Chủ tịch VPBank: Quý III hoàn thành đàm phán với đối tác chiến lược nước ngoài

Nhàđầutư
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết: Hy vọng trong quý III/2022 VPBank sẽ hoàn thành đàm phán với đối tác chiến lược nước ngoài.
N.THOAN
29, Tháng 04, 2022 | 16:51

Nhàđầutư
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết: Hy vọng trong quý III/2022 VPBank sẽ hoàn thành đàm phán với đối tác chiến lược nước ngoài.

DHDCD-VPB-2022-2

ĐHĐCĐ thường niên VPBank năm 2022. Ảnh: VPBank

Ngày 29/4, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng Việt Nam (VPBank) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tăng vốn và phê duyệt phương án góp vốn/mua cổ phần Công ty bảo hiểm OPES.

Cụ thể, Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với một số chỉ tiêu cơ bản: Tổng tài sản mục tiêu tăng 27%, lên 697.413 tỷ đồng; huy động khách hàng tăng 28% lên 413.060 tỷ đồng và tăng trưởng tín dụng 35% lên mức 518.440 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 29.662 tỷ đồng, tăng tới 107% so với năm 2021 - đứng thứ 2 trong toàn hệ thống, sau Vietcombank. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Đại hội cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên gần 80.000 tỷ đồng từ mức 45.000 tỷ đồng hiện tại.

Theo đó, ngân hàng sẽ tăng vốn theo 2 cấu phần: Một là phát hành tối đa hơn 2.237 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương đương tỷ lệ 50% (cổ đông sở hữu 1000 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 500 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến vào quý II hoặc quý III/2022. Phát hành thành công, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên 67.434 tỷ đồng.

Hai là VPBank sẽ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 1.190 triệu cổ phiếu. Mức giá phát hành do Hội đồng quản trị quyết định theo thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên, đảm bảo không thấp hơn giá trị sổ sách của VPBank. Vốn điều lệ mới sau đợt phát hành dự kiến là 79.334 tỷ đồng - mức vốn điều lệ cao nhất hệ thống ngân hàng hiện nay.

Đại hội VPBank cũng thông qua việc nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc phần lớn (trên 90%) vốn điều lệ Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES có vốn điều lệ là 550 tỷ đồng. Giá mua dự kiến không quá 1,5 lần giá trị sổ sách của OPES.

Thông qua góp vốn vào công ty con là Chứng khoán ASC với tổng mức đầu tư, góp vốn tối đa vào Công ty là 20 nghìn tỷ đồng.

Trả lời các câu hỏi của cổ đông trong phiên thảo luận, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết: Quá trình đàm phán với đối tác chiến lược ngoại đang diễn ra rất thuận lợi. Hy vọng có thể hoàn thành đàm phán trong quý III/2022.

Chia sẻ về kế hoạch, mục tiêu khi mua bán công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ông Dũng cho biết, định hướng VPBank trong thời gian tới là mô hình tập đoàn tài chính nên các công ty chứng khoán, bảo hiểm là mảnh ghép không thể thiếu. Tuy nhiên, hiện VPBank chưa có kế hoạch IPO các công ty con này, điều quan trọng hơn cả là phải làm tốt hoạt động kinh doanh của các công ty con này trước đã.

Trả lời một vài thắc mắc liên quan tới các vấn đề "nóng" hiện tại trên thị trường như đầu tư TPDN, dư nợ bất động sản và tỷ lệ bao nợ xấu của VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank khẳng định: Cho vay dự án bất động sản hiện nay của VPBank chưa tới 10%/ tổng dư nợ nhưng cho vay lĩnh vực bán lẻ liên quan tới bất động sản lên tới gần 40%/ tổng dư nợ. Tuy nhiên, đây là xu hướng chung và tất yếu trên thế giới - tỷ trọng cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ lệ cao trong cho vay tiêu dùng. Vì vậy, ngân hàng không cho vay mua bất động sản thì cho vay gì?

Với các khoản vay TPDN, dư nợ TPDN của VPBank cũng thuộc Top cao trên thị trường, khoảng 40.000 tỷ đồng (chiếm 11-12%/ tổng dư nợ). Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định, các khoản đầu tư TPDN được coi như một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn nên cho tới hiện tại chưa phát sinh nợ xấu TPDN bất động sản tại VPBank. Ngân hàng cũng nhận thức rằng, có vai trò trong phát triển thị trường vốn và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng DN trong thời gian tới qua kênh TPDN.

Lý giải vì sao tỷ lệ bao nợ xấu của VPBank thấp (hơn 60%), Tổng giám đốc VPBank khẳng định: Ngân hàng hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật. Tỷ lệ bao nợ xấu thấp không có nghĩa là rủi ro lớn mà tuỳ thuộc vào cách trích lập chung và cụ thể của từng ngân hàng. Bản thân VPBank với các khoản nợ quá hạn 180 ngày đều được đưa ra ngoại bảng và được trích lập 100%. Thỉnh thoảng ngân hàng cũng có những nguồn thu bất thường (có khi lên tới 3.500 tỷ đồng) là từ thu hồi nợ ngoại bảng này.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của VPBank đạt gần 548.000 tỷ đồng, tăng 30,7% so với năm 2020. Dư nợ cấp tín dụng hợp nhất đạt hơn 384.000 tỷ đồng, tăng 18,9%. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 9,1% so với năm 2020 và đạt hơn 323.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 14.364 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu 1,51%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ