‘Mắc cạn’ sau cổ phần hoá, doanh nghiệp cầu cứu Thủ tướng

NHƯ TRANG
15:41 25/01/2019

Thực hiện lời kêu gọi cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tại TP.HCM, nhiều công ty đã dốc hết tâm sức, tiền của tham gia nhưng kết quả hậu cổ phần, nhiều nhà đầu tư chiến lược rơi vào tình cảnh ‘đi cũng dở mà ở cũng không xong’…

tphcm

Ảnh minh họa

Mời họp xong rồi … im lặng

Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ mới đây, đại diện UBND TP.HCM cho biết theo kế hoạch trong năm 2018, TP HCM phải cổ phần hoá (CPH) 39 doanh nghiệp nhưng thời gian qua vẫn chưa có đơn vị nào được cổ phần hoá nên kế hoạch này coi như không thể hoàn thành. Theo đó, TP.HCM xin Chính phủ cho phép điều chỉnh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn 2018 - 2019 cũng như sau năm 2020. Cụ thể, kế hoạch năm 2018 sẽ chuyển sang 2019, và thay vì cổ phần hoá 39 doanh nghiệp thì điều chỉnh thực hiện tại 32 đơn vị; năm 2020 thực hiện tiếp 7 đơn vị còn lại.

Không những chậm trễ với lộ trình CPH đề ra, mà nhiều doanh nghiệp sau khi CPH thành công cũng đang rơi vào tình thế hoang mang, mất niềm tin nghiêm trọng với hàng loạt thủ tục không được các cơ quan có trách nhiệm tại TP.HCM xử lý. Tiếp xúc với một số nhà đầu tư, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mua cổ phần theo chủ trương thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước tại TP.HCM đã phải lắc đầu ngao ngán, “than ngắn thở dài” với sự phiền hà và tắc trách tại đây.

Đại diện một số doanh nghiệp cho biết, sau khi tham gia mua cổ phần thành công, hoạt động kinh doanh dường như bị đình trệ, gặp rất nhiều khó khăn vì việc chậm thực hiện quyết toán chuyển thể phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau khi mua cổ phần, nhà đầu tư chiến lược hoàn tất việc thanh toán tiền hàng nghìn tỷ đồng và được Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần thì hàng loạt thủ tục pháp lý cần được giải quyết lại bị ‘om’ suốt thời gian dài. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có quỹ đất, công trình xây dựng, thì lộ trình “dứt áo’ khỏi phần vốn Nhà nước lại càng khó khăn gấp bội. Bởi,một trong những quy định bắt buộc là khi CPH công ty nhà nước thì UBND TP.HCM đềugiao Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến thẩm định giá trị đánh giá lại các khoản chi phí dở dang, thành phẩm, hàng hóa tồn kho trước khi công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần.Tuy nhiên, trên thực tế công việc này là không được thực hiện một cách triệt để, kéo dài, gây tổn thất nghiêm trong cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư chiến lược. “Sau khi thanh toán và được Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần thì đến nay đã gần 3 năm rồi Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa có ý kiến về việc thẩm định giá trị đánh giá lại các khoản chi phí dở dang, thành phẩm, hàng hóa tồn kho để Công ty điều chỉnh, quyết toán chuyển thể”, đại diện một doanh nghiệp cho biết.

Dốc tâm sức và tiền của để thành các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp Nhà nước tại TP.HCM nhưng lại “mắc kẹt” với vô số thủ tục, nhiều nhà đầu tư đã phản ứng và yêu cầu lãnh đạo thành phố phải đối thoại.

Ngày 26/11/2018, Sở Tài chính TP.HCM gửi giấy mời lãnh đạo 20 doanh nghiệp đến “trao đổi, báo cáo xin hướng dẫn của Bộ Tài chính về các khó khăn vướng mắc khi thực hiện quyết toán phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần”.

Sau cuộc họp này, đại diện các nhà đầu tư ‘ai về nhà nấy’ với hi vọng thủ tục quyết toán phần vốn Nhà nước sẽ được liên ngành tại TP.HCM như Sở Tài chính, Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần từ rất lâu nhưng vẫn không được các đơn vị này hướng dẫn chuyển thể.

Được biết, sau cuộc họp với Sở Tài chính, tình hình vẫn không có nhiều tiến triển, các doanh nghiệp yêu cầu tiếp tục đối thoại, thậm chí làm đơn cầu cứu để tìm đường hướng xử lý rõ ràng nhưng các kiến nghị của họ đã rơi vào im lặng, không được đáp ứng.

Một đại diện doanh nghiệp khác cho biết, để tự tháo gỡ, nhà đầu tư đã phải gửi văn bản ra các bộ, ngành như Bộ Tài chính để xin hướng dẫn và khi có văn bản hướng dẫn từ Bộ Tài chính thì các sở ngành tại TP.HCM vẫn ‘bình chân như vại’, không mời doanh nghiệp đến họp, và không có hướng dẫn cụ thể nào.

Bức xúc trước cách xử lý công việc vô cảm này, có doanh nghiệp đã làm đơn cầu cứu Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ sau đó cũng đã yêu cầu TP.HCM xem xét xử lý nhưng đến nay lãnh đạo tại đây vẫn không chấp hành xem xét nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư chịu thiệt hại nghiêm trọng

Theo đại diện các nhà đầu tư, từ khi chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần đến nayđã nhiều năm qua nhưng việc quyết toán chuyển thể phần vốn nhà nước tại Công ty vẫn chưa thực hiện được. Việc chậm trễ quyết toán phần vốn nhà nước này đã gây khó khăn trở ngại rất lớn cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty vì theo mô hình hoạt động Công ty cổ phần vẫn còn lại một ít phần vốn nhà nước nên không thể chủ động trong việc định hướng chiến lược kinh doanh triển khai dự án dẫn đến mất nhiều cơ hội hợp tác làm ăn với các đối tác liên doanh liên kết và đã làm Công ty gánh chịu nhiều thiệt hại trong việc tạo doanh thu, tạo việc làm cho tập thể người lao động đang làm việc tại Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các cổ đông đã bỏ ra phần vốn hàng nghìn tỷ đồng tham gia cổ phần hóa tại công ty theo chủ trương kêu gọi đầu tư của Thành phố.

Nhiều chuyên gia kinh tế khi được hỏi đều nhận định, theo quy định thì các công ty sau cổ phần hoá đều phải hoàn tất quyết toán chuyển thể mới có cơ sở thực hiện tăng vốn. Nhưng với cách làm tại TP.HCM thì chính sự chậm trễ xác định nguồn vốn nhà nước trong công tác quyết toán chuyển thể đã cho nhiều nhà đầu tư gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất lẫn uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

Liên quan đến việc chậm trễ quyết toán chuyển thể nói trên, đại diện một doanh nghiệp dấu tên cho biết, theo quy định thì sau 30 ngày cổ phần hoá thì các thủ tục phải được hoàn tất. “Nhưng giờ đã là 36 tháng rồi mà Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm (trực tiếp chỉ đạo chương trình đổi mới và sắp xếp DN nhà nước)và Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vẫn không xử lý, không trả lời doanh nghiệp”, đại diên doanh nghiệp bức xúc phản ánh. Đứng trước sự bế tắc này, phía nhà đầu tư cho hay cần xem xét trách nhiệm của những cá nhân nói trên.

Cán bộ không làm được việc thì nên nghỉ

Tháng 8/2018, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và tiếp tục triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao PCI của TP năm 2018 và giai đoạn tiếp theo. Theo đó, thành phố này đặt mục tiêu tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Trong đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp như khởi sự kinh doanh, giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp.TP.HCM cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành việc đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh.

Nhằm đạt các mục tiêu này, TP.HCM đề ra nhiều giải pháp như cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công, nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế... Đặc biệt, TP.HCM yêu cầu người đứng đầu các sở, ngành, quận, huyện thắt chặt kỷ cương, tăng cường liêm chính, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công vụ; phát hiện và thay thế cán bộ, công chức chần chừ trong cải cách thủ tục hành chính...

Cách đây không lâu, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định cán bộ không làm được việc thì nên nghỉ. Ông Phong cho rằng lãnh đạo UBND thành phố cũng nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính.

  • Cùng chuyên mục
Đề nghị Exxon Mobil tiếp tục triển khai Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh

Đề nghị Exxon Mobil tiếp tục triển khai Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh

Chính phủ yêu cầu PVN cần tập trung làm việc với Exxon Mobil để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm việc phát triển dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh.

Đầu tư - 12/06/2025 14:38

Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư

Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư

Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.

Đầu tư - 12/06/2025 09:59

Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế

Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế

New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.

Đầu tư - 11/06/2025 17:14

Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh

Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.

Đầu tư - 11/06/2025 11:07

Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam

Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam

Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.

Đầu tư - 11/06/2025 06:49

Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam

Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam

Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.

Đầu tư - 11/06/2025 06:43

Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính

Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính

Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.

Đầu tư - 10/06/2025 17:05

Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.

Đầu tư - 10/06/2025 10:41

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.

Công nghệ - 10/06/2025 10:16

Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?

Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?

Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.

Đầu tư - 10/06/2025 09:16

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng

Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.

Đầu tư - 10/06/2025 09:12

Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.

Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Đầu tư - 09/06/2025 21:52

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.

Đầu tư - 09/06/2025 16:57

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Đầu tư - 09/06/2025 07:00

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.

Đầu tư - 08/06/2025 16:54