Dân Hà Nội gánh hơn 2.000 đồng chi phí lãi vay/m3 nước cho chủ Nhà máy nước mặt Sông Đuống
Giải thích vì sao giá nước sạch Sông Đuống cao hơn Sông Đà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, riêng chi phí lãi vay chiếm 20% giá nước, tương đương 2.103 đồng/m3.
Tại cuộc họp báo Thành ủy Hà Nội chiều ngày 12/11, trả lời về vấn đề cơ sở tính giá nước sạch của Nhà máy nước sạch Sông Đuống và tỷ suất lợi nhuận mà thành phố cam kết chi trả cho nhà đầu tư, ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính TP. Hà Nội cho biết, cho tới thời điểm hiện tại, giá nước sạch của nhà nước mặt Sông Đuống mới chỉ là giá tạm tính và tỷ suất lợi nhuận mà thành phố cam kết cho nhà đầu tư là 5%.
Giá bán buôn là 7.700 đồng/m3 chứ không phải là 10.246 đồng/m3
Ông Nguyễn Việt Hà cho biết, theo văn bản số 3310 năm 2017, TP. Hà Nội chấp thuận giá nước sạch tạm tính tối đa là 10.246 đồng/m3 và lộ trình tăng giá tối đa là 7%/năm, không vượt khung quy định của Bộ Tài chính chính về giá nước sạch.
Việc thoả thuận giữa TP. Hà Nội và Nhà máy nước mặt Sông Đuống được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Nên thành phố dựa trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư với mức giá tối đa mà nhà đầu tư tính toán.

Ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính, TP. Hà Nội
Về căn cứ tính toán thế nào để xác định giá tạm tính tối đa, ông Hà chia sẻ, thứ nhất là theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định: giá nước sạch là giá đã tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, giá thành toàn bộ quá trình phân phối, tiêu thụ được cơ quan có thẩm quyền công bố và có mức lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tại năm 2017 là thời điểm mới chuẩn bị dự án, mà muốn theo quy định tính đúng, tính đủ thì dự án phải hoàn thành, đi vào hoạt động và được quyết toán.
Vì vậy, thành phố và nhà đầu tư đã phải ký thoả thuận trên cơ sở các nguyên tắc:
Đối với hao phí tính toán được dựa trên quyết định 590 năm 2014 của Bộ Xây dựng liên quan tới nước sạch.
Với chi phí khấu hao thực hiện trên tổng mức đầu tư thực hiện theo quyết định 2869 năm 2016 của UBND TP. Hà Nội.
Chi phí bảo dưỡng tính theo Thông tư 03 của Bộ xây dựng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tạm tính là 5% (thấp nhất trong các doanh nghiệp hiện nay).
Chi phí bán hàng tạm tính là 1%.
Tỷ lệ thất thoát, theo quy định đến 2020 tối đa là 18%, tại thời điểm hiện tại công ty chưa đưa vào hoạt động nên đề xuất là 8,4%.
Lợi nhuận định mức xác định theo mức tối thiểu là 5%.
Trên nguyên tắc tính toán trên (theo Thông tư số 75 năm 2012 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã tính ra mức giá 10.246 đồng/m3. Đây được cho là mức tạm tính tối đa. Còn cụ thể là sau khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có tính toán chính thức. Lộ trình điều chỉnh giá hàng năm là 7%/năm.
Về vấn đề chênh lệch giá bán buôn với giá bán lẻ, cụ thể là giá bản lẻ thấp hơn giá bán buôn, lo ngại ngân sách phải bù giá, ông Hà cho biết, giá bán buôn thường là do đơn vị bán buôn và bán lẻ tự thoả thuận, xác định.
Tuy nhiên, với mức giá 10.246 đồng/m2 của Nhà máy nước mặt Sông Đuống bị cho là quá cao, nên vừa qua Sở Tài chính có đứng ra hiệp thương cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống và Công ty nước sạch Hà Nội và Công ty nước sạch số 2.
Theo báo cáo giá bán lẻ bình quân của Công ty nước sạch Hà Nội là 9.121 đồng/m3, trừ đi hao hụt còn 7.947 đồng/m3, giá bán lẻ Công ty nước sạch số 2 là 9.485 đồng/m3, trừ đi hao hụt là 7.722 đồng/m3. Trên nguyên tắc giá bán buôn không được cao hơn giá bán lẻ, hiệp thương tạm tính là 7.700 đồng/m3. Theo đó, Nhà máy nước mặt Sông Đuống sẽ thực hiện bán buôn cho các đơn vị bán lẻ với giá 7.700 đồng/m3.
Về lo ngại bù lỗ cho doanh nghiệp, ông Hà thông tin, theo Nghị định 117 và Thông tư 75, nếu giá nước sạch được quyết định thấp hơn giá theo phương án tính đúng tính đủ, thành phố sẽ cấp bù từ ngân sách địa phương để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đơn vị cấp nước.
Lãi suất nhà đầu tư đi vay được tính vào giá bán nước sạch 2.103 đồng/m3
Hải thích vì sao giá nước sạch Sông Đuống đắt gấp đôi giá nước sạch từ Nhà máy nước Sông Đà, ông Hà cho biết, nguyên tắc tính giá đối với các đơn vị là giống nhau, đều được xác định theo Nghị định 117 và Thông tư 75. Tuy nhiên, giữa các nhà máy có các yếu tố khác nhau nên giá thành cũng khác nhau.
Đầu tiên là công nghệ khác nhau sẽ làm suất đầu tư giữa các nhà máy khác nhau. Cụ thể, Nhà máy nước Sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, nguyên giá tài sản được đưa vào tính khấu hao chỉ là 1.555 tỷ; còn Nhà máy nước Sông Đuống trong quyết định phê duyệt đầu tư là 4.998 tỷ. Quy mô đầu tư/suất đầu tư khác nhau sẽ dẫn tới giá thành khác nhau.
Các chi phí chính để tính giá thành nước sạch ở 2 đơn vị cũng khác nhau. Đầu tiên là lãi vay. Nhà máy nước mặt Sông Đuống đi vay 80%, tương ứng với khoảng gần 3.900 tỷ đồng.
“Khi chưa đi vào vận hành, lãi vay sẽ tính vào giá thành đầu tư, còn sau khi dự án đi vào hoạt động lãi vay sẽ được tính vào giá thành nước sạch”, ông Hà nói.
Theo tính toán của Nhà máy nước mặt Sông Đuống, riêng chi phí lãi vay chiếm 20% giá nước (khoảng 2.103 đồng/m3). So với Nhà máy nước sạch Sông Đà, đến thời điểm hiện nay, Sông Đà chỉ phải trả lãi vay trong 5 năm còn lại của dự án.
Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng tới giá thành là khấu hao tài sản cố định, bên Sông Đà tổng mức đầu tư là hơn 1.500 tỷ, còn Sông Đuống thì gần 5.000 tỷ. Tổng mức đầu tư lớn hơn thì chi phí khấu hao cũng sẽ lớn hơn. Theo tính toán của Nhà máy nước mặt Sông Đuống, chi phí này chiếm khoảng 20% giá nước (khoảng 2.100 đồng/m3).
Thứ 3, vẫn theo ông Hà, là vấn đề xử lý nước. Nước Sông Đà được dẫn từ hồ tự nhiên Đồng Bài, còn nước Sông Đuống phải bơm vào hồ lắng phía trong để xử lý nước và xử lý bùn thải. Cùng với đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do chất lượng nguồn nước thô khác nhau. Và 2 chi phí này cũng chiếm khoảng 20% giá thành nước sạch.
- Cùng chuyên mục
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đầu tư - 09/06/2025 21:52
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 05/06/2025 17:02
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago