'Công nghệ cao sẽ là cánh cửa để Quảng Nam đi ra thế giới'

Nhàđầutư
GS - Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, tỉnh Quảng Nam cần có cái nhìn chiến lược, tập trung phát triển công nghiệp bền vững, xây dựng bằng được khu công nghệ cao, công nghệ cao sẽ giúp cho tỉnh Quảng Nam đi ra thế giới.
THÀNH VÂN
08, Tháng 06, 2022 | 14:24

Nhàđầutư
GS - Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, tỉnh Quảng Nam cần có cái nhìn chiến lược, tập trung phát triển công nghiệp bền vững, xây dựng bằng được khu công nghệ cao, công nghệ cao sẽ giúp cho tỉnh Quảng Nam đi ra thế giới.

lap-rap-oto-o-Thaco-1920-

Công nghiệp ô tô lâu nay vẫn được xem là thế mạnh của Quảng Nam. Ảnh: Lao Động

Ưu tiên phát triển công nghiệp ô tô

Theo quy hoạch mục tiêu của tỉnh đến năm 2030, Quảng Nam sẽ trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển toàn diện văn minh, hiện đại, mọi người dân trên địa bàn thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả của xã hội Việt Nam. 

Đối với phát triển ngành công nghiệp, theo liên danh tư vấn lập quy hoạch, trong giai đoạn mới, Quảng Nam tiếp tục tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm cơ khí trong một số lĩnh vực máy nông nghiệp, thiết bị công nghiệp…; phát triển khu phức hợp ô tô Chu Lai-Trường Hải tại KCN Tam Hiệp, KCN Tam Anh có quy mô ngang tầm khu vực. Hình thành Trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia.

Đồng thời, tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng sử dụng hợp lý lao động mà tỉnh có lợi thế và điều kiện phát triển; khuyến khích phát triển công nghiệp sản phẩm điện tử, thiết bị điện, vật liệu mới và các dự án công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch phục vụ sản xuất nông nghiệp, phù hợp với ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh và trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực, có thế mạnh của tỉnh Quảng Nam và lan toả cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao gồm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp, như: Dệt may, da giầy, hoá chất, nông nghiệp công nghệ cao… đáp ứng nguyên liệu đầu vào, tăng tỷ trọng nội địa trong các sản phẩm công nghiệp.

Ngoài ra, thúc đẩy phát triển dự án Trung tâm khí điện miền Trung gắn với phát triển các dịch vụ công nghiệp - dịch vụ hậu cần cảng biển, sân bay và một số ngành công nghiệp sử dụng năng lượng khí… 

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với công nghệ cao

Góp ý Báo cáo giữa kỳ Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 về chuyên đề phát triển ngành công nghiệp, ông Phạm Văn Liêm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương cho hay, Quảng Nam đang có nền tảng là trung tâm ô tô, tuy nhiên tỉnh cũng cần vẫn phải khuyến khích duy trì đầu tư vào ngành dệt may, da giày.

Bởi trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại, tỷ lệ lao động trình độ thấp nhiều, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn sang lĩnh vực cao hơn là ngành công nghiệp. Do đó, dư địa để phát triển dệt may, da giày đến 2030 còn rất nhiều.

Ông Phạm Văn Liêm cho rằng, ngoài tập trung cơ khí chế tạo và công nghiệp phụ trợ thì tỉnh cũng nên tập trung phát triển, xúc tiến trung tâm điện khí, công nghiệp điện khí. Những ngành này sẽ đóng góp cho ngân sách rất lớn, đặc biệt sẽ kéo theo các doanh nghiệp hỗ trợ đi kèm.

Tiếp theo, để gắn kết, nâng cao giá trị của lĩnh vực nông lâm thủy sản, tỉnh cần tập trung phát triển trung tâm chế biến, tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp hóa dược, chế biến các cây dược liệu, gỗ…

Trong khi đó, GS - Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, Đại học Năng lượng quốc gia Moskva Liên bang Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, quy hoạch ngành công nghiệp, tỉnh Quảng Nam cần có cái nhìn chiến lược, tập trung phát triển công nghiệp bền vững, xây dựng bằng được khu công nghệ cao cho Quảng Nam, công nghệ cao sẽ giúp cho tỉnh Quảng Nam đi ra thế giới.

"Nếu chỉ dùng nội lực, sẽ rất khó thành công để xây dựng khu công nghệ cao, phát triển lâu dài. Do đó, chúng ta cần phải tổng hợp sức mạnh lại, sử dụng nội lực sẵn có, kết hợp với nguồn lực bên ngoài, là các tập đoàn khoa học công nghệ thế giới. Làm thế nào để thu hút các tập đoàn khoa học, công nghệ thế giới, các chuyên gia?", GS - Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ nói.

Theo GS - Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, nếu nhìn lại Quảng Nam, thì hiện nay vẫn chưa có công nghệ gì cả. Do đó, chúng ra phải tìm kiếm công nghệ phù hợp đặc thù địa phương, lấy đó làm vốn để thu hút doanh nghiệp, nhân lực công nghệ cao.

Cạnh đó, Quảng Nam có tiềm năng rất lớn cho ngành năng lượng tái tạo, do đó phải tận dụng tiềm năng để phát triển. Đặc biệt là triển khai thực hiện dự án đưa khí vào bờ từ mỏ khí Cá Voi Xanh và các dự án tiếp theo như điện khí.

Theo liên danh tư vấn quy hoạch, đến năm 2025, GRDP/người toàn tỉnh Quảng Nam phấn đấu đạt 110-113 triệu đồng/người (khoảng 4.612 USD). Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng phấn đấu đạt khoảng 35,8-36% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh vào năm 2025 và đạt khoảng 35,5% vào năm 2030 (riêng ngành công nghiệp đạt 28,7%).

Để đáp ứng các mục tiêu trên, dự báo ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2021-2030 cần phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 8,5-9%/năm trong giai đoạn 10 năm 2021-2030. Trong đó giai đoạn 2021-2025 phấn đấu đạt khoảng 9,5%/năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ