Có thể dừng dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận vì sự trì trệ, vô cảm?

Nhàđầutư
Cuối buổi sáng ngày hôm qua 23/7/2019, nhận thông tin từ điện thoại về việc nhà thầu gói XL13 ngừng thi công, giăng băng rôn đòi nợ, đang dự cuộc họp tại Hà Nội, ông Lưu Xuân Thủy, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, thở dài: “Nhà đầu tư đã vét cạn đồng vốn cuối cùng rồi”.
THU TRANG
24, Tháng 07, 2019 | 15:14

Nhàđầutư
Cuối buổi sáng ngày hôm qua 23/7/2019, nhận thông tin từ điện thoại về việc nhà thầu gói XL13 ngừng thi công, giăng băng rôn đòi nợ, đang dự cuộc họp tại Hà Nội, ông Lưu Xuân Thủy, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, thở dài: “Nhà đầu tư đã vét cạn đồng vốn cuối cùng rồi”.

Tại hiện trường gói thầu XL13, đại diện Công ty TNHH Thành Nơi (là nhà thầu phụ của gói thầu XL13), nói trong nước mắt: “Hơn ba tháng qua, chúng tôi huy động tiền của từ gia đình, bạn bè, họ hàng cho đến vay mượn để làm, mong muốn hoàn thành phần nhiệm vụ của mình. Nhưng nay, chúng tôi đã kiệt sức, nợ nần đuổi theo sau lưng. Chúng tôi tiến thoái lưỡng nan, chết dở sống dở, vỡ nợ tới nơi. Việc giăng băng rôn đòi nợ và dừng mọi công việc trên công trường là việc chẳng đặng đừng…”.

Chuyện gì đang xảy ra tại dự án Trung Lương – Mỹ Thuận?

Nếu chỉ nhìn hiện tượng tại gói thầu XL13, nhiều người có lẽ sẽ nghĩ về lối mòn cũ mà không ít dự án BOT giao thông đã để lại tai tiếng: lại là một liên danh các nhà đầu tư yếu kém tài chính, lại một lại chậm tiến độ, lại nợ xấu, lại lợi ích nhóm, lại một dự án BOT lỗi…

Nhưng không phải vậy! Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận triển khai theo hình thức đối tác công tư có tổng mức đầu tư (theo phương án điều chỉnh mới nhất) hơn 12.000 tỷ đồng, tính đến nay, nhà đầu tư, nhà thầu đã bỏ ra trên dưới 3.000 tỷ đồng (trong đó nhà đầu tư đã chi 2.500 tỷ đồng).

dung-du-an-bot-trung-luong-my-thuan

Công nhân treo băngrôn, ngưng thi công tại một gói thầu thuộc dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào sáng 23/7.

Trong hơn 3 tháng khởi công trở lại (từ đầu tháng 4/2019 đến nay), đã tăng khối lượng thi công từ 10% của 10 năm trước đó lên 25% tổng khối lượng thi công.

Chuyện gì đã và đang xảy ra tại dự án giao thông trọng yếu phía Nam mà chỉ thiếu mấy tháng nữa là tròn 10 năm tính từ ngày khởi công?

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận được khởi công từ tháng 11/2009. Sau hơn 5 năm rơi vào bế tắc, đến tháng 02/2015, dự án được tái khởi động và tiếp tục đình trệ bởi nhiều vướng mắc khác. Đầu năm 2019, một trong những liên danh nhà đầu tư dự án này dính vào các vụ án hình sự đẩy nó vào bế tắc thật sự.

Để tháo gỡ, Thường trực Chính phủ đã chấp thuận chuyển đổi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông vận tải sang UBND tỉnh Tiền Giang để địa phương chủ động hơn trong việc phối hợp với nhà đầu tư giải quyết các vấn đề pháp lý của dự án.

Tháng 3/2019, sau khi nhận lời mời của Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận tham gia nâng cao năng lực quản trị dự án cao tốc này, ngay lập tức, Tập đoàn Đèo Cả đã “nhập cuộc” bằng việc rốt ráo thực hiện một loạt bước đi tái khởi động dự án.

Doanh nghiệp đã có những hoạt động rất cụ thể. Trước khó khăn về tài chính mà các nhà thầu đối mặt, Đèo Cả đã sử dụng nguồn vốn của tập đoàn hiện có và hạn mức tín dụng để làm việc với các nhà cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị thi công.... nhằm cung cấp cơ bản cho các nhà thầu thi công để đảm bảo tiến độ của dự án.

 
“Tôi đã ký văn bản đề nghị bộ, ngành bố trí nguồn vốn này và sẽ kiến nghị Chính phủ sớm rót nguồn hỗ trợ cho dự án”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói tại cuộc gặp 3 bên giữa Bộ GTVT, Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận ngày 19/4/2019

Nhìn qua, guồng máy vận hành xây dựng đường cao tốc này rất trơn tru khi nhà đầu tư quyết tâm, tỉnh vào cuộc hiệu quả, Chính phủ quan tâm coi việc thông tuyến vào năm 2020 như là một cam kết chính trị. Đó là những cơ sở tối quan trọng để ngân hàng thực hiện giải ngân đầu tư xây dựng dự án.Đối với tỉnh Tiền Giang, lần đầu được giao giữ trọng trách cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại một dự án tầm cỡ, khiến đôi lúc tiếng nói giữa địa phương và nhà đầu tư chưa thật sự đồng điệu. Nhưng sau đó, tỉnh đã có những bước đi rất cụ thể khi đã giải tỏa 50,51km, đạt 98% khối lượng giải phóng mặt bằng. Những ngày cuối tháng 5/2019, Tiền Giang đã chi hơn 228 tỷ đồng giải quyết gần dứt điểm khâu giải phóng mặt bằng cho dự án (ngoại trừ 2 điểm đầu - cuối).

Tuy nhiên, nguồn vốn 2.186 tỉ Nhà nước hỗ trợ cho nhà đầu tư đến giờ phút này chưa được giải ngân, đồng thời cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa phê duyệt điều chỉnh dự án, chưa phụ lục hợp đồng điều chỉnh dự án. Trong khi đó, hồ sơ điều chỉnh dự án đã được Hội đồng Nghiệm thu nhà nước, Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng và cả Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thẩm định, thông qua, khiến các bước tiếp theo đình trệ.

Hơn nữa, Nguồn vốn tín dụng cũng sẽ bị tắc bởi các yêu cầu thủ tục, hồ sơ của Ngân hàng chưa được đáp ứng. Sự quan ngại về hàng loạt các điều kiện đảm bảo cho việc giải ngân tín dụng cũng chưa được đáp ứng sẽ dẫn đến tiếp tục bế tắc.

Ngọn đèn soi rọi lộ trình thông tuyến dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm 2020 leo lét vì cạn dầu và đứng trước nguy cơ tắt hẳn mặc dù trước đó không lâu nó được khơi bấc, đốt sáng trở lại.

Bức tranh tổng thể BOT tương lai màu gì?

Đó thật sự là một dấu hỏi rất lớn tại thời điểm này!

Khi phương thức đối tác công tư ngay từ thời điểm ban đầu triển khai tại Việt Nam đã gặp những rắc rối cả về lựa chọn nhà đầu tư, nguồn vốn, thậm chí chồng chéo ngay tại cơ quan nhà nước khiến tiếng kèn lệnh điều hành từ Bộ GTVT nhiều khi cứ ngập ngừng tiến lui không rõ thì Tập đoàn Đèo Cả trong 10 năm qua vẫn đã vươn dậy với một tốc lực đáng kinh ngạc để trở thành nhà đầu tư hạ tầng giao thông hàng đầu với những công trình được cả xã hội ghi nhận, đó là điểm sáng trong bức tranh với gam màu xám.

Cụm hầm đèo ở Trung Bộ như một kỳ tích của người Việt đã khơi thông dòng chảy Nam – Bắc, nắn cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn “lạc lối” gần 2 năm trở lại đường ray và chuẩn bị cán đích trước hẹn trong sự ghi nhận của chính quan chức Bộ GTVT, ngân hàng tài trợ vốn..., Đèo Cả đã lấy lại phần nào thể diện cho gương mặt BOT trải dọc đất nước vốn đã bị in hằn những vết sẹo lồi lõm, không mấy thiện cảm đối với người dân.

Với kinh nghiệm vượt thử thách, Đèo Cả tiến vào Tiền Giang – dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận mang theo kỳ vọng lớn lao không chỉ của chính bản thân họ, mà còn các nhà đầu tư còn lại, các nhà thầu đang bên bờ vỡ nợ và cả người dân. Họ tiếp tục gặp thử thách. Lần này, thử thách không giống trước đây và thật sự khó khi vướng mắc đến từ phía cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cả liên danh ngân hàng tài trợ vốn.

Hiện nay, Nhà nước đang triển khai tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Nhiều người đặt câu hỏi, cần thiết phải xây lúc này chưa? Phải khẳng định là cấp thiết bởi mạch máu 1A đang phải oằn mình chịu tải, một số đoạn tuyến đã cho thấy dấu hiệu mãi tải.

Tuy nhiên, triển khai nó như thế nào? Có tới 8 dự án BOT được đưa ra đấu thầu đầu. Tới đây, những dự án BOT này sẽ đi về đâu nếu nhìn qua lăng kính Trung Lương – Mỹ Thuận với điểm nghẽn đang rất thời sự? Nói là "hợp tác công tư" nhưng trong khi phần "tư" đã rất nỗ lực và chân thành, rút gan ruột và đổ mồ hôi hoàn thành phần việc của mình thì phần "công" vẫn nhẩn nha, để những thiệt hại đang sắp dội xuống các nhà đầu tư tư. Đó phải chăng chính là sự vô cảm?

Không phải năng lực nhà đầu tư, nhà thầu mà phần vốn góp từ ngân sách Nhà nước, phần vốn vay từ các ngân hàng mới thực sự là vấn đề của BOT hiện nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ