Tại sao Mỹ “cương” Nga “nhu” ở Syria?
Cuộc chiến cam go về địa-chính trị giữa Nga—Mỹ vẫn đang ở phía trước. Một cuộc đàm phán mới do Nga chủ xướng sẽ được nhóm họp vào ngày 10/7 tới tại Astana (Kazakhstan). Vòng đàm phán này lại rơi cùng lúc vào thời điểm sẽ có cuộc đàm phán do LHQ hậu thuẫn tại Geneve.
Ngày 18/6 ở Syria, lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Syria, tên lửa từ máy bay Mỹ đã bắn rơi một chiếc máy bay tiêm kích SU-22 của không quân Syria do Nga hậu thuẫn. Vụ việc xảy ra ở gần thành phố Raqqa phía bắc nước này.

Việc bắn rơi chiếc Su-22 là lần thứ tư trong vòng một tháng, Mỹ tấn công các lực lượng thân chính phủ Syria để bảo vệ các nhóm nổi dậy “ôn hòa”.
Phản ứng của Nga ban đầu rất mạnh mẽ. Nga coi đấy là hành động xâm lược và vi phạm luật pháp quốc tế. Nga tuyên bố ngừng hiệu lực của thoả thuận với Mỹ về ngăn ngừa đụng độ trên không phận Syria và coi tất cả mọi vật thể bay của liên quân do Mỹ đứng đầu ở phía Tây sông Euphrates là đối tượng đưa vào tầm ngắm.
Ngòi nổ đã được tháo
Tuy nhiên, ngày 19/6/2017, Hãng Sputnik bất ngờ đưa lại tuyên bố của Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng và an ninh thuộc Hội đồng liên bang Nga (Thượng viện): Nga sẽ không tự động bắn hạ bất cứ máy bay nào của liên quân. Đây là một tuyên bố để tháo ngòi nổ chiến tranh Nga—Mỹ.
Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó cũng quả quyết là liên quân không giao tranh với quân đội chính phủ Syria, quân đội Nga hay các lực lượng vũ trang được phía chính phủ Syria và Nga hậu thuẫn. Tuy nhiên, Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ an ninh cho liên quân. Thông điệp này chủ yếu và trước hết nhằm tới Nga, biện bạch nhưng cũng rất kiên quyết.
Thật ra trong vụ việc tiêm kích SU-22 bị hạ thì truyển thông mỗi nước giải thích theo cách riêng của mình. Mỹ thì nói là để bảo vệ liên quân, chống lại IS, Nga thì cho là đó là hành vi xâm lược. Cũng cần nói thêm là việc bắn rơi chiếc Su-22 là lần thứ tư trong vòng một tháng, Mỹ tấn công các lực lượng thân chính phủ Syria để bảo vệ các nhóm nổi dậy “ôn hòa”.
Bình luận các vụ đụng độ nói trên, Tổng thư ký LHQ Antonio Gutteres cảnh báo tình hình “đang rất nguy hiểm” và có thể làm cho cuộc chiến ở Syria có thể leo thang. Chia sẻ quan điểm này, ông Patrick Buchanan, từng cố vấn cho ba đời tổng thống Mỹ, cho rằng Washington có nguy cơ xung đột trực diện với Syria, Nga và Iran… một khi nhóm khủng bố IS chính thức tan rã.
Ai điều khiển quan hệ Mỹ—Nga?
Nhìn vào chiến trường, câu chuyện xoay quanh hai thành phố là Raqqa và Deir ez -Zor. Raqqa hiện là thủ phủ cuối cùng của IS ở Syria. Liên quân do Mỹ đứng đầu đang tiến hành chiến dịch tấn công Raqqa. IS ở đó đang tính cách lui về Deir ez -Zor. Mỹ và đồng minh dự tính sau khi công thành Raqqa sẽ tấn công Deir ez-Zor.
Một số lực lượng khác, liên quân với chính phủ Syria cũng đang tấn công IS từ phía biên giới với Iraq về hướng Deir ez -Zor. Ai đánh bật IS ra khỏi thánh địa của chúng sẽ có được thanh thế rất cao và uy danh rất lớn.
Chiếm được Raqqa, SDF và Mỹ sẽ kiểm soát được vùng lãnh thổ rất rộng lớn ở miền bắc Syria. Phía chính phủ Syria vì thế cần phải đánh chiếm được Deir ez-Zor trong khi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn, hiển nhiên là muốn ngăn chặn nỗ lực này.
Việc Mỹ bắn rơi máy bay của không quân Syria trước hết nhằm tác động vào tâm lý lực lượng trong liên quân, đặc biệt SDF, làm cho những lực lượng này tin là Mỹ thật sự hậu thuẫn họ và bảo đảm được an ninh cho họ.
Trước mắt, Mỹ vừa răn đe vừa ngăn cản phía chính phủ Syria giành thắng lợi với ý nghĩa quan trọng về quân sự và mở rộng phạm vi lãnh thổ kiểm soát. Mỹ đồng thời còn làm phép thử đối với Nga về Nga phản ứng như thế nào khi quân đội chính phủ Syria bị Mỹ và liên quân tấn công.
Cho tới gần đây, mỗi lần Mỹ gây chuyện với chính phủ Syria, phản ứng của Nga vẫn chỉ dừng lại ở “kịch liệt phản đối” và “đóng băng” có thời hạn thoả thuận với Mỹ về ngăn ngừa đụng độ trong các hoạt động quân sự Nga—Mỹ ở Syria. Định hướng chiến lược của Mỹ là trước mắt tập trung gây dựng SDF và chống IS đã, sau này mới tính sổ với chính phủ Syria để thiết lập chính thể mới ở nơi đây.
Tuy nhiên, vào giai đoạn hiện nay, cuộc chiến ở Syria bị tác động rất mạnh bởi nhân tố nội bộ Mỹ. Không loại trừ khả năng giới quân sự Mỹ hành động “cương” như vậy để ngăn cản ông Trump sẽ có thoả thuận nào đấy với ông Putin trong cuộc hội ngộ tới.
Ngược lại, về phía Nga, do muốn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc gặp cấp cao đầu tiên Putin—Trump, nên đành xử “nhu” vụ việc vừa qua. Quan hệ Nga—Mỹ hiện nay không nằm ở Nga, mà nằm trong cuộc đấu trong chính trường Mỹ. Số phân Mỹ--Nga đang nằm trong tay các chính trị gia ở Washington… Ông Trump hay thậm chí nước Nga cũng không thay đổi được điều gì. Đó là phân tích của Michail Rostovsky, một nhà phân tích chính sách từ Nga.
Tuy nhiên, cuộc chiến cam go về địa-chính trị giữa Nga—Mỹ vẫn đang ở phía trước. Một cuộc đàm phán mới do Nga chủ xướng sẽ được nhóm họp vào ngày 10/7 tới tại Astana (Kazakhstan). Tin này do chính Ngoại trưởng Nga Lavrov loan báo từ Bắc Kinh đúng hôm 18/6. Vòng đàm phán này lại rơi cùng lúc vào thời điểm có cuộc đàm phán do LHQ hậu thuẫn tại Geneve.
Ông Lavrov cho biết thêm, Đặc phái viên của LHQ về Syria Staffan de Mistura sẽ tham gia vòng đàm phán tại Astana. Hai cuộc đàm phán nói trên sẽ không dẫm chân lên nhau. Cả hai sẽ là những kênh thăm dò về quan điểm của các bên trong các cuộc xung đột mà phần thắng chưa nghiêng hẳn về bên nào. Vì vậy “vừa đánh vừa đàm” cũng là một cách để đi đến giải pháp sau cùng./.
- Cùng chuyên mục
Đề nghị giảm thuế mặt hàng chịu chính sách thuế đối ứng của Mỹ
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát để xem xét đối với một số mặt hàng chịu tác động của chiến tranh thương mại và chính sách thuế đối ứng của Mỹ.
Sự kiện - 13/05/2025 19:16
TS. Lê Xuân Nghĩa: Nghị quyết 68 không phải 'cây đũa phép'
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị ra đời hứa hẹn tạo ra một bước ngoặt lịch sử thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng thuận rằng, đây mới là bước khởi đầu, chính sách cần được cụ thể hóa thành hành động thiết thực.
Sự kiện - 13/05/2025 16:46
Doanh nhân Hồ Nhân và giấc mơ vaccine dang dở
Cuộc đời gần 60 năm của doanh nhân Hồ Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen khép lại, giấc mơ vaccine của vị Tiến sỹ công nghệ sinh học vẫn còn đó, và là di sản mở ra những con đường nghiên cứu mới trong lĩnh vực vaccine nói riêng và công nghệ sinh học nói chung.
Sự kiện - 13/05/2025 14:44
'Cần cơ chế quản lý rủi ro tại Khu Thương mại tự do Hải Phòng'
Thành lập Khu Thương mại tư do tại TP. Hải Phòng cần có cơ chế quản lý rủi ro, giám sát bảo đảm một mặt thông thoáng song giữ vững an toàn tài chính, an ninh kinh tế.
Sự kiện - 13/05/2025 12:53
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 13/05/2025 10:00
Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Sự kiện - 13/05/2025 07:29
Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Thủ tướng nhất trí hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.
Sự kiện - 12/05/2025 22:25
'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'
Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.
Sự kiện - 12/05/2025 16:04
Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'
Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.
Sự kiện - 12/05/2025 07:30
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
Sự kiện - 12/05/2025 06:40
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago