'Cho thuê đất 99 năm là không ổn vì ba đặc khu đều ở vị trí nhạy cảm về an ninh, quốc phòng'

Theo đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, dự thảo quy định thời gian cho thuê đất để đầu tư tại 3 đặc khu kinh tế Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc lên tới 99 năm là không ổn vì cả 3 đều ở vị trí nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
ANH MAI
04, Tháng 04, 2018 | 18:36

Theo đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, dự thảo quy định thời gian cho thuê đất để đầu tư tại 3 đặc khu kinh tế Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc lên tới 99 năm là không ổn vì cả 3 đều ở vị trí nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.

Ngày 4/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

hoi nghi dai bieu quoc hoi

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP 

So với dự thảo luật được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp trước, dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 4/4 có nhiều nội dung được điều chỉnh. Dự luật đã gắn tên với các đơn vị cụ thể, mang tên mới là Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Lo lắng chủ quyền

Về quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất, điều 32 dự thảo luật viết: "Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định".

dac khu kinh te

 Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định thời hạn cho thuế đất đến 99 năm

So với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp trước, quy định này có giới hạn hơn về thời gian giao quyền sử dụng đất, cơ bản các dự án chỉ được giao tối đa 70 năm như quy định của Luật Đất đai. 

Góp ý vào dự thảo này, tại Hội nghị ngày 4/4, đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, thu hút đầu tư vào 3 đặc khu kinh tế bằng cách miễn thuế, miễn tiền cho thuê đất là không cần thiết, mà quan trọng nhất là phải minh bạch trong đầu tư, minh bạch trong hoạt động của chính quyền đặc khu.

Hơn nữa, ông Vân cũng cho rằng, thực tế tự thân 3 vị trí dự kiến thành lập đặc khu kinh tế gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) đã có điều kiện thiên nhiên rất ưu đãi. Thời gian qua nhà nước cũng đã đầu tư hạ tầng vào đây rất nhiều. Nnếu tiếp tục dành cho 3 khu này quá nhiều ưu đãi nữa thì dễ nảy sinh vấn đề thiếu công bằng.

Đặc biệt, vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn lớn đối với thời gian cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thuê đất tại 3 đặc khu kinh tế nói trên. Theo ông Vân, thời gian cho thuê đất tại đây lên tới 90 năm là không ổn vì 3 vị trí dự định thành lập đặc khu là vị trí nhạy cảm về quốc phòng, an ninh.

Không còn trưởng đặc khu

Không còn phương án tổ chức chính quyền đặc khu với trưởng đặc khu, không tổ chức HĐND như trước đây, nay dự luật quy định: "Chính quyền địa phương ở đặc khu là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND đặc khu và UBND đặc khu".          

HĐND đặc khu không quá 15 đại biểu, UBND có chủ tịch và hai phó chủ tịch.

 "Chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố thuộc tỉnh và ở phường theo quy định của pháp luật có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này".

Hơn nữa, quy trình bầu cử, phê chuẩn Chủ tịch UBND đặc khu lại được quy định khá phức tạp: "Chủ tịch UBND đặc khu do HĐND đặc khu bầu theo giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch UBND cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn".

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) băn khoăn trước việc dự thảo quy định đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND vì việc này không phù hợp với chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

Cùng với đó, có đại biểu cho rằng, dự luật quy định đại biểu HĐND cấp đặc khu là 15 người, trong đó đa số là chuyên trách là chưa rõ ràng. Vì vậy đề nghị quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm hoặc quy định rõ số lượng bao nhiêu đại biểu chuyên trách để dễ thực hiện, khỏi lúng túng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ