Chủ tịch VSD: Thực tế không huy động được vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp dù dư nợ đang rất thấp

Nhàđầutư
Phát biểu tại phiên thảo luận hội thảo "Góp ý dự thảo sửa đổi nghị định 90 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp", ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) chia sẻ: Thực tế không huy động được vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, dù dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đang rất thấp.
NGUYỄN THOAN
14, Tháng 12, 2017 | 07:59

Nhàđầutư
Phát biểu tại phiên thảo luận hội thảo "Góp ý dự thảo sửa đổi nghị định 90 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp", ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) chia sẻ: Thực tế không huy động được vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, dù dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đang rất thấp.

nguyen-son-vsd

 Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam

Đóng góp cho dự thảo sửa đổi nghị định 90 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho rằng Nghị định đã bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện, cần được sửa đổi. Tuy nhiên, sửa đổi thế nào cũng cần có những góc nhìn rõ ràng, đứng về phía thực tiễn nhà đầu tư, doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Cụ thể, ông Sơn nói: Qua quá trình triển khai, áp dụng để doanh nghiệp huy động vốn qua phương thức này, đã có những nhìn nhận, đánh giá và thấy rằng cần có sự sửa đổi nghị định 90 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, khi sửa đổi Nghị định 90 cần làm rõ gốc tiếp cận trên quan điểm là bàn tới phát hành trái phiếu doanh nghiệp phạm vi riêng lẻ. Tức là chào bán cho dưới 100 trái chủ, không được sử dụng các phương tiện đại chúng, trong đó có công cụ truyền thông, đang dần được phổ câp là internet. "Như vậy sẽ rất khó để doanh nghiệp đưa thông tin ra công chúng. Và bất cập đầu tiên là ở chỗ doanh nghiệp công bố thông tin qua sở giao dịch, mà sở giao dịch chỉ niêm yết trên cổng thông tin điện tử. Vậy, không sử dụng internet làm sao đưa thông tin doanh nghiệp tới công chúng? Như vậy quy định này đang rất mâu thuẫn", ông Sơn đặt vấn đề.

Tiếp tục, ông Sơn nói: Điểm thứ 2 là thực tế dư nợ trái phiếu chiếm khoảng 5,7%, vào khoảng 238 ngàn tỷ, rất thấp so với mặt bằng khu vực là khoảng 22%. Thế nhưng trên thực tế không huy động được vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp mà lại chủ yếu qua các công cụ truyền thống như cổ phiếu, tín dụng ngân hàng. Vậy tại sao doanh nghiệp không thể huy động vốn qua kênh trái phiếu?

Điều này thể hiện môi trường kinh tế của chúng chưa thật sự ổn định. Và nếu doanh nghiệp có phát hành trái phiểu, chủ yếu được sử dụng như một công cụ dàn xếp tài chính. Ví dụ như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phát hành hơn 2.000 tỷ trái phiếu nhưng người mua duy nhất lại là một ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại đó chỉ có nhu cầu nắm giữ tới khi đáo hạn chứ không có nhu cầu chuyển nhượng lại số trái phiếu đó. Tới một thời điểm cần thiết, 2 bên rất dễ dàng đàm phán với nhau, mua lại trước hạn trái phiếu đó rồi phát hành trái phiếu mới nhằm cơ cấu lại lãi suất huy động phát hành.

"Vậy với thực tế đó, chúng ta có coi đấy là phát hành riêng lẻ không? Nếu là phát hành riêng lẻ thì hướng vào đối tượng nào?", ông Sơn đặt vấn đề.

Theo đó, ông Sơn cho rằng, cần phải thừa nhận với nhau rằng, nếu các doanh nghiệp đủ đièu kiện chào bán ra công chúng, đủ điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng thì họ sẽ chọn cách đó chứ không chọn phát hành trái phiểu riêng lẻ. Bởi phát hành trái phiếu riêng lẻ lãi suất phải chịu sẽ cao hơn nhiều so với chào bán ra công chúng và vay ngân hàng. Do vậy, phát hành trái phiếu riêng lẻ là biện pháp cuối cùng của doanh nghiệp để huy động vốn. Như vậy, khi xây dựng nghị định, nên chăng chúng ta cần đặt câu hỏi nhà phát hành, trái chủ ở đây là ai? Và cũng nên để họ phải chịu trách nhiệm cho quyết định của họ theo quy luật thị trường, trên nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm.

Điểm tiếp theo mà chúng ta cần làm rõ là hiện nay trong luật chứng khoán chào bán trái phiếu doanh nghiệp, là chào bán trên 100 trái chủ và không sử dụng nghị định này. Tuy nhiên, khi chào bán cổ phiếu ra riêng lẻ, có khái niệm 100 trái chủ ý là 100 cổ đông, để chúng ta tuân theo quy định công ty đại chúng có vốn 10 tỷ trở lên thì chỉ có dưới 100 cổ đông. "Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu đánh giá lại một cách sâu xa xem có nên áp dụng quy định này cho phát hành trái phiếu riêng lẻ?", ông Sơn nói.

Đặt vấn đề về yêu cầu BCTC phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, báo cáo kiểm toán phải có phải có lãi, nếu có trường hợp ngoại trừ thì không ảnh hưởng đến điều kiện phát hành, không ảnh hưởng tới điều kiện gốc và lãi, theo ông Sơn như thế là rất khó. Bởi trái phiếu là 5 năm và 10 năm, nếu không ảnh hưởng tới trả gốc và lãi của 10 như vậy thì là một điều quá xa vời, xa rời thực tế. 

Theo đó, ông Sơn cho rằng: "Sự tin tưởng của nhà phát hành, trái chủ mua sẽ thể hiện trong lãi suất hoạt động. Nếu trái phiếu phát hành ra công chúng lãi suất bình thường là 6%, thì phát hành riêng lẻ uy tín thấp  lãi suất sẽ cao hơn, có khi lên tới 9%. Nếu 2 bên cảm thấy có thể tin tưởng nhau và cùng hợp tác thì sẽ có thương vụ làm ăn giữa 2 bên".

"Quan điểm của tôi là tất cả các nhà phát hành trái phiếu nên có định mức tín nhiệm. Nếu có định mức tín nhiệm cho nhà phát hành, đợt phát hành trái phiếu đó thì nhà đầu tư cũng sẽ có thêm thông tin để tìm hiểu và lựa chọn. Điều này đi theo thông lệ quốc tế và tất cả các công nợ phải có rating", ông Sơn lưu ý.

Đồng thuận với ý kiến của ông Nguyễn Sơn, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia Kinh tế cho rằng chúng ta cần phải làm lại Nghị định 90, bởi ngay từ đầu đã có cách tiếp cận sai, dẫn tới hướng đi sai.

Cụ thể, ông Nghĩa cho rằng trái phiếu phát hành riêng lẻ cần dùng cho doanh nghiệp khởi nghiệp, những doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất một ngày nào cho đến các doanh nghiệp lớn đã nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, Nghị định lại chỉ đang hướng tới các ông lớn trên thị trường.

Ông Nghĩa đặt vấn đề: Trái phiếu phát hành đơn lẻ chủ yếu dựa vào lòng tin nên không cần qua kiểm toán, mặc dù có kiểm toán cũng tốt, để tăng lòng tin và cũng không cần phải công bố thông tin, còn nếu có thì cứ công bố. Vì vậy, nghị định cần có tần bao quát hơn. "Trái phiếu phát hành riêng lẻ thì cũng không cần phải lưu ký. Bởi một ông nông dân có ý tưởng hay ho cũng có thể phát hành trái phiếu", ông Nghĩa đặt vấn đề.

Theo đó, ông Nghĩa cho rằng quy định tại Nghị định 90 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn quá rườm rà và phức tạp, không đi theo sự phát triển của thế giới. Ví dụ tại Trung Quốc có trái phiếu Gấu Trúc, chỉ vỏn vẹn 2 trang đăng ký đủ các thông tin xếp hạng, chỉ số, rồi chúng được phát hành toàn cầu. "Còn ở ta thì quá phức tạp, không cần thiết. Quan trọng là quy định phải gắn với thực tiễn, chứ không thể xa rời thị trường, thực tiễn", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ