Chuyên gia nói gì về quy định cá nhân được xài ví điện tử không quá 100 triệu/tháng?

Nhàđầutư
Theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mức giới hạn 100 triệu đồng/tháng đối với cá nhân sử dụng ví điện tử có thể phù hợp trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, sau một vài năm cần cân nhắc nâng mức giới hạn lên, tùy vào tình hình thực tiễn.
PHƯƠNG LINH
02, Tháng 12, 2019 | 17:40

Nhàđầutư
Theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mức giới hạn 100 triệu đồng/tháng đối với cá nhân sử dụng ví điện tử có thể phù hợp trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, sau một vài năm cần cân nhắc nâng mức giới hạn lên, tùy vào tình hình thực tiễn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 7/1/2020.

Theo đó, tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của một khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở) tối đa 100 triệu đồng/tháng.

Như vậy, hạn mức giao dịch theo ngày như dự thảo ban đầu đưa ra là 20 triệu đồng đã được Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ.

can-van-luc

TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ảnh: Nguyễn Trang

Trao đổi với Nhadautu.vn, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, mức giới hạn 100 triệu đồng/tháng đối với cá nhân sử dụng ví điện tử là có thể phù hợp trong thời điểm hiện nay.

Theo ông Lực, nếu tính bình quân người dân Việt Nam hiện nay chi tiêu 1 tháng 100 triệu là tương đối nhiều. Tuy nhiên, đây chủ yếu là chi tiêu cá nhân, nếu chi tiêu những khoản lớn hơn thì phải dùng tài khoản ngân hàng chứ không phải ví điện tử. Đối với những chi tiêu của cơ quan, công ty lại là chi tiêu khác.

"Tất nhiên, sau một vài năm cần cân nhắc nâng mức giới hạn lên, tùy vào tình hình thực tiễn", TS. Cấn Văn Lực cho hay.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng cũng đồng quan điểm, cho rằng hạn mức như trên là hợp lý. Ông Hiếu nhận định, dĩ nhiên người ta cũng có thể sử dụng ví điện tử đó để đánh bạc hay những mục đích phạm pháp và rất khó có thể quản lý việc đó được.

Ngoài ra, tại thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc nạp tiền vào ví điện tử phải qua tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng hoặc nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng.

Còn khách hàng được sử dụng ví điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; Chuyển tiền cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng và rút tiền từ ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ tại ngân hàng.

Trong thông tư mới, đối với chủ ví điện tử, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc cấm việc sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đồng thời, chủ ví điện tử cũng không được cho thuê, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến nay đã có khoảng 30 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam như Napas, Momo, Airpay, Payoo, VNPT Pay, Mobi Vi, Bảo Kim, Vimo, Moca, Ngân lượng, Viettel Pay, Zalo Pay…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ