Cổ phần hoá, thoái vốn còn 'tắc dài'

Nhàđầutư
Nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước đang thực hiện rất chậm.
XUÂN TIÊN
28, Tháng 03, 2019 | 14:10

Nhàđầutư
Nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước đang thực hiện rất chậm.

Theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017-2020 phải cổ phần hoá 127 doanh nghiệp, gồm năm 2017 (44), năm 2018 (64), năm 2019 (18) và năm 2020 (1).

Tuy nhiên thực tế cho thấy tiến độ triển khai đang rất chậm. Từ đầu năm 2019 đến nay chưa thực hiện cổ phần hoá được đơn vị nào. Trong năm 2018, mới có 23 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá, 28 doanh nghiệp thực hiện bán cổ phần lần đầu với tổng mệnh giá 13.950 tỷ đồng, thu về 21.827 tỷ đồng.

Tình hình thoái vốn cũng tương tự. Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017-2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước. Trong đó năm 2017 thực hiện tại 135 doanh nghiệp, năm 2018 (181), năm 2019 (62) và năm 2020 (28).

Dù vậy, trong năm 2018, mới thực hiện thoái vốn được ở 54 doanh nghiệp với giá trị 1.707 tỷ đồng, thu về 3.327 tỷ đồng (chưa tính thoái 3 doanh nghiệp không thuộc Quyết định 1232 và thoái vốn tại các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước).

unnamed

Buổi họp báo ngày 28/3. Ảnh: XT

Trong cuộc họp báo chuyên đề diễn ra sáng ngày 28/3, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) thừa nhận việc triển khai cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước còn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra. Một số bộ, ngành, địa phương có nhiều doanh nghiệp phải thực hiện nhưng đạt kết quả thấp hoặc chưa có kết quả, tuy nhiên vẫn chưa báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ.

Ông Tiến thẳng thắn rằng một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước.

Người đứng đầu Cục Tài chính Doanh nghiệp cho hay xác định giá trị đất đai là vướng mắc lớn nhất dẫn tới nhiều đơn vị chậm trễ cổ phần hoá.

"Đất đai có đủ giấy tờ pháp lý thì không nói làm gì. Tuy nhiên thực tế rất nhiều doanh nghiệp chưa đủ hồ sơ thì không thể tiến hành cổ phần hoá được. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian so với quy định dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hoá", ông Đặng Quyết Tiến trình bày.

Ngoài ra, tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hoá còn cao cũng là một nguyên nhân được chỉ ra, dẫn tới giảm sức hút đối với nhà đầu tư mua cổ phần. 

Sau IPO phải lên sàn chứng khoán

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá, chào bán ra công chúng (IPO) chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.

"Hiện còn 667 doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các quy định đã có. Tuy nhiên phải gắt gao hơn nữa, yêu cầu doanh nghiệp sau IPO phải lên sàn, ít nhất là UpCOM thì kế hoạch thoái vốn mới thực hiện nhanh được", ông Đặng Quyết Tiến cho hay, thông tin thêm rằng Cục Tài chính Doanh nghiệp sẽ song song cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước rà soát, trước mắt khoảng hơn chục đơn vị chậm lên sàn và sẽ "bêu tên" trên cổng thông tin Bộ Tài chính.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ