH BOHSING; Công ty Cổ phần May Vĩnh Tiến; Công ty TNHH Tỷ Xuân; Công ty TNHH Tỷ Bách; Chi nhánh DNTN gia công sản xuất giày Lai Xưa; Công ty TNHH MTV Neobags Việt Nam; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ May mặc Phúc Lâm tạm dừng hoạt động sản xuất để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. Các công ty nêu trên có trách nhiệm thực hiện các chế độ chính sách cho công nhân, người lao động theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

Theo Sở Công thương TP. Cần Thơ, tính đến ngày 23/7, Sở đã nhận được phương án "vừa cách ly, vừa sản xuất" của 35 doanh nghiệp (quy mô trên 100 lao động). Qua thẩm định chỉ có 19 doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện. Các đơn vị quận, huyện phụ trách tiếp nhận phương án "vừa cách ly, vừa sản xuất" của 286 doanh nghiệp sản xuất ( quy mô dưới 100 lao động) ngoài khu công nghiệp, trong đó có 163 DN đáp ứng đủ điều kiện thực hiện.

Tại tỉnh Hậu Giang, theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang Phạm Tiến Hoài, hơn 3 năm qua, đây là thời gian khó khăn nhất của doanh nghiệp, chỉ trong thời gian ngắn, gần 90% doanh nghiệp trong tỉnh đã đóng cửa vì chưa có phương án an toàn trong phòng chống dịch COVID-19.

Đây cũng là bức tranh chung tại nhiều địa phương khác trong vùng ĐBSCL khi “làn sóng” dịch COVID-19 lần thứ tư ập đến. Các doanh nghiệp không chỉ khó khăn về chỗ nơi bố trí 3 tại chỗ cho người lao động mà còn khó khăn trong thu mua vận chuyển nguyên vật liệu về nhà máy, vận chuyển thành phẩm rời nhà máy đi tiêu thụ vì quy định của các địa phương còn khác nhau.

doanh nghiep ban khoan 3 tai cho

Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn với phương án “3 tại chỗ”. Ảnh: An Hòa

Doanh nghiệp còn “băn khoăn” 3 tại chỗ

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Trần Lê Bình, cho biết: Đối với các doanh nghiệp đã có phương án 3 tại chỗ nhưng điều kiện thực hiện chưa đảm bảo, Sở sẽ chủ động phối hợp với ngành chức năng hỗ trợ liên kết tìm địa điểm bố trí nơi ăn ở cho công nhân theo nguyên tắc "1 cung đường 2 điểm đến", hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động trước khi đưa đến nơi ở tập trung và nơi làm việc tập trung…

Theo Trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Thanh Trong, đến nay đã có 11 doanh nghiệp trong KCN An Nghiệp (huyện Châu Thành) đăng ký sản xuất "3 tại chỗ" với gần 7.000 công nhân. Ngoài ra, còn có 21 cơ sở ngoài KCN đăng ký "3 tại chỗ" với khoảng 4.000 công nhân. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp không có đủ mặt bằng, nhà xưởng để bó trí nơi ăn, nghỉ cho công nhân.

Đại diện một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng cho biết: doanh nghiệp có thể sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho hàng ngàn công nhân, tuy nhiên vấn đề quản lý hàng ngàn con người ngoài giờ làm việc thì không kham nỗi, do vậy rất đắn đo trong quyết định thực hiện 3 tại chỗ.

Đồng quan điểm đó, đại diện một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hậu Giang cũng với băn khoăn như trên đã xin dừng hoạt động.

Theo ý kiến của vị này, trong sản xuất nhà máy xí nghiệp có 3 nơi có nguy cơ lây bệnh cao nhất là khu nhà trọ, xe đưa đón công nhân, nơi ăn của công nhân, thứ tư mới là nhà xưởng vì khi công nhân vào đây thì đã găng tay, bảo hộ, khử khuẩn, đo thân nhiệt đầy đủ.

Kinh nghiệm ở một số đơn vị vừa sản xuất vừa chống dịch thành công thì phải bố trí nơi ăn, nghỉ, làm việc cho công nhân phải đảm bảo giãn cách, mỗi công nhân chỉ bố trí 1 ghế, một nơi ngồi ăn cố định, bàn ăn phải có vách ngăn, bố trí tối đa không quá 3 người. Xe đưa rước công nhân theo phương án “một cung đường, 2 điểm đến” phải được khử khuẩn sau mỗi chuyến đi, trong nhà máy cũng phải bố trí vị trí đứng, ngồi giãn cách từng công nhân. Với phương án “3 tại chỗ” nhưng phải truy suất được nguồn gốc thì nếu lỡ xảy ra tình huống xấu (có ca F0) thì mới đảm bảo truy vết, khoanh vùng dập dịch nhanh chóng.

“Khi doanh nghiệp đã xây dựng được phương án an toàn như thế thì hãy duy trì hoạt động sản xuất, bằng không thì khó an tâm, nếu không may xảy ra dịch bệnh thì doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý, phục hồi sản xuất”, vị đại diện một doanh nghiệp cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ