Những cái được và chưa được của ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2015

Nhàđầutư
Ngày 22/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Hội thảo đã đánh giá lại những gì làm được và chưa được của giai đoạn tái cơ cấu ngành ngân hàng 2011-2015.
ĐÌNH VŨ
26, Tháng 08, 2017 | 18:42

Nhàđầutư
Ngày 22/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Hội thảo đã đánh giá lại những gì làm được và chưa được của giai đoạn tái cơ cấu ngành ngân hàng 2011-2015.

ngan-hang-viet-nam

 Những cái được và chưa được của ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2015

Ông Nguyễn Văn Bình trở thành Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ ngày 3 tháng 8 năm 2011. Sau đó, ông trải qua 1 nhiệm kỳ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước với vai trò Thống đốc, đến ngày 8 tháng 4 năm 2016, ông Bình được miễn nhiệm chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giai đoạn Thống đốc Nguyễn Văn Bình có thể nói là giai đoạn nhiều sóng gió với ngành ngân hàng, từ nợ xấu bùng nổ, tới sở hữu chéo và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, Thống đốc Bình được đánh giá là người nói được làm được và ông được đánh giá cao ở những nỗ lực trong công tác điều hành Ngân hàng Nhà nước, quản lý, điều hành thị trường tài chính - tiền tệ.

Trong buổi hội thảo mới đây của NHNN, đã có sự nhìn lại những điều làm được và chưa được của ngành ngân hàng trong giai đoạn điều hành của Thống đốc Bình. Theo đó, hội thảo khẳng định, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012, đến nay, về cơ bản, việc cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đã đạt được một số kết quả nhất định.

Các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tài sản của nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn.

Hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, chủ yếu sử dụng các nguồn lực xã hội và không sử dụng trực tiếp tiền của ngân sách nhà nước. Số lượng TCTD đã giảm được khoảng 22 tổ chức.

Sở hữu chéo, đầu tư chéo được xử lý một bước. Tình trạng cổ đông, nhóm cổ đông lớn thao túng ngân hàng được xử lý một bước cơ bản.

Các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Việc các TCTD lâm vào tình trạng yếu kém thời gian qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là các vấn đề sau: Năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và yêu cầu về quản trị rủi ro trong hoạt động.

Tình trạng sở hữu chéo, nhóm cổ đông chi phối đã từng bước được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa được xử lý triệt để. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD là cơ chế, chính sách về xử lý TCTD yếu kém còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề mới, phức tạp phát sinh trong quá trình xử lý TCTD yếu kém mà pháp luật chưa có quy định hoặc chưa được điều chỉnh kịp thời.

Để giải quyết những tồn tại nói trên, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD được ban hành sắp tới sẽ tạo cơ sở pháp lý cụ thể để xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Ông Đoàn Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, NHNN, cũng cho rằng, luật này sẽ tạo cơ sở pháp lý để thực hiện tốt việc phát hiện, phục hồi, củng cố năng lực để các TCTD yếu kém có khả năng trở thành TCTD lành mạnh.

Bổ sung các biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả việc phát sinh mới các TCTD yếu kém, xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động của TCTD. Các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các TCTD không thay đổi trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng yếu kém của TCTD. Việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân này được thực hiện theo quy định pháp luật.

“Ngoài ra, việc xây dựng Dự thảo luật cần phải tham khảo kinh nghiệm của một số nước để vận dụng có chọn lọc vào điều kiện thực tế của Việt Nam”, ông Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ