Để dân thiếu điện và nỗi day dứt của ngành điện

ĐÀO VĂN HƯNG
11:24 07/06/2023

Ngành điện đã tồn tại và phát triển trên 120 năm với bao thăng trầm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, các cơ sở điện lực là mục tiêu trọng điểm bị địch đánh phá, người làm điện phải bám máy, chấp nhận hy sinh để giữ vững dòng điện.

Cho đến ngày nay vẫn còn vang vọng câu khẩu hiệu “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”.

Những bước chân thần tốc

Sau ngày thống nhất đất nước tháng 4/1975, tổng công suất điện cả nước chỉ đạt dưới 3.000 MW, thiếu điện triền miên, ngày bật, ngày tắt, không đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Hồi đó có nhiều qui định về đầu tư rườm rà. Một dự án phải trình duyệt qua nhiều cơ quan, mất 1-3 năm chưa xong bước phê duyệt thiết kế kỹ thuật, mà sau đó còn có các khâu phê duyệt tổng dự toán, rồi đấu thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu,… mỗi bước mất ít nhất 5-7 tháng.

Trước tình hình đó, những người làm điện đã mạnh dạn đề xuất một số cơ chế đặc biệt, gọi tắt là các cơ chế 797; 400 và 1195, được Thường trực Chính Phủ chấp thuận.

dien-luc-1112-441

Từ một đất nước thiếu điện trầm trọng, đến nay đã xếp vào 29 nước hàng đầu trên tổng số 200 quốc gia trên thế giới.

Các cơ chế này giống như cuộc cách mạng về thay đổi cơ chế quản lý đầu tư. Những người làm điện căn cứ vào các Tổng sơ đồ điện 5; 6 và 7, được quyền tự quyết định đầu tư các dự án từ khâu thiết kế, duyệt dự toán, đấu thầu, xây dựng và đưa vào vận hành.

Chính các cơ chế đó làm thay đổi một cách mạnh mẽ, rút ngắn tiến độ đầu tư. Nhờ sức mạnh cơ chế nói trên, chỉ trong 12 năm từ 2003-2015 riêng EVN đã xây dựng 28 nhà máy thủy điện, hơn 10 nhà máy nhiệt điện tại các Trung tâm điện lực qui mô lớn tại Vĩnh Tân, Phú Mỹ, Trà Vinh, Quảng Ninh, Hải Phòng, trong đó có nhà máy thủy điện Sơn La vượt trước tiến độ 2 năm, làm lợi hơn 1 tỷ USD.

Cũng cơ chế đó đã giúp xây dựng đường dây 500 kv mạch 2 khi khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, mà tiến độ thi công thần tốc của nó làm nhiều người ngỡ ngàng. Với tốc độ đầu tư khẩn trương, công trường điện mở ra khắp cả nước, những người làm điện vất vả nơi công trường, không lễ, không Tết, không phép, cho đến khi công trình hòa điện lên lưới.

Nhờ đó trong thời gian ngắn đã tăng công suất trên 40.000MW, chấm dứt tình trạng thiếu điện, điện cấp đủ cho mọi cơ sơ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, ngoài ra còn có dự phòng.

Quá trình xây dựng được các cơ quan cấp trên vào kiểm tra, thanh tra, cũng có một số thiếu sót. Tuy nhiên, cái được rất lớn, các công trình vào đúng tiến độ, chất lượng xây dựng được kiểm định và thử thách, qua mười mấy năm vận hành đều an toàn và phát huy năng lực thiết bị rất tốt.

Từ một đất nước thiếu điện trầm trọng, đến nay Việt Nam đã xếp vào 29 nước hàng đầu trên tổng số 200 quốc gia trên thế giới và đứng đầu trong 10 nước ASEAN về phát triển điện lực.

Sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo cao cấp

Thành quả đó là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước, đặc biệt sự nỗ lực hết mình của những người làm điện Việt Nam cống hiến cho đất nước và nhân dân.

Trong chuyến thăm và làm việc tại EVN cách đây một thời gian, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá về ngành điện Việt Nam: “Hôm nay tôi rất vui mừng và vinh dự chúc tết anh chị em ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam - ngành công nghiệp mũi nhọn cực kỳ quan trọng đối với đất nước ta, vừa qua đã có bước phát triển hết sức nhanh chóng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của ngành điện”.

Bây giờ, đất nước có gần 100 triệu dân, đang công nghiệp hoá, đang đô thị hoá rất mạnh, nhưng tình trạng mất điện bây giờ rất là hiếm hoi nếu không nói là hầu như không có. Chỉ riêng cái đó thôi là nói lên tất cả.

Không chỉ ở thủ đô Hà Nội, ở TP Hồ Chí Minh, hay Đà Nẵng, Huế, các trung tâm thành phố lớn, từ vùng sâu, vùng xa trên miền núi, biên giới, hải đảo, khắp các nơi đều được sử dụng điện của chúng ta tự sản xuất.

Những nhà máy thuỷ điện lớn gần đây đã được xây dựng như Sơn La, Lai Châu vận hành rất an toàn, vừa tham gia cung cấp điện, vừa trị thuỷ sông Hồng, sông Đà rất hiệu quả.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, điện khí hoá toàn quốc thì ngành Điện đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, phát triển đất nước ta và nhân dân được hưởng thành quả này thì tôi tin là nhân dân rất cám ơn ngành Điện.

Tổng Bí thư nói: “Tôi xin thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và cảm ơn các đồng chí và mong rằng sắp tới các đồng chí sẽ tiếp tục phát huy truyền thống này, những thành quả này để đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. (Nguồn EVN)

Đến nay, không hiểu vì sao vẫn những người làm điện đấy, vẫn bộ máy đấy, đã từng nếm mùi cay đắng, tủi hờn của những năm thiếu điện trước đây, họ rất coi trọng những thành quả, họ dạn dày hơn, kinh nghiệm quản lý nhiều hơn, ý chí vươn lên vẫn mạnh mẽ, mà sao để thiếu điện?!

Có nhiều khía cạnh phải xem xét, nhưng có một điều dứt khoát phải nhấn mạnh: các cơ chế đột phá nói trên không nên bỏ hoàn toàn! Các cơ chế đó được đúc kết từ thực tiễn, được cuộc sống chấp nhận; các cơ chế đó đã giúp xây dựng nguồn điện và lưới điện rất nhanh, cứu được thiếu điện. Vậy mà lại bỏ cơ chế đó đi. Thật đáng tiếc!

Với những người làm điện, các cơ chế đặc biệt nêu trên là sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước dành cho lĩnh vực đầu tư trong ngành điệ. Nó là những trang vàng, tài liệu quí về giải phóng thủ tục đầu tư, giải phóng nguồn lực cho phát triển.

Còn bây giờ, các bước trình duyệt dự án đầu tư làm lại gần giống như trước đây. Việc đầu tư các dự án rất chậm, có dự án trình duyệt 1-3 năm chưa duyệt xong.

Thời gian qua, dự án điện được khởi công xây dựng rất ít, giai đoạn trước có năm khởi công xây dựng 10 nhà máy điện. Hiện nay có khi 2-3 năm chưa khởi công xây dựng được nhà máy nào lớn, trừ những nhà máy điện mặt trời và điện gió qui mô nhỏ, trong khi nhu cầu điện tăng tự nhiên 5-10%, (tức là mỗi năm phải đưa vào một công suất lớn hơn nhà máy thủy điện Sơn La) nên việc thiếu điện là khó tránh khỏi .

Những nỗi niềm day dứt

Một vấn đề nghiêm trọng nữa của doanh nghiệp là lỗ lớn quá. Tại sao ngành điện liên tục có lãi từ 2010 đến 2021, dù lãi còn ở mức khiêm tốn (chỉ lãi vài ba nghìn tỷ mỗi năm, so với 700 nghìn tỷ đồng tài sản, thì tỷ suất lợi nhuận còn thấp <1%). Măm 2021 lãi mấy nghìn tỷ đồng mà năm 2022 lại lỗ trên 26.000 tỷ đồng. Tại sao lỗ lớn như vậy?

Vẫn những con người đấy, vẫn thiết bị đấy, vẫn công tơ đo đếm đấy tại sao lỗ một cách bất ngờ như vậy? Điều này ai cũng hiểu là do xung đột trên thế giới, giá nhiên liệu và các nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, nhiều nước tăng giá điện và khí đốt lên 5-7 lần.

Ngành điện của Pháp phát triển vào hàng đầu thế giới về công nghệ và trình độ quản lý thế mà Nhà nước còn phải bù lỗ 49 tỷ USD (tương đương 1.225.000 tỷ đồng, một con số khổng lồ).

Những năm trước đây, khi các cơ quan quản lý tính toán thấy lỗ nên cho tăng giá điện để bù lỗ, có năm tăng 17% (năm 2012). Dân có kêu nhưng mỗi hộ dùng điện gánh vác một ít , cùng chia sẻ và rồi khó khăn cũng qua đi và tiếp tục phát triển.

Đến giai đoạn này quá khó đối với Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước chưa bao giờ bù lỗ lớn như vậy cho doanh nghiệp, còn doanh nghiệp lỗ lớn. Nếu lỗ gần cả trăm nghìn tỷ đồng thì lấy đâu ra tiền để trả cho các công ty phát điện? Các công ty phát điện cũng không thể phát điện vì không có tiền mua nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng để phát điện. Ngân hàng nào dám cho họ vay vốn để đầu tư, sản xuất?

Giải pháp trước mắt chỉ có tăng & giảm giá điện theo đầu vào (tất cả những thứ đầu vào đều theo thị trường, trừ tiền lương chiếm khoảng 5-7% giá thành), đủ bù đắp chi phí, không lỗ, để có điện dùng, như cách một nhà kinh tế từng nói “Không đủ điện mới chết chứ tăng giá điện chưa chết”.

Có những quốc gia trong khu vực từng cắt điện la liệt, mỗi đợt cắt là mấy nghìn nhà máy phải đóng cửa 2-3 tháng. Nam Phi hiện nay có quá trình phát triển điện gần giống như Việt Nam, đang bị cắt điện mỗi ngày 5-6 giờ, nhưng không thể khắc phục ngay được, phải ít nhất 3-5 năm sau mới xây dựng xong nhà máy điện, với điều kiện có vốn sẵn và quyết định nhanh.

Việc tăng giá điện để phù hợp với giá thị trường đầu vào là cần thiết để có điện, nên cần một cơ quan quản lý cấp trên đứng ra giải thích cho người dân dùng điện hiểu rõ và chia sẻ với tình hình khó khăn và đồng tình với việc tăng giá. Người dân chắc chắn sẽ tin tưởng và chia sẻ sau khi thấu hiểu.

Cần tinh thần thép trở lại

Với tình hình phê duyệt đầu tư chậm và lỗ như hiện nay, các nhà đầu tư sẽ chùng xuống. Xin nhắc lại là trong 5 năm trở lại đây không có nhà máy điện lớn nào được khởi công, trừ điện mặt trời và điện gió qui mô nhỏ có nhược điểm phụ thuộc nắng & gió, điện mặt trời chỉ phát được ban ngày, ảnh hưởng đến hệ thống điện. Vì vậy, do ảnh hưởng nặng nề của Elnino, việc thiếu điện sẽ còn kéo dài.

Chính phủ đã lường trước được tình hình nên đã ra Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ qui định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam: từ năm 2015 đến 2016 thực hiện thị trường bán buôn cạnh tranh thí điểm, từ 2017 đến năm 2021: thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh; từ năm 2021 đến 2023: thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm, từ sau 2023: thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh. Trong Luật Điện lực ban hành 2004 cũng đã qui định rõ về thị trường điện bán lẻ cạnh tranh.

Đây chính là phương sách xử lý tắc nghẽn và phức tạp về thiếu điện và lỗ lớn. Tất cả các loại hàng hóa đều theo thị trường, riêng giá điện không theo thị trường nên hai bên mua bán thường xảy ra vướng mắc về giá. Đầu vào liên tục tăng giá còn đầu ra thỉnh thoảng tăng chút ít là trái với qui luật thị trường.

Từ khi có Luật Điện lực cách đây 20 năm và Quyết định 63 /CP cách đây 10 năm, cơ quan tham mưu chưa soạn thảo xong qui định, hướng dẫn thực hiện.

Trong khi đó, trên thế giới hơn 70 quốc gia có thị trường điện, có nước hình thành thị trường điện gần 100 năm rồi.

Ngay cả Philippines có chỉ số điện lực thấp hơn Việt Nam mà cũng đã thị trường điện lâu rồi. Họ đâu có gặp khó khăn khi các mặt hàng tiêu dùng như gạo, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu quan trọng cũng đã ra thị trường, hợp xu thế phát triển của đất nước.

Khi có thị trường điện thì thuận mua vừa bán, cạnh tranh quyết liệt, không có ai kêu ca; công ty nào bán đắt thì hôm đó sẽ phải đóng cửa, giá điện sẽ dao động và dần về giá hợp lý, thuận mua vừa bán, lợi ích hài hòa. Nhà đầu tư có lợi nhuận sẽ thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn, không lo thiếu điện.

Vấn đề quan trọng nữa là cơ quan tham mưu cũng nên nghiên cứu và áp dụng những cơ chế đặc biệt của Thường trực Chính Phủ đã ban hành trước đây để tạo động lực thúc đẩy đầu tư.

Người làm điện đang bị những khó khó khăn quá lớn. Elnino làm nhiều hồ thủy điện chứa 5-10 tỷ m3 nước mà nay chỉ còn dưới mức nước chết, sức người làm sao chống nổi thiên nhiên. Hơn nữa, chiến tranh tại châu Âu, giá cả tăng vọt và khan hiếm hàng hóa trên toàn thế giới.

Là người dùng điện, xin chia sẻ khó khăn với những người làm điện, những người mang trang phục màu cam, đang ngày đêm gồng mình chống lại thiên tai, địch họa, để thắp sáng niềm tin trong lòng nhân dân.

(Theo Vietnamnet)

  • Cùng chuyên mục
 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đầu tư - 19/11/2024 14:57

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49