Điểm danh các dự án tỉ USD cần tháo gỡ
Mới đây, Quốc hội đã ra nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều dự án lớn, nằm ở vị trí đắc địa đã "đứng bánh" cả thập niên, gây lãng phí rất lớn cho đất nước.
Số phận long đong
Hằng ngày, đi làm về qua đường Nguyễn Hữu Thọ (xã Phước Kiển, H.Nhà Bè, TP.HCM), chị Khánh Hòa không khỏi thắc mắc về một dự án rộng hàng chục héc ta, với hàng chục tòa nhà cao tầng đã xây dựng xong phần thô, hạ tầng, tiện ích đã được hoàn thiện nhưng nằm bất động nhiều năm trời. "Nhìn hàng ngàn căn hộ phơi mưa nắng hết năm này qua tháng nọ tôi cảm thấy xót của, không hiểu vì sao mà cứ bỏ hoang hoài. Cũng thấy rập rình khởi động lại một vài lần nhưng rồi lại thôi, không biết đến bao giờ mới hoàn thiện", chị Hòa chia sẻ.

Đó là dự án Kenton Node của Công ty Tài Nguyên từng nổi danh một thời, là một trong những dự án căn hộ cao cấp đầu tiên được xây dựng tại H.Nhà Bè, với 1.640 căn hộ. Chủ đầu tư từng đặt mục tiêu biến nơi đây thành "thiên đường nhiệt đới" tại khu Nam Sài Gòn. Thế nhưng, số phận dự án đã không diễn ra theo kịch bản mà chủ đầu tư mong đợi. Dự án được xây dựng năm 2002, với tổng vốn đầu tư vào thời điểm đó là 300 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2011 nhưng rồi lại rơi vào cảnh "chết lâm sàng" suốt 20 năm. Đến năm 2022, dự án có cơ hội hồi sinh khi Tập đoàn Novaland tính toán mua lại và phục hồi. Tuy nhiên, thị trường rơi vào khó khăn khiến kế hoạch này không thể triển khai, dự án một lần nữa bất động.
Trao đổi với PV Thanh Niên, chủ đầu tư cho biết sau nhiều năm "đứng hình" đến nay cả gốc và lãi vay của dự án đã lên đến 5.720,8 tỉ đồng, trong đó dư nợ gốc 2.506,3 tỉ đồng, dư nợ lãi 3.214,5 tỉ đồng. Do chủ đầu tư không còn khả năng trả nợ, không bán được hàng nên Ngân hàng BIDV đã rao bán khoản nợ lên đến tỉ USD tại dự án này. Thế nhưng đến nay sau 9 lần rao bán và mức giá cũng giảm mạnh nhưng vẫn chưa tìm được chủ nhân. "Hiện đã có một tập đoàn tham gia mua lại dự án, các bước đàm phán cũng gần đi đến hồi kết. Chúng tôi cũng mong chủ mới có tiềm lực tài chính, có năng lực hồi sinh dự án chứ để càng lâu, dự án càng xuống cấp", một lãnh đạo của Công ty Tài Nguyên cho hay.
Đối diện chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM), dự án One Central HCM nằm trên khu đất rộng 8.600 m² ngay khu tứ giác Bến Thành, sở hữu 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính có vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu USD cũng có số phận tương tự. Thời điểm khởi công năm 2012, dự án được kỳ vọng trở thành một biểu tượng của TP với thiết kế tòa tháp đôi cao từ 48 - 55 tầng. Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong phần hầm giai đoạn 2012 - 2013, tất cả bỗng dừng lại. Đến giữa năm 2020, dự án được tái khởi động với cái tên The Spirit of Saigon và tiến hành xây phần thân. Tuy nhiên, sang đầu năm 2021, dự án đổi sang để Masterise Homes phát triển với tên gọi mới One Central HCM và xây thêm vài tầng tháp. Đến tháng 8.2022, Viva Land của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thế chỗ Masterise Homes và đổi tên dự án thành Pearl nhưng đến tháng 11, cái tên này biến mất và dự án tiếp tục "đắp chiếu" cho đến nay.
Thông tin từ Tập đoàn Bitexco cho biết dự án đã có cơ hội hồi sinh khi toàn bộ phần vốn góp của Bitexco tại Công ty TNHH Saigon Glory đã được chuyển sang cho Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội. "Dự án mới xây được mười mấy tầng, trong khi tháp cao nhất lên đến 55 tầng. Dự án kéo dài nhiều năm nên không còn phù hợp với các quy chuẩn, quy hoạch hiện nay. Công ty đang làm các thủ tục để điều chỉnh cho đúng rồi mới khởi động xây dựng lại. Chủ đầu tư cũng mong muốn xây dựng một công trình đẹp, đẳng cấp, là biểu tượng của TP", một đại diện góp vốn cho hay.
Tương tự, Sài Gòn One Tower nằm ở giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi ngay bên sông Sài Gòn và từng được kỳ vọng trở thành tòa nhà cao thứ ba của TP.HCM ở thời điểm xây dựng. Dự án có tổng vốn đầu tư 256 triệu USD, khởi công từ năm 2007, dự kiến hoàn thành năm 2009, nhưng khi đã xong 80% thì bất ngờ ngưng trệ từ năm 2011. Lãnh đạo TP.HCM cũng từng điểm danh đây là tòa nhà "làm xấu xí bộ mặt TP".
Ngoài ra, ngay tại trung tâm TP.HCM còn hàng loạt dự án, khu đất nổi tiếng vì "trùm mền" triền miên như khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng, khu đất 8-12 Lê Duẩn, dự án Thương xá Tax góc đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi, khu đất tòa nhà ITC ngay góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Lợi...
Cần một bàn tay đủ mạnh để hồi sinh
Chuyên gia Huỳnh Phước Nghĩa phân tích tình thế tiến thoái lưỡng nan của các dự án "trùm mền" hiện nay. Có dự án chủ đầu tư cạn vốn, có dự án vi phạm..., đi tiếp không được, bỏ hoang không xong mà muốn xử lý cũng khó. "Nhưng soi chiếu trên toàn cảnh, mất mát của doanh nghiệp, của ngân sách, của người dân thì sẽ có hướng để xử lý. Ví dụ như định giá lại dự án, bồi hoàn cho nhà đầu tư cũ, tìm nhà đầu tư mới. Nếu không dự án cứ vướng mãi như vậy", ông Nghĩa gợi ý và cho rằng cần có một tổ chức do nhà nước đại diện để đánh giá, định giá lại... dựa trên cơ sở pháp luật để chuyển giao các dự án dạng này cho các chủ đầu tư có năng lực tiếp tục thực hiện. "Còn nếu cứ để như hiện nay chắc chắn sẽ rất khó, sẽ kéo dài vì vướng mắc pháp lý và khó khăn tài chính không biết cái nào gỡ trước, cái nào gỡ sau. Trong khi các doanh nghiệp trong nước đã cạn kiệt nguồn lực thì doanh nghiệp nước ngoài rất sợ mua các dự án dở dang do vướng pháp lý", ông Huỳnh Phước Nghĩa phân tích.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, cho biết vừa qua Quốc hội ban hành Nghị quyết 170 giải quyết cho các dự án bị thanh tra, kiểm tra tại TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Tiêu chí tháo gỡ của nghị quyết lần này là đối với các dự án đã có kết luận thanh tra, kiểm tra. Trên địa bàn TP.HCM có 8 vụ việc đều được đưa ra để tháo gỡ, trong đó, 4 vụ việc đã được tháo gỡ trong nghị quyết 170. Mặt khác, ông Thắng thừa nhận nhiều dự án sai phạm, bỏ hoang, các đoàn thanh tra, kiểm tra kết luận thu hồi nhưng rất khó vì chủ đầu tư đã bán cho khách hàng là bên thứ ba ngay tình. Đối với những dự án này, TP sẽ rà soát để truy thu nghĩa vụ tài chính bổ sung từ chủ đầu tư. Với các dự án khác, TP cũng đã có kế hoạch để rà soát, thống kê. Dự án nào vướng cái gì sẽ gỡ cái đó để sớm đưa vào triển khai, hạn chế lãng phí đến mức thấp nhất.
Mới đây, Chính phủ đã ký quyết định số 80/QĐ-TTg về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đại học quốc tế của Công ty cổ phần Đô thị đại học quốc tế Berjaya Việt Nam. Dự án do Công ty Berjaya Việt Nam làm chủ đầu tư, được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào ngày 1.7.2008, với diện tích 880 ha, tổng vốn đầu tư tại thời điểm đó là 3,5 tỉ USD. Dù được kỳ vọng trở thành khu đô thị vệ tinh của TP.HCM ở phía tây nhưng đến nay, dự án vẫn chưa đền bù xong. Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư lần này nêu rõ, tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án và đưa công trình vào hoạt động trong vòng 120 tháng, bao gồm cả thời gian thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư và các thủ tục đầu tư dự án, được tính kể từ ngày 13.1.2025. Như vậy, sau nhiều năm vướng mắc, dự án 3,5 tỉ USD tại H.Hóc Môn được Chính phủ tháo gỡ để sớm khởi công đưa vào khai thác.
(Theo Báo Thanh niên)
- Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago