Chờ dòng vốn ngoại 'khủng' từ IPO, M&A

Nhàđầutư
Có rất nhiều dự báo về khả năng diễn ra các thương vụ mua bán doanh nghiệp (M&A) lớn trong năm nay mà bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, khi hàng loạt doanh nghiệp sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), hay Nhà nước đẩy mạnh thoái vốn, bán vốn tại các tổng công ty, tập đoàn lớn.
HỒ MAI
27, Tháng 04, 2017 | 08:15

Nhàđầutư
Có rất nhiều dự báo về khả năng diễn ra các thương vụ mua bán doanh nghiệp (M&A) lớn trong năm nay mà bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, khi hàng loạt doanh nghiệp sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), hay Nhà nước đẩy mạnh thoái vốn, bán vốn tại các tổng công ty, tập đoàn lớn.

Quý I/2017, trên thị trường chưa xuất hiện nhiều các doanh nghiệp lớn chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) cũng như thoái vốn. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý II/2017, các hoạt động này được thúc đẩy mạnh, theo đó IPO và thoái vốn sẽ diễn ra sôi động, góp phần thu hút dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam.

Động thái tích cực từ nhà đầu tư ngoại

Đầu năm 2017, hãng hàng không Vietjet Air đã tiến hành chào bán 44,8 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã thu hút các tổ chức tài chính quốc tế tham gia như GIC, Morgan Stanley, Mirae Asset, Dragon Capital, VinaCapital… Cuối cùng Goverment of Singapore (GIC) và Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL, quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital) đã trở thành cổ đông chiến lược của Vietjet.

vietjet

 Quỹ ngoại thắng lớn nhờ mua cổ phần Vietjet

Chi 1.400 tỷ đồng mua 16,4 triệu cổ phiếu VJC với giá bình quân 84.600 đồng, tính đến ngày 14/4, giá trị của khoản đầu tư đã lên tới hơn 2.184 tỷ đồng. Như vậy, GIC đã lãi 784 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.

Trong khi đó, VEIL quỹ đầu tư đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán London cũng chi 1.000 tỷ đồng để sở hữu 4,25% cổ phần của Vietjet (12,7 triệu cổ phiếu). Cũng đến ngày 14/4, khoản đầu tư đã có giá trị lên tới 1.698 tỷ đồng. VEIL cũng lãi 698 tỷ đồng cho khoản đầu tư này sau chưa đầy 2 tháng.

Làn sóng doanh nghiệp lên sàn mạnh mẽ trong năm nay đã khiến các nhà đầu tư ngoại để mắt Việt Nam. Tập đoàn Novaland, Tổng Cty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và hãng hàng không Vietjet đã đồng loạt niêm yết trong vài tháng qua, trong khi Petrolimex, PV Oil, Chứng khoán Bản Việt,… cũng có kế hoạch lên sàn trong năm nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg trong tháng 1 cho rằng, Việt Nam sẽ nới room cho khối ngoại tại các ngân hàng trong khoảng đầu năm nay. Làn sóng niêm yết, IPO và thoái vốn nhà nước sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt cả năm 2017, theo báo cáo của Vietnam Asset Management vào ngày 13/1/2017.

Theo báo cáo cáo tình hình kinh tế quý I/2017 của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, giá trị mua ròng của nhà nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2017 đạt 554 triệu USD (trong đó: 418 triệu USD trái phiếu, 136 triệu USD cổ phiếu). Con số này thể hiện Việt Nam đang nhận được những tác động tích cực từ xu hướng dòng vốn ngoại gia tăng đầu tư vào thị trường. Thực tế, nhà đầu tư ngoại đang có những đánh giá tích cực về cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Điều này phần nào thể hiện qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I/2017 tiếp tục có diễn biến tích cực, khi vốn đăng ký đạt 7,71 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 3,62 tỷ USD, lần lượt tăng 77,6% và 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chờ các thương vụ M&A mới

Quý I/2017, trên thị trường chưa xuất hiện nhiều các doanh nghiệp lớn chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) cũng như thoái vốn. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý II/2017, các hoạt động này được thúc đẩy mạnh, theo đó IPO và thoái vốn sẽ diễn ra sôi động, góp phần thu hút dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam.

Từ quý III/2016, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) đã bắt đầu cung cấp số liệu về tình hình đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần thay vì chỉ có số liệu về vốn đầu tư trực tiếp (FDI) như thông lệ. Sang quý IV/2016, Tổng cục Thống kê cũng chính thức công bố số liệu này với lý do “mức độ đầu tư đã đáng kể”. Theo số liệu mới nhất được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, trong quý I/2017, đã có 1.077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là 825 triệu USD.

Chỉ tính riêng nhóm doanh nghiệp niêm yết, từ đầu năm đến nay liên tục ghi nhận những thông tin về khả năng diễn ra các thương vụ M&A lớn.

Thông tin từ hãng tin Bloomberg ngày 24/4 cho biết, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), hiện đang đứng thứ 5 về tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đang đàm phán bán cổ phần chi phối cho một nhà đầu tư nước ngoài duy nhất.

SCB đã có cuộc hội đàm với 6 nhà đầu tư, bao gồm các ngân hàng, quỹ đầu tư và các công ty bảo hiểm từ các nước và vùng lãnh thổ như Na Uy, Indonesia, Đài Loan và Trung Quốc. Theo Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn, một quỹ đầu tư nước ngoài không nêu danh tính đầu năm nay đã đề nghị mua 15% cổ phần SCB. Ngân hàng cũng dự kiến tăng cường đàm phán với hai nhà đầu tư tiềm năng từ Trung Quốc và Indonesia.

SCB

SCB là ngân hàng đầu tiên được Chính phủ chấp thuận bán cổ phần chi phối cho một nhà đầu tư nước ngoài, kỳ vọng thu về ít nhất 700 triệu USD

SCB là ngân hàng đầu tiên được Chính phủ chấp thuận bán cổ phần chi phối cho một nhà đầu tư nước ngoài, kỳ vọng thu về ít nhất 700 triệu USD, Bloomberg đưa tin.

SCB sẽ trình kế hoạch bán cổ phần của mình lên NHNN để chấp thuận vào đầu năm tới và dự kiến sẽ hoàn tất thương vụ vào giữa năm 2018. Ngân hàng dự định thuê một ngân hàng quốc tế làm đơn vị tư vấn. Tuy vậy, ông Văn cũng nói thêm rằng ngân hàng phải đợi sự chấp thuận từ Thủ tướng.

Việc bán cổ phần chi phối cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch niêm yết sau năm 2019 khi tiến trình tái cấu trúc SCB, bắt đầu vào năm 2012, hoàn tất.

Đối với Cty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), hiện Tổng Cty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ gần 40% vốn tại VNM, tương đương hơn 80.000 tỷ đồng giá trị vốn hóa và Tổng Cty sẽ tiếp tục thực hiện các đợt thoái vốn trong năm 2017.

F&N Dairy Investments thuộc tập đoàn đồ uống Singapore F&N của tỷ phú Thái Lan - Charoen Sirivadhanabhakdi, trong đợt bán đấu giá 9% cổ phần VNM của SCIC cuối năm 2016, đã mua 5,4% cổ phần, nâng tỷ lệ sở hữu tại VNM lên 16,35%. Sau đó, F&N liên tục mua thêm cổ phiếu và tăng sở hữu lên 17,7% vào đầu tháng 3/2017. Dự báo, F&N sẽ tiếp tục thâu tóm cổ phần VNM trong những lần đấu giá tiếp theo của SCIC, nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên mức chi phối tại doanh nghiệp có thị phần dẫn đầu ngành sữa Việt Nam.

Thị trường cũng chờ đón các cuộc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết mới như trường hợp của Tổng Cty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hay Tổng Cty Thương mại Sài Gòn (Satra), Cty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)…

PV Oil, thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về khối lượng nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong nước, sẽ thực hiện IPO trong quý II năm nay. PV Oil đang trong quá trình đàm phán với đối tác chiến lược và sẽ đấu giá 15% cổ phần ra công chúng. Trong khi đó, Satra dự kiến sẽ thực hiện IPO vào cuối quý II năm nay.

PV oil

PV Oil sẽ thực hiện IPO trong quý II năm nay 

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - PLX) chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) ngày 21/4/2017. Petrolimex hiện là đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 50%. Về cơ cấu cổ đông của Petrolimex, Bộ Công Thương nắm giữ 75,87% vốn điều lệ; cổ đông chiến lược JX Nippon Oil & Energy Corp sở hữu 8%; cổ phiếu quỹ 11,98% và cổ đông khác 4,14%.

Một “ông lớn” khác rất được chờ đợi là Chứng khoán Bản Việt (VCSC), vốn điều lệ 1.032 tỷ đồng, dự kiến niêm yết trong quý III năm nay. Định chế này được biết đến như là đơn vị đã tham gia tư vấn các thương vụ M&A và IPO “khủng” như: Central Group Thái Lan thâu tóm BigC Việt Nam (1,1 tỷ USD), bán cổ phần Nguyễn Kim cho Central Group (300 triệu USD); thương vụ Masan mua lại Proconco (96 triệu USD) và Anco (850 triệu USD), thực hiện giao dịch F&N mua 5,4% Vinamilk trong năm 2016… VCSC thực hiện tư vấn niêm yết cho các thương vụ điển hình như IPO Vietjet Air (vốn hóa 1,3 tỷ USD), IPO NovaLand (vốn hóa 1,3 tỷ USD), Thế giới Di động (phát hành riêng lẻ 30 triệu USD),… VCSC được cho là sẽ tư vấn IPO cho PV Oil, Satra và Cty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII (CII E&C).

Còn rất nhiều dự báo về khả năng diễn ra các thương vụ M&A lớn trong năm nay mà bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, khi hàng loạt doanh nghiệp sẽ IPO, hay Nhà nước đẩy mạnh thoái vốn, bán vốn tại các tổng công ty, tập đoàn lớn như Sabeco, Habeco, Vietnam Airlines. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên đều nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư ngoại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ