Điểm mặt những nhà băng chưa chịu lên sàn chứng khoán

Nhàđầutư
Mặc dù đích thân Thủ tướng đã lên tiếng yêu cầu các ngân hàng TMCP phải lên sàn để minh bạch hoá thị trường với thời hạn là cuối năm 2016. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2017, nhưng vẫn còn nhiều ngân hàng chần chừ không chịu lên sàn.
NGUYỄN THOAN
31, Tháng 08, 2017 | 06:58

Nhàđầutư
Mặc dù đích thân Thủ tướng đã lên tiếng yêu cầu các ngân hàng TMCP phải lên sàn để minh bạch hoá thị trường với thời hạn là cuối năm 2016. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2017, nhưng vẫn còn nhiều ngân hàng chần chừ không chịu lên sàn.

ngan-hang-niem-yet

Điểm mặt những nhà băng chưa chịu "thò mặt" lên sàn chứng khoán 

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các ngân hàng, không phân biệt là công ty đại chúng hay không, bắt buộc lên sàn chứng khoán chính thức hoặc phải lên sàn UPCoM để cải thiện sự minh bạch với hạn cuối vào ngày 31/12/2016. 

Chỉ còn vỏn vẹn 3 tháng nữa là kết thúc năm tài chính 2017, tuy nhiên, còn khá nhiều ngân hàng kế hoạch lên sàn mãi chỉ nằm trên giấy. Được biết vào những tháng cuối năm 2016, nhiều ngân hàng đã tiến hành các thủ tục để đưa cổ phiếu lên sàn, như Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank). Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại trên sàn UPCoM chỉ xuất hiện mã chứng khoán VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) với 564.442.500 cổ phiếu.

Trong mùa ĐHCĐ năm nay, các ngân hàng đều nêu ra một số lý do chưa thể lên sàn hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM. Có một số ngân hàng sẽ xem xét tùy vào tình hình cụ thể. Cũng có ngân hàng cho rằng thị trường chứng khoán không còn hấp dẫn trong thời điểm này nên chưa có kế hoạch lên sàn.

Ngại minh bạch thông tin

Ngoài các ngân hàng đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu là: VietinBank, Vietcombank, BIDV, Eximbank, Sacombank, MB, SHB, ACB, NCB, VIB, VPB… thì còn khoảng 20 ngân hàng, chiếm khoảng 2/3 số lượng ngân hàng, vẫn chưa lên sàn. Vài năm trở lại đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã gửi nhiều công văn nhắc nhở các NHNN địa phương về việc theo dõi, đốc thúc các ngân hàng trên địa bàn sớm lên sàn để tăng tính minh bạch. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn "chần chừ" không chịu niêm yết với nhiều lý do dù cổ đông đã lên tiếng và tạo sức ép tại các ĐHĐCĐ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính, ngân hàng cho biết: Với các ngân hàng tốt, giá cổ phiếu cao và họ quen với kiểm toán độc lập thì việc niêm yết thực sự có lợi cho những ngân hàng này. Tuy nhiên, những ngân hàng nào tình hình tài chính không ổn định, báo cáo tài chính bộc lộ một số vấn đề, đặc biệt giá cổ phiếu thấp thì lại không muốn lên sàn. Bởi nếu cần vốn họ có thể bán cổ phiếu riêng lẻ cho bản thân họ hoặc nhóm cổ đông tiềm năng biết về tình hình tài chính của ngân hàng mà không phải thể hiện tình hình ra cho tất cả các cổ đông. Và họ cũng không phải công khai hết thông tin về cổ đông tại ngân hàng.

"Cùng với đó, có những ngân hàng nhìn bề ngoài rất tốt, nhưng thực chất thì tồn tại nhiều vấn đề như nợ xấu, thành phần cổ đông, cơ cấu tín dụng, huy động và các hoạt động. Vì thế họ thực sự không muốn niêm yết để buộc phải "bày ra" cho thiên hạ xem những vấn đề ấy khi bị kiểm toán", ông Hiếu nhấn mạnh.

Thêm đó, ông Hiếu cũng cho rằng bản thân các ông chủ ngân hàng cũng không muốn niêm yết bởi như vậy việc cổ phiếu được giao dịch tự do hơn, ông chủ dễ mất quyền kiểm soát.

"Nên chăng, chúng ta nên có một sàn riêng dành cho các ngân hàng minh bạch thông tin trên đó và được cập nhật hàng tháng? Đó không phải sàn chứng khoán chính thức, nhưng trên đó mọi thông tin về bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh các ngân hàng đều được thể hiện, chứ không như hiện nay ở ta, nhiều báo cáo tài chính ngân hàng cả năm mới cập nhật mà còn khó để tiếp cận", ông Hiếu đặt vấn đề.

Tình hình sức khoẻ các ngân hàng chưa chịu lên sàn?

Vào ngày 17/7/2017 LienVietPostBank đã thông báo chốt danh sách cổ đông phục vụ cho việc niêm yết 646,6 cổ phiếu của ngân hàng trên Upcom, có khả năng là vào tháng 8 sẽ lên sàn. Tuy nhiên, đã tới thời điểm cuối tháng 8 ngân hàng vẫn chưa thông báo chính thức về việc có lên sàn được hay không. Tại ĐHCĐ, một số cổ đông ngân hàng này còn cho rằng với nội lực của LienVietPostBank thì ngân hàng có thể niêm yết thẳng lên sàn HNX thay vì “trú ngụ” tại UPCoM.

Biến động lớn nhất gần đây của LienVietPostBank được ghi nhận là việc thoái toàn bộ 15% vốn của CTCP Him Lam vào ngày 23/06/2017, tương đương gần 97 triệu cp của Ngân hàng và không còn là cổ đông lớn của ngân hàng này. Đây được coi là một "lỗ hổng" lớn với LienVietPostBank sau khoảng thời gian sang tên đổi chủ luôn tục.

Cùng thời điểm này, hàng loạt lãnh đạo cấp cao LienVietPostBank đăng ký mua vào và bán ra lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng, với tổng số lượng mua vào lên tới gần 46 triệu đơn vị. 

Cụ thể, ông Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đình Thắng đăng ký mua thỏa thuận 23 triệu CP từ 22/6 đến 18/7. 

Trong khoảng thời tương đương (22/6-14/7), ông Phạm Doãn Sơn - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc LienVietPostBank cũng đăng ký gom thêm 6.5 triệu CP nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên 1.83% (11.8 triệu CP). 

Hai Phó Tổng Giám đốc là ông Hồ Nam Tiến và ông Bùi Thái Hà cũng đăng ký mua vào lần lượt 6 triệu CP (0.93%) và 5.2 triệu CP (0.8%) trong thời gian này (22/6 đến 16/7). 

Ở chiều ngược lại, từ 27/6 đến 22/7, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Ánh Vân lại đăng ký bán 120,000 CP của Ngân hàng. Còn Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng đăng ký bán thỏa thuận 100,000 CP từ 29/6 đến 28/7.

Ngoài ra, hiện còn có khoảng hơn 10 NHTMCP cho biết đã lên kế hoạch niêm yết tuy nhiên còn nhiên kế hoạch vẫn chỉ nằm trên giấy.

Đầu tiên là HDBank, nhà băng này cho biết có khả năng sẽ niêm yết trên HSX vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. OCB cũng đặt mục tiêu niêm yết trên HSX vào năm 2018.

Còn Nam Á Bank, Maritime Bank cho thấy có thể sẽ lên sàn Upcom trong năm sau. Riêng với trường hợp Maritime Bank, ngân hàng này ít có khả năng niêm yết trong năm nay, vì chỉ có 3% số cổ phiếu biểu quyết đồng ý để ngân hàng niêm yết trên Upcom.

Việt Á Bank, TPBank, SeaBank chưa có nhiều động thái sẽ niêm yết trong thời gian tới, nếu có thì khả năng có thể sẽ chỉ lên lên sàn Upcom.

CTCP chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng: Việc niêm yết nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin của các ngân hàng; Áp dụng quy chế thị trường; Chỉ những ngân hàng có tình hình tài chính tốt mới huy động được thêm vốn; Tạo điều kiện để cơ quan quản lý đưa những ngân hàng không niêm yết sau một thời gian quy định vào danh sách theo dõi đặc biệt nhằm đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu. Đây có thể coi là một yếu tố khách quan tác động bắt buộc các ngân hàng đều phải lên kế hoạch và niêm yết trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ