Cần có cơ sở khoa học áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Các chuyên gia cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường cần được xem xét kỹ lưỡng, những thay đổi lớn trong chính sách thuế đưa ra cần có đánh giá tác động đầy đủ, dựa trên cơ sở khoa học và bằng chứng thực tiễn.
Tại Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư và Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp tổ chức, liên quan đến vấn đề áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với nước giải khát có đường, nhiều ý kiến cho rằng chưa có đủ cơ sở khoa học cho thấy nước giải khát là nguyên nhân trực tiếp gây thừa cân béo phì.
Theo ông Nguyễn Văn Việt-Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường sẽ tạo ra một chính sách mang tính phân biệt đối xử, không hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Bên cạnh đó, mức tiêu thụ nước giải khát của Việt Nam không cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Thống kê cho thấy nhiều nước có mức tiêu thụ nước giải khát cao hơn Việt Nam nhưng cũng không áp thuế TTĐB lên nước giải khát.
“Chính sách này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt trong bối cảnh giá thành các nguyên liệu gia tăng và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp cũng đồng thời chịu nhiều sức ép từ các nghĩa vụ tài chính phát sinh và các tác động ngoại cảnh như cơn bão Yagy vừa qua”, ông Nguyễn Văn Việt nói.
Cùng chung quan điểm, bà Phan Minh Thủy-Trưởng phòng, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định việc bổ sung đối tượng chịu thuế mới sẽ có tác động rất lớn và rất nghiêm trọng tới sự phát triển của doanh nghiệp ngành hàng này.
VCCI cho rằng chính sách này cần được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng trên một số phương diện như sau:
Thứ nhất, mục tiêu ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì là cần thiết và nhận được sự ủng hộ từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát có đường sẽ giúp hạn chế hay giảm tỷ lệ béo phì như thế nào thì chưa được đánh giá đầy đủ. Theo nghiên cứu của một số doanh nghiệp, các thực phẩm có chứa đường (gồm đồ uống giải khát, bánh kẹo, kem…) cung cấp trung bình 3,6% tổng năng lượng đưa vào cơ thể. Như vậy, việc đánh thuế 10% đối với mặt hàng nước giải khát có đường chỉ có thể làm giảm một lượng rất nhỏ, khoảng 0,1% - 0,2% năng lượng được nạp vào cơ thể;
Thứ hai, chính sách thuế này chưa bảo đảm công bằng khi chỉ tập trung vào các sản phẩm đồ uống đóng chai sẵn. Còn các loại đồ uống pha chế tại chỗ như cà phê, trà sữa, nước mía, trà chanh… sẽ khó có thể bị đánh thuế, do không thể xác định chính xác hàm lượng đường; thêm vào đó, nếu coi đường là nguyên nhân gây nên thừa cân, béo phì thì cần xem xét đánh giá cả ảnh hưởng của các sản phẩm có đường khác;
Thứ ba, chính sách này sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp ngành đồ uống của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp thuần tuý nội địa. Các doanh nghiệp nước ngoài đã có kinh nghiệm và công nghệ trong việc chuyển đổi sang các sản phẩm đồ uống không đường nhưng vẫn có vị ngọt. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuần tuý nội địa gặp khó khăn hơn rất nhiều khi chính sách đánh thuế được thực hiện.
Theo đại diện VCCI, báo cáo đánh giá tác động trong hồ sơ đã đưa ra các phương án và có đánh giá theo từng phương án, tuy nhiên, những nội dung này chưa thể hiện đầy đủ thông tin để cân nhắc, so sánh về ưu điểm, nhược điểm của từng phương án.
Ví dụ, đánh giá tác động đối với việc bổ sung nước giải khát sản xuất công nghiệp có hàm lượng đường từ 5gram trở lên trên 100 ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB và áp dụng mức thuế suất 10%. Đánh giá trong Báo cáo hầu hết là định tính, định lượng tác động tới doanh nghiệp chưa có minh chứng rõ ràng.
Cần đánh giá tác động toàn diện
PGS-TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết mặc dù Việt Nam có sự gia tăng nhanh về tỷ lệ thừa cân béo phì (TCBP) ở trẻ em nhưng tỷ lệ TCBP ở người trưởng thành lại thấp hơn so với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Một báo cáo của Viện Dinh dưỡng cũng đã chỉ ra rằng, tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh khu vực thành thị cao hơn nhiều so với học sinh ở khu vực nông thôn (lần lượt là 41,9% và 17,8%), nhưng tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt ở mức độ thường xuyên của trẻ em khu vực thành thị lại thấp hơn mức tiêu thụ của trẻ em ở khu vực nông thôn (lần lượt là 16,1% và 21,6%).
Những lý do chính gây ra thừa cân béo phì bao gồm chế độ dinh dưỡng không hợp lý (tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao), thiếu vận động thể chất, do di truyền hoặc nội tiết...
Do đó, PGS-TS.BS. Nguyễn Thị Lâm cho rằng có nhiều nguyên nhân gây nên TCBP, nên việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.
Thay vào đó, cần giáo dục dinh dưỡng tại nhà trường, tăng cường truyền thông về dinh dưỡng và sức khoẻ. Đồng thời cần sử dụng hợp lý các nguồn thực phẩm. Chế độ ăn cần tăng cường sử dụng rau quả, chất xơ, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn. Ngoài ra cần tăng cường các hoạt động thể chất.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Văn Phụng nhấn mạnh rằng liệu áp tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có hiệu quả trong bối cảnh có nhiều thực phẩm có chứa đường và có lượng calo cao khác cũng đang tồn tại trên thị trường? Nếu đánh thuế TTĐB đối với chỉ mỗi nước giải khát có đường thì người tiêu dùng vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác mà những thực phẩm thay thế này cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh không lây nhiễm.
“Do đó công cụ thuế trong trường hợp này khó mà thay đổi hành vi người tiêu dùng thậm chí còn có thể tạo điều kiện cho các hàng hóa buôn lậu, các thực phẩm đường phố không được kiểm soát về chất lượng và khó khả thi trong việc quản lý thu thuế”, ông Phụng nói.
Thực tiễn áp dụng thuế TTĐB đối với một số mặt hàng tiêu dùng chưa cho thấy hiệu quả trong việc giảm tiêu thụ ngay cả khi thuế suất rất cao. Ông Phụng lấy ví dụ việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015 cho thấy, mặc dù thuế suất ở mức cao và tăng từ 45% (năm 2010) lên đến 65% (2018) đối với rượu từ 20 độ cồn trở lên và bia, tiêu thụ đồ uống có cồn vẫn tăng gấp đôi từ 3,8 lít/người/năm lên 8,3 lít/người/năm. Chỉ đến khi Nghị định 100 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực và được thực thi nghiêm ngặt thì mới có tác động lớn đến hành vi của người tiêu dùng.
"Tóm lại nên cân nhắc thận trọng về vấn đề này, nên tính đến thời gian cần thiết để các doanh nghiệp chuẩn bị, phải có quy định lộ trình, ví dụ đến năm 2030 Việt Nam mới áp thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt này", ông Phụng nói.
Về phần mình, TS. Cấn Văn Lực cho rằng để việc sửa đổi và góp ý với Dự thảo Luật thuế TTĐB được hiệu quả, cơ quan soạn thảo nên làm rõ mục đích chính của việc sửa đổi Luật thuế lần này (chủ yếu là để tăng nguồn thu ngân sách hay là để góp phần điều tiết hành vi tiêu dùng, nhằm đảm bảo sức khỏe nhân dân, giảm áp lực cho hệ thống y tế, qua đó giảm áp lực lên ngân sách, hay cả hai?).
Ngoài ra, luật thuế sửa đổi cần đảm bảo hài hòa lợi ích, trách nhiệm và tính khả thi đối với Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đặc biệt, những thay đổi lớn trong chính sách thuế đưa ra cần có đánh giá tác động đầy đủ, dựa trên cơ sở khoa học và bằng chứng thực tiễn. Mặt khác, việc tăng/đa dạng hóa nguồn thu NSNN không nên theo hướng “tận thu” mà cần gắn với nuôi dưỡng nguồn thu trong dài hạn.
- Cùng chuyên mục
Ông Vũ Hữu Điền kiêm nhiệm Tổng Giám đốc VPBankS
Tân CEO VPBankS có 25 năm trong ngành tài chính, từng giữ chức vụ quan trọng tại Tập đoàn Quản lý quỹ và Đầu tư Dragon Capital.
Tài chính - 06/11/2024 10:35
VEAM sắp chốt quyền trả cổ tức hơn 5.000 đồng/cp
VEAM được giới phân tích đánh giá cao ở chính sách cổ tức hấp dẫn mỗi năm, nguồn tiền mặt lớn và lợi nhuận được chia từ liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, BCTC của tổng công ty bị kiểm toán ngoại trừ và nhấn mạnh nhiều vấn đề.
Tài chính - 06/11/2024 10:31
Nhiều doanh nghiệp thủy điện báo lãi quý III/2024 tăng bằng lần
Nhóm doanh nghiệp thủy điện kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khởi sắc khi hiện tượng La Nina dự báo diễn ra mạnh từ tháng 8 - 12/2024.
Tài chính - 06/11/2024 10:29
IPA thoái hết vốn tại Eco Pharma
Một điểm nhấn trên BCTC quý III/2024 của IPA là tập đoàn đã thoái hết vốn khỏi CTCP Dược phẩm Eco (Eco Pharma).
Tài chính - 06/11/2024 08:57
Số lượng tài khoản chứng khoán vượt ngưỡng 9 triệu
Số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở ròng đạt 156.689 trong tháng 10/2024. Con số này thấp hơn lượng tài khoản mở mới so với 3 tháng trước.
Tài chính - 06/11/2024 08:54
Nợ xấu ngân hàng trên sàn tăng thêm 2,3 tỷ USD sau 9 tháng
Nợ xấu tiếp tục phình trong 9 tháng đầu năm, có đơn vị số dư nợ xấu tăng đến 70% so với 2023. Chỉ một vài nhà băng có tỷ lệ nợ xấu đi lùi như VPBank, SHB, OCB.
Tài chính - 06/11/2024 06:30
Có nên đón 'sóng ăn Tết' khi VN-Index về vùng 1.240?
Khi VN-Index về vùng 1.240 hay thậm chí 1.200 có thể kích hoạt dòng tiền quay trở lại. Đồng thời, nhiễu động về cuộc bầu cử Mỹ qua đi có thể dẫn đến con sóng tăng từ tháng 11 đến tháng 4 như trong các năm trước.
Tài chính - 05/11/2024 10:27
FTSE Rusell và Morgan Stanley ghi nhận nỗ lực nâng hạng TTCK của Việt Nam
TTCK được nâng hạng có thể giúp thu hút 2,8 tỷ USD từ các nhà đầu tư thụ động và dự kiến có khoảng 4-6 tỷ USD từ các quỹ đầu tư vào Việt Nam.
Tài chính - 05/11/2024 07:00
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tổng 2 lần định giá TSĐB liên quan tới dự án Anara Bình Tiên của Sacombank lên tới hơn 23.900 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD, là diễn biến đáng chú ý trong bối cảnh nhà băng này trước nay có tiêu chuẩn tín dụng khá khắt khe và không quá "mặn mà" với lĩnh vực bất động sản.
Tài chính - 05/11/2024 07:00
BIDV tiếp tục đấu giá khoản nợ của chủ dự án Kenton Node
Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên - chủ dự án Kenton Node, là một doanh nghiệp có tiếng tăm trong ngành xây dựng hạ tầng.
Tài chính - 04/11/2024 16:09
Doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục ‘ăn nên làm ra’
Doanh nghiệp bán lẻ thi nhau ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý III. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tăng tốc mở rộng cửa hàng để giành thị phần.
Tài chính - 04/11/2024 13:43
Chuyên gia kiến nghị giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành
Để tiếp tục giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế, chuyên gia NEU kiến nghị Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần khẩn trương giảm 0,5% tất cả các loại lãi suất điều hành…
Tài chính - 04/11/2024 13:42
Lợi nhuận ngân hàng quý III: Tiếp đà tăng trưởng nhưng vẫn có đơn vị thua lỗ
Lợi nhuận nhà băng quý III ghi nhận tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước, song khá phân hóa. Có đơn vị lãi tăng bằng lần, có đơn vị giảm sâu và thậm chí lỗ.
Tài chính - 03/11/2024 09:54
Doanh nghiệp dầu khí quý III/2024: ‘Điểm sáng’ nhóm thượng nguồn
Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy các doanh nghiệp dầu khí thuộc nhóm thượng nguồn đều có kết quả lợi nhuận quý III/2024 tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhóm hạ nguồn lại có kết quả kém khả quan hơn do giá dầu giảm.
Tài chính - 03/11/2024 06:30
HoSE hủy giao dịch bán 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu ông Đặng Khắc Vỹ
Bà Lê Thị Huệ đã không công bố thông tin, không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch, trong khi bà là người có liên quan đến người nội bộ của VIB.
Tài chính - 02/11/2024 09:33
Triển vọng doanh nghiệp thủy sản sáng sau quý III thắng lớn
Doanh nghiệp thủy sản thi nhau công bố doanh thu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước và đạt mức cao nhất trong 3 quý. Song lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi giá cước vận tải tăng cao.
Tài chính - 02/11/2024 07:00
- Đọc nhiều
-
1
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
-
2
Ông Mai Tiến Dũng nhận bao nhiêu tiền từ dự án Đại Ninh?
-
3
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
-
4
Doanh nghiệp dầu khí quý III/2024: ‘Điểm sáng’ nhóm thượng nguồn
-
5
Novaland, Nguyễn Cao Trí và phí bảo mật thông tin 300 tỷ đồng tại dự án Đại Ninh
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 day ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 day ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 20 h ago