Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: Chuyện lẽ ra đã được giải quyết sớm, nếu Bộ Giao thông...

Nhàđầutư
Ngày 20/2, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Chuyện lẽ ra đã được giải quyết sớm, nếu Bộ Giao thông thực sự sâu sát, trách nhiệm.
HÀ HƯƠNG
21, Tháng 02, 2019 | 07:15

Nhàđầutư
Ngày 20/2, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Chuyện lẽ ra đã được giải quyết sớm, nếu Bộ Giao thông thực sự sâu sát, trách nhiệm.

trung-luong-my-thuan

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là huyết mạch giao thông đặc biệt quan trọng kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam

Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là tuyến đường mà người dân miền Tây, Đồng bằng sông Cửu Long mong mỏi.

Tuy nhiên, khởi công từ năm 2009 nhưng đến nay dự án mới đạt 15,8% khối lượng công việc. Để hoàn thành vào năm 2020 theo mục tiêu đề ra, như vậy chỉ còn 2 năm để hoàn thành 85% khối lượng! 

Tuy vậy, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng vẫn yêu cầu giữ nguyên tiến độ,  phấn đấu đến năm 2020 thông xe tuyến đường cao tốc này. 

Cho rằng cần tính toán lại phương án tài chính, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần xã hội hóa nguồn lực mạnh mẽ; tích cực giải quyết các tồn tại cũ theo đúng pháp luật và nhất trí việc chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông vận tải về UBND tỉnh Tiền Giang.

Trước cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm qua, ngày 18/2 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì buổi họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với dự án này.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Tiền Giang, Nhà đầu tư dự án và các cơ quan có liên quan có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ: Làm rõ nguyên nhân của việc chậm tiến độ dự án cũng như trách nhiệm của các đơn vị có liên quan; đề nghị tiếp tục đầu tư dự án theo hình thức Hợp đồng BOT, đảm bảo thông tuyến vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu vận tải liên vùng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, thống nhất với UBND tỉnh Tiền Giang để đề xuất chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông vận tải về UBND tỉnh Tiền Giang; đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc về lãi suất vay vốn cũng như các vướng mắc khác đối với dự án; đồng thời rà soát, xây dựng lại phương án tài chính của dự án trên cơ sở dùng vốn tài trợ của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Đồng thời, cơ cấu lại nhà đầu tư dự án, thay thế nhà đầu tư yếu kém bằng nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật để tiếp tục đầu tư dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Sự vào cuộc quyết liệt nói trên của Thủ tướng và Phó Thủ tướng đã phần nào cho thấy sự sốt ruột của Chính phủ trước tiến độ trì trệ của huyết mạch giao thông đặc biệt quan trọng kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Nhưng để một dự án trọng điểm khởi công từ năm 2009, đến nay sau 10 năm mới thức hiện được hơn 15% khối lượng công việc, phần nào cũng cho thấy hiệu quả thực thi công vụ của Bộ Giao thông vận tải, đồng thời là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này. 

Nguyên nhân có thể có nhiều, từ việc huy động vốn gặp khó khăn, sự thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công, chính sách về đầu tư PPP... đến năng lực của nhà đầu tư dự án, tuy nhiên nếu Bộ này thực sự sâu sát, trách nhiệm và  quyết liệt, hẳn rằng không phải đợi đến khi dự án còn chưa đầy 2 năm thì các khó khăn mới được đặt lên bàn để tháo gỡ.

Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận dài 51,1 km nằm trọn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (đi qua huyện Châu Thành, Tân Phước, thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè). Quy mô dự án gồm bốn làn đường, điểm đầu dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc TP.HCM -Trung Lương) và điểm cuối tại nút giao với QL30. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 9.668 tỉ đồng. Thời gian hoàn thành dự án là năm 2020.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ