Phó thủ tướng: Gần đây chưa phát hiện sai phạm, lợi ích nhóm trong cổ phần hoá

Lãnh đạo Chính phủ thúc giục quá trình cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước phải đi nhanh và bứt phá trong năm 2019.
PV
19, Tháng 01, 2019 | 09:08

Lãnh đạo Chính phủ thúc giục quá trình cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước phải đi nhanh và bứt phá trong năm 2019.

Quan điểm này một lần nữa được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nêu tại cuộc họp đánh giá năm 2018, kế hoạch 2019, ngày 18/1. 

Năm 2018 cả nước có 32 doanh nghiệp Nhà nước được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Các bộ, địa phương bán cổ phần lần đầu 30 doanh nghiệp, thu về hơn 24.250 tỷ đồng, trong đó có nhiều đơn vị quy mô lớn như Tập đoàn Cao su, Lọc hóa dầu Bình Sơn, Điện lực Dầu khí... Giá trị IPO và bán cho cổ đông chiến lược trong năm 2018 gấp 4,7 lần năm 2017 và gấp 1,4 lần năm 2016.

Cùng với cổ phần hóa, Nhà nước cũng thu về hơn 16.000 tỷ đồng tiền thoái vốn, cao hơn 2,58 lần giá trị sổ sách. Tổng thu từ cổ phần hoá, thoái vốn trong năm 2018 đạt hơn 40.300 tỷ đồng. Lũy kế 3 năm 2016- 2018, tổng số thu này đạt hơn  210.000 tỷ đồng, gấp gần 2,7 lần tổng thu của cả giai đoạn 2011- 2015.

Đã có 30 doanh nghiệp được bàn giao về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), đạt một nửa kế hoạch. Còn 32 doanh nghiệp chưa bàn giao,  tổng vốn Nhà nước là gần 7.000 tỷ đồng ở 11 bộ, địa phương.

Nhìn nhận quá trình này, Phó thủ tướng nói, "ba năm qua cho đến nay chưa phát hiện có gian lận, vi phạm pháp luật lớn phải xử lý, mặc dù lĩnh vực này hết sức phức tạp và nhạy cảm. Những sai phạm mà chúng ta đang xử lý là tích tụ từ nhiều giai đoạn trước đây". 

PTT-Vuong-Dinh-Hue1-JPG-2712-1547807446

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: VGP

Ông đánh giá, các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty rất trách nhiệm, quyết liệt, tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, việc thoái vốn, cổ phần hoá vừa qua diễn ra quá chậm, một số bộ, địa phương không thực hiện được và phải xin lùi kế hoạch, điển hình là TP HCM và Hà Nội. Hiện còn 53 doanh nghiệp nhà nước chưa được cổ phần hóa, 118 đơn vị chưa được thoái vốn.  

Vướng mắc trong xử lý phương án liên quan tới đất đai được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến việc bán vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước chậm trễ. Thực tế tham gia cơ cấu lại nhiều đơn vị Nhà nước, ông Lê Hoàng Hải - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đúc kết, rất kẹt khi xử lý vấn đề liên quan tới đất đai của các doanh nghiệp, nhất là các đơn vị sở hữu nhiều khu đất vàng. Ông Hải dẫn chứng việc cơ cấu lại Công ty Thực phẩm miền Bắc, đã bán cổ phần cách đây 5 năm nhưng đến nay vẫn còn 6 địa phương chưa có ý kiến về phương án đất đai. "Nếu địa phương thu hồi đất của doanh nghiệp này thì rất vướng cho các nhà đầu tư đã mua cổ phần", ông nêu thực tế.

Ngoài ra, vấn đề xử lý nợ xấu của doanh nghiệp trước cổ phần hoá cũng là trở ngại. Chủ tịch DATC kiến nghị, cần có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp, để có phương án hồi lại vốn sau khi bán.

Nhấn mạnh phương châm chỉ đạo năm 2019 là bứt phá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chống tiêu cực và lợi ích nhóm, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình thực hiện, xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu và cơ quan liên quan để chậm trễ, trì trệ.

Về thoái vốn Nhà nước, Phó thủ tướng nêu rõ Nghị quyết số 12/TW đề ra các nguyên tắc khi thoái vốn, trong đó có yêu cầu công khai, minh bạch, tối đa hóa giá trị vốn Nhà nước theo thị trường, chứ không yêu cầu phải bảo toàn vốn Nhà nước. Do vậy, có những trường hợp giá vốn theo thị trường dưới mệnh giá thì vẫn có thể thoái, càng giữ thì Nhà nước càng thiệt. Tránh trường hợp doanh nghiệp, dự án yếu kém có thể khắc phục để cổ phần hóa, thoái vốn được mà lại "bán non", thiệt hại lợi ích của Nhà nước.

Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị năm 2019 các Bộ, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp liên quan ổn định việc sắp xếp đầu mối làm việc; hoàn tất bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa về SCIC; rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hướng dẫn thực hiện.

(Theo Vnexpress)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ