Cúm gia cầm, dịch SARS, dịch viêm phổi do virus Corona, phải chăng lịch sử đang lặp lại tại Trung Quốc?

GS. KEITH B. RICHBURG
07:19 31/01/2020

Đôi khi lịch sử dường như được lưu giữ trong một vòng lặp phát lại liên tục. Đó chính là cảm giác được nhận ra khi ta thấy người dân Hồng Kông đồng loạt đeo khẩu trang và một lần nữa phải đối mặt với sự bùng phát của virus mới bắt nguồn từ Trung Quốc.

MW-HZ279_virus0_ZH_20200129204715

Người dân Trung Quốc đang lo ngại trước tình hình lây lan nhanh của dịch bệnh viêm phổi. Ảnh CD

Chính quyền Trung Quốc đã trì hoãn phản ứng, thiếu minh bạch và không đẩy nhanh các nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh thay vào đó, họ lại hạ thấp mức độ nghiêm trọng và dẫn tới những kết quả đáng buồn.

Trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần được xử lý nhanh chóng, minh bạch và không có sự cân nhắc chính trị. Đối với các quan chức Trung Quốc, đặc biệt là ở cấp tỉnh, có một xu hướng về việc che đậy và sự cố chấp của họ trước các ưu tiên giữ bí mật thay vì thúc đẩy nhận thức cộng đồng và ủng hộ các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Đó chắc chắn là trường hợp đã xảy ra vào cuối năm 1997, ngay sau khi Trung Quốc lấy lại chủ quyền đối với Hồng Kông, đúng vào lúc lãnh thổ này bị tấn công bởi một loại virus H5N1 với tên gọi là cúm gia cầm. Trước khi dịch bệnh bùng phát, với những người bị bệnh và một số người chết, các quan chức Hồng Kông đã miễn cưỡng sử dụng nguồn gia cầm từ Trung Quốc. Sau đó, Hồng Kông đã ra lệnh tiêu hủy hơn 1,3 triệu con gà, vịt, bồ câu và các loài chim khác, nhưng các quan chức vẫn không cho rằng Trung Quốc đứng đằng sau dịch bệnh lây nhiễm vì sợ mâu thuẫn với Bắc Kinh, mà tất cả đều cho rằng những con gia cầm vẫn đang khỏe mạnh.

Sự phản đối và phủ nhận tương tự cũng đến từ các nhà chức trách Trung Quốc trong phản ứng với dịch SARS vào cuối năm 2002 và 2003. Ngay cả khi virus lây lan, các quan chức Trung Quốc vẫn tiếp tục thông qua các trường hợp và trì hoãn báo cáo và cung cấp thông tin cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chính phủ Trung Quốc đã không cảnh báo công chúng trong nhiều tháng, cho phép những người mang virus di cư tự do và không cảnh báo cho đến tháng 2 năm 2003. Cuối cùng, Trung Quốc đã bắt đầu hành động vào mùa hè năm 2003, và SARS - hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng - đã nhanh chóng được kiểm soát. Nhưng những báo cáo không đầy đủ và phản ứng chậm trễ đã dẫn đến tình trạng thâm hụt niềm tin về y tế công cộng, vốn vẫn tồn tại đến ngày nay.

_0 1 a bvien HK Nora Tam

Các nhân viên kiểm soát khu vực Lady MacLehose Holiday Village tại Par Tam Chung, Sai Kung, Hong Kong, một trong hai cơ sở cách ly đặc biệt ở Hong Kong cho các bệnh nhân coronavirus. Ảnh Nora Tam/SCMP

Giống như cúm gia cầm năm 1997 và dịch SARS năm 2002-2003, loại virus Corona mới nhất có nguồn gốc từ đại lục, lần này là ở Vũ Hán, bắt nguồn ở một khu chợ buôn bán động vật hoang dã trái phép. Ngay sau khi thông tin được công bố, có những nghi ngờ rằng trong giai đoạn đầu này, số lượng các trường hợp đã xác nhận nhiễm bệnh được báo cáo thấp hơn so với thực tế. Giống như trước đây, đã có sự chậm trễ và phủ nhận, với việc các quan chức Vũ Hán ban đầu coi virus là nhẹ, có thể điều trị và ngăn chặn trong khi loại bỏ khả năng lây truyền từ người sang người. Những người không đồng ý trên mạng đã bị cảnh sát thẩm vấn vì phát tán tin đồn giả mạo.

Nhưng năm 2020 không phải là năm 1997, và chắc chắn là không phải năm 2003. Hệ thống cơ sở hạ tầng và báo cáo y tế công cộng của Trung Quốc đã trở nên đáng tin cậy hơn. Quan trọng nhất, việc sử dụng và thâm nhập internet ở Trung Quốc ngày nay khiến cho việc che đậy kéo dài gần như không thể. Mặc dù kiểm duyệt một số tin tức về virus - bao gồm chặn các trang web truyền thông nước ngoài - các nền tảng truyền thông xã hội đã tràn ngập các cuộc tranh luận, thảo luận và câu hỏi từ các công dân.

Ngoài ra, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã đăng tải nhiều chỉ thị của Chủ tịch Tập Cận Bình cho các quan chức địa phương nhằm thông báo chính xác về số lượng các trường hợp và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Và các điều tra viên của WHO và chuyên gia từ Hồng Kông đã được phép đến thăm Vũ Hán.

_0 1 a Bio-waste Wuhan AP

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán đang đẩy các thùng rác thải y tế tới khu vực xử lý. Ảnh AP

Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các trường hợp nhiễm virus đã khiến Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp hà khắc mới, như cách ly Vũ Hán ngay trong những ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khiến người ta nghi ngờ rằng bức tranh thật có thể còn tồi tệ hơn nhiều.

Nhiều chuyên gia y tế trên toàn cầu đã nghi ngờ tính hiệu quả của kế hoạch này. Đầu tiên là sự không thực tế của việc niêm phong một thành phố 11 triệu dân, lớn hơn cả dân số Hồng Kông hay thành phố New York. Việc phong tỏa được thực hiện một ngày trước thời gian du lịch đêm giao thừa, khi nhiều người đã bắt đầu chuyến du lịch của họ.

Máy bay, tàu điện và xe buýt đã bị dừng lại, nhưng không rõ những điều khoản nào sẽ được thực hiện cho xe hơi tư nhân. Có lẽ khó hiểu nhất, lệnh cấm được tuyên bố sẽ có hiệu lực vào lúc 10 giờ sáng, qua đó tạo ra thời cơ cho những du khách đang cố gắng thoát ra khỏi khu vực cách ly.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 26/1, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng nói khoảng 5 triệu cư dân đã rời khỏi thành phố trong khoảng thời gian từ khi phát hiện những ca bệnh viêm phổi lạ đầu tiên hôm 30/12/2019 đến khi lệnh phong tỏa được ban bố hôm 23/1/2020. Hiện chỉ còn khoảng 9 triệu dân ở lại Vũ Hán.

Nhiều ý kiến trái chiều trong khu vực cho rằng đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến dịch viêm phổi do virus Corona đang ngày càng lây lan nhanh. Tính đến cuối ngày 29/1, các quan chức Trung Quốc cho biết hiện tổng số người chết đã tăng lên 170 và 7.711 trường hợp nhiễm bệnh.

Người ta có thể nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã học được từ các lỗi trong việc xử lý cuộc khủng hoảng SARS. Dù vậy thật không may, lịch sử dường như đang một lần nữa lặp lại.

Bài viết thể hiện quan điểm của giáo sư Keith B. Richburg, cựu phóng viên của Washington Post, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông và Báo chí của Đại học Hồng Kông.

THANH THẮNG chuyển ngữ

  • Cùng chuyên mục
Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'

Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'

Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.

Sự kiện - 12/05/2025 07:30

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).

Sự kiện - 12/05/2025 06:40

Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga

Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga

Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Sự kiện - 11/05/2025 17:17

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế

Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.

Sự kiện - 11/05/2025 16:39

Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân

Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025

Sự kiện - 11/05/2025 07:59

Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế

Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế

Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.

Sự kiện - 11/05/2025 07:28

Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng

Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng

Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”

Sự kiện - 11/05/2025 07:28

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Sự kiện - 10/05/2025 13:17

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.

Sự kiện - 10/05/2025 10:24

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.

Sự kiện - 10/05/2025 08:11

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…

Sự kiện - 09/05/2025 17:24

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Sự kiện - 09/05/2025 16:52

Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'

Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'

Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.

Sự kiện - 09/05/2025 11:28

'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'

'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'

Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.

Sự kiện - 09/05/2025 11:04

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.

Sự kiện - 09/05/2025 09:02

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.

Sự kiện - 09/05/2025 07:39