Cổ phần hóa, thoái vốn sẽ tiếp tục 'hâm nóng' thị trường M&A

Nhàđầutư
Cùng với quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty lớn và sự lớn mạnh dần của các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động M&A dự kiến sẽ bùng nổ trở lại trong nửa cuối năm 2017 và thời gian tới.
KHÁNH CHI
10, Tháng 08, 2017 | 09:57

Nhàđầutư
Cùng với quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty lớn và sự lớn mạnh dần của các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động M&A dự kiến sẽ bùng nổ trở lại trong nửa cuối năm 2017 và thời gian tới.

Hôm nay 10/8, Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 (M&A Vietnam Forum 2017) với chủ đề "Tìm bước đột phá" đã chính thức diễn ra tại trung tâm hội nghị GEM, TP. HCM do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty AVM Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ KH&ĐT.

Theo số liệu từ Viện Hợp nhất, Mua lại và Liên kết (IMAA), năm 2016, tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt 5,8 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nayvà tăng trưởng 11,92% so với năm 2015.

Điểm sáng của hoạt động M&A Việt Nam 2016 đến từ các thương vụ lớn trong ngành bán lẻ như thương vụ nhà đầu tư Thái Lan mua lại Big C và Metro và các thương vụ thoái vốn nhà nước mà điển hình là SCIC thoái tiếp vốn nhà nước tại Vinamilk cho F&N.

Tuy nhiên, các thương vụ lớn tập trung chủ yếu vào giai đoạn nửa đầu năm 2016. Từ cuối năm 2016 đến nay, thị trường bắt đầu có dấu hiệu chững lại khi chưa có nhiều thương vụ lớn và có chất lượng được công bố.

Tổng giá trị M&A tại Việt Nam quý I/2017 mới đạt 1,1 tỷ USD (bằng 75,6% mức bình quân quý của 2016).

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Diễn đàn M&A Việt Nam, cùng với quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty lớn và sự lớn mạnh dần của các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động M&A dự kiến sẽ bùng nổ trở lại trong nửa cuối năm 2017 và thời gian tới.

Những động thái của Chính phủ đang tích cực đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa như triển khai kế hoạch cổ phần hóa tại Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các tổng công ty phát điện 1, 2, 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; phê duyệt phương án cổ phần hóa của Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (IDICO), Tổng công ty Sông Đà (Bộ Xây dựng)… cũng đem lại kỳ vọng cho các nhà đầu tư. 

Danh sách cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong năm 2017 còn có tên các doanh nghiệp tên tuổi như Habeco, Sabeco (2 doanh nghiệp sản xuất bia lớn nhất Việt Nam) và PV Oil, PV Power (2 tổng công ty năng lượng lớn thuôc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

Tất cả các giao dịch này đều được đặt kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, dường như chỉ có Habeco và Sabeco là đang có tiến độ triển vọng nhất. Kế hoạch bán cổ phần của 2 doanh nghiệp này đã hoàn thành và dự kiến sẽ sớm trình lên Bộ Công thương để xin phê duyệt.

Đối với Habeco, theo thông tin mới nhất, cổ đông hiện hữu là Công ty Carlsberg với kỳ vọng gia tăng số cổ phần của mình sở hữu tại Habeco hiện đã có thỏa thuận với Bộ Công thương về việc Nhà nước chấp thuận đàm phán với mức giá hợp lý hơn.

Bên cạnh đó, Sabeco cũng có danh sách dài các nhà đầu tư lớn trong ngành đồ uống xếp hàng để tham gia mua cổ phần của công ty.

Quá trình cổ phần hóa PV Oil và PV Power có vẻ bị chậm hơn so với kế hoạch đề ra ban đầu, nhưng vẫn đang diễn tiến. Nếu các giao dịch thoái vốn quy mô lớn này của Nhà nước được thực hiện thành công vào cuối năm, tổng giá trị giao dịch của năm 2017 sẽ có sự gia tăng đáng kể.

Diễn đàn M&A Việt Nam đã dự báo hai kịch bản cho giá trị M&A năm 2017. Với kịch bản thận trọng, giá trị M&A tại Việt Nam đạt 5 tỷ USD (tương đương mức suy giảm 14% so với năm 2016); trong trường hợp có sự đột biến ở những thương vụ lớn từ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thì giá trị hoàn toàn có thể đạt mốc 6,2-6,5 tỷ USD hoặc cao hơn. (tương đương tăng trưởng thị trường 6,5 -10%).

Như vậy, với kịch bản thận trọng, giá trị M&A thị trường Việt Nam duy trì ở mức trên 5 tỷ USD liên tục trong 3 năm 2015 - 2017, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã chậm lại để chờ đợi những thương vụ mới xuất hiện, cũng như chờ đợi các động thái mạnh mẽ hơn của Chính phủ và các doanh nghiệp.  

Trong năm 2017 - 2018, các thương vụ M&A tiếp tục tập trung nhiều vào lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng và bất động sản. Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng được kỳ vọng sẽ xuất hiện những thương vụ lớn, đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Giai đoạn tới cũng có thể trông đợi các thương vụ quy mô lớn hơn, nhất là các thương vụ phát hành riêng lẻ chọn đối tác chiến lược hoặc thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ