Cần Thơ: Mạnh tay thu hồi các dự án trong và ngoài KCN chậm tiến độ

Nhàđầutư
Qua giám sát và rà soát việc đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp (KCN), UBND TP. Cần Thơ đang hoàn chỉnh các quy trình để thu hồi các dự án, nhằm loại bỏ các nhà đầu tư yếu kém về năng lực tài chính, tránh lãng phí đất đai.
TRƯỜNG CA
22, Tháng 08, 2018 | 16:34

Nhàđầutư
Qua giám sát và rà soát việc đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp (KCN), UBND TP. Cần Thơ đang hoàn chỉnh các quy trình để thu hồi các dự án, nhằm loại bỏ các nhà đầu tư yếu kém về năng lực tài chính, tránh lãng phí đất đai.

can-tho-se-manh-tay-thu-hoi-cac-du-an-trong-va-ngoai-kcn-cham-tien-docan-tho-se-manh-tay-thu-hoi-cac-du-an-trong-va-ngoai-kcn-cham-tien-do-153841-2

Một dự án vừa được chính quyền Cần Thơ ra quyết định thu hồi.

Chủ trương này vừa được Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ - Trương Quang Hoài Nam khẳng định. Theo ông Nam, những dự án KCN sẽ phải thu hồi gồm KCN Sài Gòn - Cần Thơ và Công ty TNHH MTV Vật Liệu Xây dựng và xây lắp Thương mại BMC (gọi tắt là Công ty BMC) ….

Theo báo cáo, ngoài 3 KCN đang xin chủ trương quy hoạch, TP. Cần Thơ có 6 dự án KCN đã và đang triển khai và đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 2.300 ha. Trong đó, KCN Trà Nóc 1 và 2 khoảng 300 ha, được hình thành từ trước năm 1975, nay đã lấp đầy trên 90 đến 100% diện tích đất công nghiệp do hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh và có nhà máy xử lý nước thải.

Xét ở trong khu vực vùng ĐBSCL, Cần Thơ là địa phương có nhiều KCN nhất, nhưng lại thiếu đất sạch “trầm trọng” để phục vụ thu hút đầu tư. Một trong những nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư hạ tầng KCN yếu vốn, ngân sách địa phương không có nguồn để hỗ trợ. Một số ít dự án KCN đã hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng theo phân kỳ và đủ điều kiện cho thuê đất nhưng giá lại cao trên dưới 100 USD/m2, nên không níu kéo được nhà đầu tư.

Vì thếthế, Cần Thơ dù có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, nhưng đang là điểm đến “quá giang” cho không ít nhà đầu tư đến các KCN của tỉnh Hậu Giang “sát nách” - nơi có giá thuê đất rất mềm (chỉ trên dưới 700.000 đồng/m2). Sắp tới, nếu KCN Thốt Nốt trì trệ giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng và cầu Vàm Cống hoàn thành đưa vào lưu thông thì KCN này cũng chỉ để các nhà đầu tư đi qua ngắm nhìn. 

Về giá thuê đất, KCN tại Cần Thơ có giá cao, do Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc trung ương. Để giảm yếu tố bất lợi, nguyên Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ - Lê Hùng Dũng đã có những buổi họp với các cơ quan liên quan tìm giải pháp hạ giá thuê đất xuống mức các nhà đầu tư chấp nhận được. Việc tháo gỡ từ năm 2016 tuy có tiến triển một bước, tạo điều kiện thu hút thêm các nhà đầu tư vào KCN, song điểm nghẽn vẫn là các chủ đầu dự án KCN  vẫn cứ “ôm đất trên giấy” do thực tế quy hoạch là KCN nhưng vẫn chưa giải phóng mặt bằng nên đất vẫn thuộc quyền sử dụng của dân. Người dân thì rơi vào cảnh dự ‘án treo”, sản xuất nông nghiệp cũng không xong. Do tổng thể dự án thu hồi và đầu tư hạ tầng theo kiểu “da beo” nên tuy nằm kề bên bờ sông Hậu nhưng thiếu nước để tưới cho hoa màu và cây ăn trái; còn người dân chấp nhận giao đất cho KCN thì lại chưa có nơi để tái định cư.

Theo Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Khu công nghiệp Hưng Phú 1 (Cụm B), Khu công nghiệp Hưng Phú 2A là 2 KCN có trở ngại thu hút đầu tư nhất do chủ đầu tư các KCN này trì trệ trong thực hiện dự án. Cụ thể, Khu công nghiệp Hưng Phú 2A được quy hoạch từ năm 2007 và giao cho Công ty TNHH MTV Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Thương mại BMC làm chủ đầu tư, với diện tích 95,8 ha, trong đó có khu tái định cư 33 ha. Tuy nhiên, sau nhiều năm, việc giải phóng mặt bằng theo hình thức (tự thỏa thuận chuyển nhượng của dân) chỉ được 35 ha và san lấp mặt bằng được 5 ha đất. Ngoài ra, Công ty BMC cũng được TP. Cần Thơ giao thực hiện khu tái định cư tại lô 14 B - Phú Thứ (quận Cái Răng) phục vụ tái định cư cho KCN Hưng Phú 2A và các khu lân cận, nhưng đến nay không có số liệu báo cáo cho UBND quận Cái Răng và các cơ quan liên quan cấp thành phố.

Tương tư, tại KCN Hưng Phú 1 (Cụm B), đất được giao cho Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Cần Thơ làm Chủ đầu tư vào năm 2008 với diện tích 131 ha, đăng ký tiến độ đến cuối năm 2010 hoàn thành giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng rất trì trệ nên cuối năm 2017, UBND thành phố đã có quyết định thu hồi nhiệm vụ đầu tư của công ty này, với diện tích khu đất khoảng 75,8ha. Diện tích còn lại 56 ha, việc hoàn thiện hạ tầng vẫn chậm, trong đó khu 21,5 ha đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và lấp đầy cho thuê được 52% diện tích đất công nghiệp, nhưng khu 34,5 ha mới giải phóng mặt bằng được hơn nửa diện tích.

Ông Lê Thanh Tâm - Chủ tịch UBND quận Cái Răng cho biết, với các dự án trong và ngoài KCN trên địa bàn Cái Răng, nếu các dự án đăng ký để được hỗ trợ giải phóng mặt bằng, điạ phương rất sẵn lòng, bởi những dự án này đi vào thực hiện sẽ hỗ trợ thúc đẩy phát triển KT-XH của quận. Nhưng có dự án, chủ đầu tư không đăng ký giải phóng với quận mà tự thỏa thuận chuyển nhượng dất với dân.

Liên quan đền việc giải phóng mặt bằng đất trong các KCN trên địa bàn của quận Cái Răng, ông Nguyễn Thành Nguyên - Giám đốc Trung tâm Quỹ đất quận Cái Răng cho biết, Công ty BMC từ khi được UBND TP. Cần Thơ giao chứng nhận đầu tư làm chủ dự án KCN và cả Khu nhà ở công nhân, đến nay cũng chưa đăng ký giải phóng mặt bằng với Trung tâm Quỹ đất. Trung tâm có biết chủ đầu tư tự thỏa thuận với người dân mua đất, nhưng mua như thế nào và được bao nhiêu ha, Trung tâm không biết. Vì thế cũng không có số liệu để báo cáo cho lãnh đạo quận và các cơ quan liên quan TP. Cần Thơ. Còn với những đơn vị khác, thì điệp khúc vẫn là do suất đầu tư cao, làm đội giá cho thuê đất công nghiệp nên chậm trễ giải phóng mặt bằng.

Theo nguồn tin riêng của phóng viên Nhadautu.vn, qua nhiều lần giám sát và kiến nghị của Ban Kinh tế và đô thị HĐND TP. Cần Thơ, trước việc các chủ đầu tư KCN, cụ thể là 2 chủ đầu tư KCN tại Khu đô thị Nam Cần Thơ nêu trên đã quá chậm trễ trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng để thu hút nhà đầu tư thứ cấp, làm ảnh hưởng đến việc thu hút mời gọi đầu tư vào các KCN của thành phố, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong vùng dự án. Hiện, đang hoàn chỉnh báo cáo để chuyển sang UBND TP. Cần Thơ ra Quyết định thu hồi chủ trương đầu tư với KCN của Công ty BMC và KCN Sài Gòn - Cần Thơ, tiếp theo 2 đơn vị này sẽ thực hiện với chủ dự án khác cả trong lẫn ngoài KCN.

Nhằm loại bỏ các nhà đầu tư yếu kém về năng lực tài chính và tránh lãng phí đất đai, tại một số cuộc họp, cũng như trả lời trước Ban Giám sát HĐND thành phố, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, UBND và các cơ quan chuyên môn sẽ làm quyết liệt thực hiện thu hồi với những đơn vị đã được điểm danh nhưng vẫn trì trệ, đất đã giao cho doanh nghiệp mà không tiến hành dự án thì phải thu hồi để giao cho các nhà đầu tư khác. "Hiện, UBND TP. Cần Thơ đã giao cho Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất rà soát kỹ. Nếu nhà đầu tư vẫn tiếp tục không làm, không thực hiện đúng lộ trình theo quy định của pháp luật thì sẽ thu hồi dự án", ông Nam cho biết.

Không chỉ sẽ mạnh tay với các dự án KCN chậm tiến độ, với các dự án ngoài KCN, TP. Cần Thơ cũng đã kiên quyết thu hồi. Dự án Khu du lịch Sông Hậu là một điển hình vừa được Chính quyền thành phố ra quyết định thu hồi. Được biết, Dự án Khu du lịch Sông Hậu có diện tích gần 10 ha, tọa lạc tại khu đất bãi bồi ven sông Hậu, cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều, do Công ty cổ phần Du lịch sông Hậu làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 500 tỉ đồng. Được khởi công xây dựng từ năm 2011, dự kiến hoàn thành vào năm 2014.

Theo kế hoạch, dự án là khu phức hợp gồm khách sạn trên 210 phòng, nhà hàng tiệc cưới, trung tâm hội nghị, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu thể thao dưới nước, dịch vụ sức khỏe...; đưa vào khai thác sử dụng sẽ phục vụ 5.400 lượt khách/ngày, giải quyết việc làm cho 3.000 lao động tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, dự án trên mới chỉ hoàn thành và đưa vào hoạt động khu nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng, quán cà phê. Nguyên nhân chính là năng lực và nguồn tài chính yếu kém, nên phải thu hồi để giao cho nhà đầu tư mới đủ sức thực hiện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ