Chuyện lạ: Tem phiếu chỉ có thời bao cấp ở Việt Nam nhưng ngày nay vẫn được dùng 'nhan nhản'... tại Mỹ
Sổ gạo, tem phiếu, giấy chuyển lương thực... là những thứ vô cùng quan trọng trong các gia đình Việt Nam thời bao cấp. Chuyện lạ là ngày nay loại hình trợ cấp này vẫn được sử dụng ngay tại quốc gia như Mỹ.

Mẫu tem phiếu của Việt Nam
Đối với nhiều nước trên thế giới, tem phiếu trợ cấp là một thứ khá quen thuộc với nhiều người, nhất là với những người thuộc tầng lớp lao động. Tuy nhiên, không chỉ có những quốc gia đang phát triển mà nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ cũng đang sử dụng hệ thống tem phiếu để trợ cấp cho người nghèo.
Năm 2017, các nhà bán lẻ Mỹ đang vô cùng lo lắng khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang kêu gọi cắt giảm 191 tỷ USD ngân sách cho chương trình tem phiếu (SNAP) trong khoảng 2018-2028. Hiện mức tem phiếu hỗ trợ bình quân tại Mỹ là khoảng 252 USD/tháng, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua sau nhiều lần cắt giảm từ năm 2013.
Nếu dự thảo của Tổng thống Trump được thông qua, hỗ trợ tem phiếu cho người dân sẽ giảm 31% xuống chỉ còn 173 USD/tháng.
Số liệu của hãng tư vấn Alix Partners cho thấy ngành bán lẻ mỹ sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất nếu bản dự thảo này được thông qua với khoảng 70,7 tỷ USD thất thu trong vòng 10 năm tới. Cụ thể, với mỗi USD cắt giảm cho chương trình tem phiếu, ngành bán lẻ nước này sẽ mất khoảng 37 cent doanh số.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, hệ thống siêu thị và bán lẻ chiếm tới 81% chi tiêu của chương trình SNAP và việc Tổng thống Trump cắt giảm ngân sách cho khoản này đang khiến hàng loạt những hãng bán lẻ như Walmart, Target, Kroger… đang phải đứng ngồi không yên.
Vậy SNAP là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng sâu rộng trong nền kinh tế Mỹ như vậy?

Số trường hợp tham gia chương trình tem phiếu SNAP bắt đầu giảm những năm gần đây (triệu trường hợp)
Di sản của cuộc Đại suy thoái
Chương trình tem phiếu của Mỹ là một trong những hệ thống quan trọng của đất nước nhằm chống lại tình trạng đói nghèo trên toàn quốc. Chương trình này hỗ trợ những người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập tại Mỹ vẫn có đủ thực phẩm tối thiểu để tồn tại. Bộ Nông nghiệp Mỹ là cơ quan điều hành chương trình này và ngân sách được phân bổ riêng biệt tới từng bang khác nhau.
Năm 2016, chương trình SNAP đã chi tới 70,9 tỷ USD nhằm cứu trợ cho 44,2 triệu người nghèo Mỹ, với bình quân 125,51 USD/người/tháng. Khoảng 70% số người nhận trợ cấp là những gia đình có trẻ em và 25% là những hộ có người tàn tật.
Hệ thống tem phiếu này tại Mỹ ngày càng được hỗ trợ nhiều ngân sách từ cuộc Đại khủng hoảng thập niên 1930 cho đến năm 2013 và bị Cựu Tổng thống Barack Obama cắt giảm dần ngân sách do nền kinh tế đã dần hồi phục.
Thông thường, chương trình SNAP sẽ dựa trên kích thước hộ gia đình, mức chi tiêu, thu nhập của các hộ để định mức trợ cấp. Hệ thống này bao gồm 3 loại tem phiếu cơ bản là Nâu (1 USD), Xanh lam (5 USD) và Xanh lá cây (10 USD). Những loại tem phiếu này có thể sử dụng để mua hàng như tiền mặt nhưng chỉ dùng được 1 lần và không thể tái lưu thông thay tiền.
Với những tem phiếu này, người nghèo Mỹ có thể mua hàng tại 261.000 cửa hàng khác nhau trên toàn quốc và chỉ những công ty được cấp phép mới tham gia được ngành kinh doanh này.
Bởi những tem phiếu này được dùng cho giao dịch mua bán nên chúng được sử dụng những nguyên liệu in không khác gì các đồng USD. Tuy nhiên, việc tốn quá nhiều chi phí để in những chiếc tem phiếu này đã khiến chính phủ quyết định sử dụng hệ thống thẻ EBT vào cuối thập niên 1990. Những khoản trợ cấp sẽ được chuyển khoản thẳng vào thẻ EBT để người nghèo sử dụng khi mua hàng.

Với những hộ gia đình có 3 người, 1 lao động với mức lương toàn thời gian 10 USD/giờ, SNAP giúp thu nhập của họ tăng 14-20%
Lịch sử của chiếc tem phiếu phải lật lại từ cuộc Đại khủng hoảng thập niên 1930 khi lạm phát tăng cao khiến người dân không đủ tiền mua thực phẩm trong khi các hãng sản xuất không chịu hạ giá bởi họ không muốn chịu lỗ.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định phân phát tem phiếu trợ cấp cho người nghèo nhằm hỗ trợ tầng lớp bần cùng trong xã hội. Trong khoảng 4 năm từ 1939-1943, chính phủ Mỹ đã giúp đỡ khoảng 20 triệu người nghèo với tổng chi phí 262 triệu USD.
Dẫu vậy, tình hình kinh tế xấu đi với tỷ lệ thất nghiệp dâng cao, thâm hụt ngân sách nặng đã khiến chương trình này buộc phải chấm dứt vào năm 1943. Phải đến tận năm 1961, hệ thống tem phiếu mới được các nhà hoạch định chính sách xem xét lại và chính thức đưa vào hoạt động vào năm 1964. Trong năm đó, khoảng 75 triệu USD đã được chi để trợ cấp cho khoảng 350.000 người trên khắp nước Mỹ.
Đặc biệt vào năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon b.Johnson kêu gọi thực hiện “Cuộc chiến chống đói nghèo” với hàng loạt các chính sách, bao gồm thúc đẩy chương trình tem phiếu cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến SNAP quay trở lại với nước Mỹ.
Ngay lập tức, số người xin nhận trợ cấp tại Mỹ liên tục tăng từ nửa triệu người năm 1965 đến 15 triệu người vào năm 1974. Dẫu vậy tại thời điểm này, việc ngân sách phải chi một lượng lớn tiền cho những người nghèo khiến nhiều chính trị gia đặt câu hỏi về hiệu quả sử dụng.
Rất nhiều trường hợp tham nhũng, lừa đảo, giao dịch tem phiếu chui đã được thực hiện trong thời kỳ này. Thêm vào đó, nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định nhưng vẫn làm đơn nhận trợ cấp để chi tiêu cho các mặt hàng không phải nhu yếu phẩm, hoặc trở nên lệ thuộc vào trợ cấp thay vì tự vận động để thoát nghèo đã khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả của SNAP.
Hệ quả là hàng loạt những văn bản quy định mới ra đời trong thập niên 1970 nhằm hạn chế những người nhận trợ cấp, như không thể dùng tem phiếu mua rượu bia, thuốc lá hoặc những người thu nhập thấp chỉ được nhận hỗ trợ 30% số thu nhập. Mỗi 6-12 tháng, các gia đình nằm trong chương trình sẽ phải làm đơn xin lại và bị kiểm tra xem có còn thuộc diện cần trợ cấp hay không.

Đến năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế đã buộc chính phủ Mỹ phải gia tăng SNAP nhằm trợ cấp cho bộ phận lớn người thất nghiệp
Những năm sau đó, chương trình SNAP được sửa đổi nhiều lần với các thời kỳ cắt giảm hay tăng cường ngân sách khác nhau.
Đến năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế đã buộc chính phủ Mỹ phải gia tăng SNAP nhằm trợ cấp cho bộ phận lớn người thất nghiệp. Trong năm đó, Mỹ đã phải chi 45,2 tỷ USD để trợ cấp cho người nghèo, thất nghiệp và thu nhập thấp.
Chương trình này không chỉ đơn giản là hỗ trợ nghèo đói mà còn tác động rộng lớn đến nền kinh tế. Những khoản tiền trợ cấp sẽ được sử dụng trên thị trường tiêu dùng, qua đó kích thích sản xuất đầu tư, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
Không chỉ là trợ cấp
Trên thực tế, Bộ Nông nghiệp Mỹ điều hành khá nhiều chương trình chống đói nghèo và trợ cấp cho người thu nhập thấp nhưng SNAP nổi tiếng nhất bởi những quy định của chương trình này rộng rãi hơn. Ví dụ, những hộ gia đình có sở hữu xe hơi vẫn có thể nhận được trợ cấp từ SNAP nếu chứng minh được có khó khăn trong thu nhập như có người tàn tật, tìm việc làm khó khăn…
Để có thể nộp đơn cho chương trình SNAP, hộ gia đình phải đạt được 3 tiêu chí tối thiểu. Đầu tiên, họ phải có thu nhập bình quân hàng tháng dưới 130% tiêu chuẩn nghèo đói, tương đương 2.177 USD/tháng trở xuống. Đây là tiêu chuẩn thu nhập của 1 hộ gia đình 3 người bình thường cho năm 2016, những hộ có người tàn tật, người già thì không cần tiêu chuẩn trên.
Tiếp đó, các hộ gia đình này phải có thu nhập sau khi trừ những khoản chi tiêu lớn như tiền nhà trả góp hay học phí, tiền chăm sóc trẻ em… dưới mức chuẩn nghèo, tương đương 1.675 USD/tháng trở xuống.
Ngoài ra, tổng số tài sản hay tiền tiết kiệm của những hộ gia đình này phải dưới mức tiêu chuẩn 2.250 USD cho gia đình thường và 3.250 USD cho hộ có người già, người tàn tật.

Ngoài ra, những lao động thất nghiệp chưa lập gia đình chỉ được nhận trợ cấp tối đa 3 tháng, trừ khi họ đang làm việc bán thời gian ít nhất 20 tiếng mỗi tuần hoặc có được các chứng chỉ nghề, bằng cấp. Quy định này nhằm tránh tình trạng ăn bám của bộ phận lao động vào trợ cấp, thay vào đó hỗ trợ những người thực sự tìm việc làm nhưng chưa có hợp đồng dài hạn.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008, chương trình tem phiếu Mỹ đã có hỗ trợ rất lớn đến thị trường. Các nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 1 USD chi tiêu của SNAP sẽ khiến nền kinh tế có thêm 1,73 USD. Thậm chí tại California, mỗi USD chi tiêu của chương trình tem phiếu khiến kinh tế nơi đêm có thêm 8,34 USD. Chính phủ Mỹ cũng phải công nhận SNAP khi đó là 1 trong 2 chương trình hỗ trợ hiệu quả nhất đến thúc đẩy kinh tế và việc làm khi đó.
Mặc dù vậy, sự hồi phục của kinh tế Mỹ khiến số người tham gia chương trình tem phiếu tại đây đang giảm. Năm 2016, khoảng 44,2 triệu người nhận trợ cấp, thấp hơn mức 45,8 triệu người năm 2015 và mức đỉnh 47,6 triệu người năm 2013.
Chi tiêu cho chương trình SNAP cũng tăng dần từ 28,6 tỷ USD năm 2005 lên 76,1 tỷ USD năm 2013 rồi giảm xuống 70,9 tỷ USD năm 2016. Khoảng 93% số tiền trợ cấp này được các hộ gia đình chi tiêu cho thực phẩm.

Khoảng 93,1& chi tiêu của SNAP được dùng cho thực phẩm

Chi tiêu của SNAP theo %GDP dự đoán sẽ tiếp tục đi xuống.
Báo cáo của CBPP cho thấy chương trình SNAP tương đương với khoản kích thích kinh tế trị giá 40 tỷ USD trong khoảng 2007-2011.
Tuy nhiên, sự hồi phục kinh tế khiến tỷ lệ chi tiêu nhờ SNAP trong tổng GDP đã giảm 11% trong năm 2014 và 4% trong năm 2015. Chính quyền Washington dự đoán chi tiêu của SNAP theo phần trăm GDP vào năm 2020 sẽ giảm xuống mức năm 1995.
Nghiên cứu của CBPP cho thấy SNAP đã giúp 10,3 triệu người Mỹ thoát nghèo vào năm 2012, bao gồm 4,9 triệu trẻ em, mức cao nhất so với các chương trình hỗ trợ khác. Thêm vào đó, SNAP đang dịch chuyển dần khi trợ cấp ngày càng nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm thúc đẩy tiêu dùng, việc làm và kinh tế.

Tỷ lệ hộ gia đình thu nhập thấp tham gia SNAP ngày càng tăng
Số liệu cho thấy số hộ gia đình thu nhập thấp của SNAP đã tăng từ 2 triệu năm 2000 lên 7 triệu năm 2014. Ngoài ra, đây cũng là chương trình hỗ trợ người nghèo có tỷ lệ mắc sai lầm như trả quá nhiều hay quá thấp thuộc hàng ít nhất trong số các hệ thống trợ cấp của Mỹ.

Tỷ lệ chi sai trường hợp của SNAP liên tục giảm qua các năm (%)
(Theo Tri thức trẻ)
- Cùng chuyên mục
Bill Gates: Trong vòng 10 năm tới, AI sẽ thay thế nhiều bác sĩ và giáo viên
Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) đồng nghĩa với việc con người sẽ không còn cần thiết 'cho hầu hết mọi thứ' trên thế giới nữa, tỷ phú Bill Gates nói.
Phong cách - 27/03/2025 08:03
Trung Quốc bước vào kỷ nguyên 'nhà máy tối' không đèn, không công nhân
Trung Quốc đang tiến đến cuộc cách mạng sản xuất với sự xuất hiện của 'nhà máy tối', các cơ sở hoàn toàn tự động hoạt động mà không cần công nhân hoặc ánh sáng.
Phong cách - 26/03/2025 13:30
Bao nhiêu người Mỹ về hưu có trong tay 1,5 triệu USD?
Một triệu USD không còn nhiều giá trị như trước nữa, nhưng vẫn là mức độ giàu có mà tương đối ít người đạt được, kể cả ở Mỹ, nơi có tỷ lệ các triệu phú mới cao nhất thế giới.
Phong cách - 26/03/2025 06:24
CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung
CEO Han Jong-hee đột ngột qua đời, chưa đầy 1 tuần sau khi thừa nhận Samsung đang bước vào giai đoạn khó khăn chưa từng có, khi năng lực cạnh tranh công nghệ của hãng đang suy yếu.
Phong cách - 25/03/2025 10:18
Tỷ phú Warren Buffet tiết lộ bí quyết đầu tư đâu thắng đó
Là một nhà đầu tư thông minh, tỷ phú Warren Buffet cho rằng để trở thành người giàu có không quá khó, chỉ cần tuân theo đúng một số quy tắc.
Phong cách - 25/03/2025 07:33
Cần có tiêu chuẩn gì để được tuyển vào và nhận học bổng tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam?
Trong năm nay, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) có 2 phương án tuyển sinh chính và dự kiến có 7 chương trình đào tạo mới ở bậc Cử nhân và Thạc sĩ.
Phong cách - 24/03/2025 15:32
Gen Z, thế hệ bất hạnh nhất
Gen Z lớn lên giữa những biến động chưa từng có, từ đại dịch, biến đổi khí hậu đến AI. Không chỉ đối mặt với áp lực thành công, họ còn chịu tần suất bị từ chối cao hơn bao giờ hết.
Phong cách - 24/03/2025 09:43
Điểm danh các hoa hậu làm sếp doanh nghiệp
Nhiều hoa hậu của showbiz Việt làm sếp các doanh nghiệp. Có người đã thành công với sự nghiệp kinh doanh, có người quyết định tạm dừng.
Phong cách - 23/03/2025 14:17
5 cách dễ dàng để gia tăng tiền tiết kiệm
Mùa xuân là thời điểm để làm mới và đổi mới. Nhưng khi bạn đang dọn dẹp nhà cửa và tủ quần áo đón xuân, đừng bỏ bê ví tiền của mình.
Phong cách - 22/03/2025 06:22
Thực hư thông tin công ty phần mềm của Việt Nam tài trợ áo đấu CLB Chelsea
Mạng xã hội quốc tế xôn xao thông tin một công ty phần mềm của Việt Nam đang đàm phán để trở thành nhà tài trợ áo đấu cho CLB Chelsea từ mùa giải 2025 - 2026. Tuy nhiên, thông tin này đã bị gỡ bỏ sáng 21/3.
Phong cách - 21/03/2025 13:31
15 thứ mà các triệu phú tự thân không bao giờ mua
Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà người giàu vẫn giàu không? Bạn có tự hỏi làm thế nào họ quản lý tài chính của mình hiệu quả như vậy không?
Phong cách - 21/03/2025 08:19
20 quốc gia giàu nhất thế giới (phần cuối)
20 quốc gia giàu nhất thế giới được tính dựa theo GDP bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi kinh tế.
Phong cách - 20/03/2025 14:01
Sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100%
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100% từ khâu làm thủ tục hàng không đến gửi hành lý, thủ tục xuất nhập cảnh và cửa khởi hành lên tàu bay.
Phong cách - 20/03/2025 13:33
20 quốc gia giàu nhất thế giới
Trái ngược với suy nghĩ của một số người, sự giàu có không chỉ là những tòa nhà chọc trời hay mức lương cao. Nó được xây dựng dựa trên nền kinh tế vững mạnh và sự ổn định tài chính.
Phong cách - 19/03/2025 06:49
Cuộc đời của Lý Triệu Cơ, tỷ phú từng giàu nhất châu Á
Làm việc chăm chỉ, dám tiên phong và dám nghĩ dám làm, tỷ phú Lý Triệu Cơ không bao giờ quên cống hiến cho xã hội và mang lại những điều tốt đẹp cho con người.
Phong cách - 18/03/2025 12:32
Các tỷ phú công nghệ đang có một năm 2025 thực sự khó khăn
Theo Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, dẫn đầu danh sách những người mất mát tài sản đầu năm nay. Người giàu nhất thế giới đã mất 132 tỷ USD, tương đương 30% tài sản, trong 10 tuần qua sau khi cổ phiếu Tesla giảm 45% trong giai đoạn đó.
Phong cách - 18/03/2025 11:37
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'