Đại gia Hàn muốn thâu tóm TNR Tower tại TP.HCM

“Việc mua lại tòa nhà nếu thành công sẽ rất ý nghĩa, bởi chưa có tiền lệ về việc nhà đầu tư Hàn Quốc toàn quyền sở hữu một tòa nhà ở Việt Nam”, một nhà đầu tư bất động sản cho biết khi nói về thương vụ mua TNR Tower Nguyễn Công Trứ, TP.HCM.
ANH MAI
25, Tháng 10, 2017 | 09:40

“Việc mua lại tòa nhà nếu thành công sẽ rất ý nghĩa, bởi chưa có tiền lệ về việc nhà đầu tư Hàn Quốc toàn quyền sở hữu một tòa nhà ở Việt Nam”, một nhà đầu tư bất động sản cho biết khi nói về thương vụ mua TNR Tower Nguyễn Công Trứ, TP.HCM.

Theo trang Korea Investors, một nhóm quỹ hưu trí và trợ cấp Hàn Quốc mới đây đã đầu tư khoảng khoảng 85 tỷ won vào khoản nợ của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội - khách sạn năm sao của quỹ đầu tư Warburg Pincus (Mỹ)  tại Hà Nội.

Nguồn tin cho biết, khoản nợ này được đảm bảo bằng cổ phần của Warburg Pincus tại Sofitel Legend Metropole Hà Nội sau khi công ty cổ phần tư nhân Mỹ này mua lại 50% cổ phần của khách sạn từ công ty quản lý tài sản VinaCapital với giá 100 triệu USD hồi đầu năm nay.

metropole

Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.

Theo các nguồn tin trong giới tài chính, thành phố Hà Nội là đơn vị sở hữu số cổ phần còn lại tại khách sạn này. Chính điều này đã giúp Metropole Hà Nội được hưởng lãi suất nợ 5 năm nhờ vào việc thành phố đang thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch.

Trong khi đó, công ty quản lý tài sản KORAMCO của Hàn Quốc trong giai đoan cuối cùng của các cuộc đàm phán để mua lại tòa nhà văn phòng 25 tầng, TNR Nguyễn Công Trứ, tại trung tâm TP. HCM. Ước tính giá trị thương vụ mua lại TNR Tower vào khoảng 70 tỷ won. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện của đơn vị sở hữu tòa nhà đã phủ nhận thông tin này.

 TNR Tower có diện tích 20 nghìn m2, mang thương hệu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings) thuộc Tập đoàn Đầu tư TNG của cựu ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Tuy nhiên, tài sản này thuộc sở hữu của Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Maritime Bank, nơi chồng bà Hường là ông Trần Anh Tuấn làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng. 

Nguồn tin của Korea Investors cũng cho biết để mua tòa nhà này, KORAMCO đã thành lập một quỹ và huy động vốn từ Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Hanwha (Hàn Quốc).

“Việc mua lại tòa nhà này, nếu thành công, sẽ rất có ý nghĩa, bởi chưa có tiền lệ về việc nhà đầu tư Hàn Quốc toàn quyền sở hữu một tòa nhà ở Việt Nam”, một nhà đầu tư bất động sản Hàn Quốc cho biết.

TNR

TNR Tower có diện tích 20 nghìn m2.

Việc Hanwha cấp vốn cho KORAMCO thâu tóm TNR Tower nhiều khả năng công ty bảo hiểm này mới chính là người mua thực sự đứng sau thương vụ này.

Hanwha Group là một trong 10 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, hoạt động đa dạng các ngành nghề từ sản xuất và cung cấp các vật liệu nổ đến bán lẻ cùng các dịch vụ liên quan đến tài chính.

Hanwha thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam tại Việt Nam từ năm 2008. Hanwha Life Việt Nam có vốn điều lệ tương đương gần 103 triệu USD và là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ có số vốn điều lệ đứng đầu tại Việt Nam.

Mới đây, Hanwha đã khởi công xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất linh kiện động cơ máy bay đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có tên Aero Engines, do công ty Hanwha Techwin làm chủ đầu tư. Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến công nghiệp động cơ hàng không và được xây dựng tại khu công nghệ cao Hòa Lạc để sản xuất các cấu kiện, linh kiện của động cơ máy bay. 

Dự án có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, và có kế hoạch mở rộng đầu tư lên đến 260 triệu USD, trên tổng diện tích khoảng 100.000m2, lớn gần gấp 8 lần diện tích của một sân bóng thông thường. Dự kiến cuối tháng 4/2018, nhà máy thứ nhất sẽ được hoàn thiện và đưa vào hoạt động, 2 nhà máy còn lại lần lượt được xây dựng và hoàn thành vào năm 2022. Dự án này sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động.

Trong khi đó, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, được xây dựng năm 1901, và được điều hành bởi tập đoàn AccorHotels có trụ sở tại Pháp. 

Công ty quản lý quỹ toàn cầu Warburg Pincus đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản của Việt Nam từ năm 2013.

Warburg Pincus cũng đã hợp tác với VinaCapital thành lập một liên doanh chuyên về đầu tư và quản lý khách sạn. Liên doanh này có quy mô vốn ban đầu khoảng 300 triệu USD. Một trong những khoản đầu tư giá trị nhất của liên doanh này là 100% cổ phần của công ty quản lý khách sạn Serenity Holding – công ty sở hữu nhiều thương hiệu khách sạn, nghỉ dưỡng như Fusion Resorts, Fusion Suites, Alma Resorts, À La Carte Living - cũng như một số khách sạn và resort tại Việt Nam.

Năm 2015, Hiệp hội Tín dụng của Giáo viên Hàn Quốc đã cho Warburg Pincus vay 110 tỷ won vào năm 2015 để tài trợ xây dựng các trung tâm mua sắm tại Việt Nam. Khoản vay này có lãi suất hoàn vốn 8% mỗi năm.

Cũng theo Korea Investors, các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc đã hạn chế đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam do chi phí thuê cao, cùng những những bất trắc về điều kiện pháp lý và cơ cấu sở hữu phức tạp và sự kiểm soát của chính phủ.

Korea Investors cho biết năm 2008, khoản đầu tư của Hàn Quốc được đưa ra vào năm 2008 vào thị trường bất động sản Việt Nam đến vẫn chưa được thanh toán nợ ngay cả khi dự án đã hoàn thành năm 2014, điều này tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nhu cầu về bất động sản thương mại ở Việt Nam ngày càng tăng do sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng mức giá rẻ so với thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đang thu hút các nhà đầu tư bất động sản toàn cầu đến với Việt Nam.

(Theo Korea Investors)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ